Đặc Trưng, ưu Và Khuyết điểm Của Cơ Chế Kế Hoạch Hóa Tập Trung ...
Có thể bạn quan tâm
1. Đặc trưng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp:
– Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương… đều do các cấp có thẩm quyền quyết định. Mọi sự thay đổi trong kế hoạch và tổ chức thực hiện đều phải báo cáo lên cơ quan chủ quản. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước. Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu.
>> Xem thêm:
- Các điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
- Những ưu thế của sản xuất hàng hóa so với kinh tế tự nhiên
- Thị trường là gì, các chức năng của thị trường
– Các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách Nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất, kinh doanh.
– Quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức quan hệ hiện vật là chủ yếu. Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp”. Vì vậy, rất nhiều hàng hóa quan trọng như sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan trọng không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý.
– Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động, vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao động.
– Chế độ bao cấp được thực hiện thông qua các hình thức như bao cấp qua giá, bao cấp qua chế độ tem phiếu, bao cấp theo chế độ cấp phát đã biến chế độ tiền lương thành hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động, nảy sinh cơ chế “xin – cho”, tăng gánh nặng đối với ngân sách.
2. Ưu điểm của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp:
Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng theo chiều rộng, tức là dựa vào sự tăng đầu tư, khai thác tài nguyên, sức lao động giá rẻ và một số lợi thế khác, cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp có tác dụng nhất định. Nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước vào các mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thế, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Cơ chế này tạo sự thống nhất trong thực hiện các mục tiêu.
Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã đáp ứng được yêu cầu của thời chiến, bởi vì do đất nước bị xâm lược, mục tiêu của cả nước là giải phóng dân tộc. Bởi vậy thực hiện kế hoạch hóa tập trung sẽ huy động được tối đa sức lực của nhân dân xây dựng và phát triển kinh tế để thực hiện mục tiêu đó, đây là nhiệm vụ chung chứ không phải riêng ai. Nhà nước thực hiện bao cấp hoàn toàn, giúp cho người chiến sĩ ra chiến trường cũng yên tâm phục vụ chiến đấu hơn, bởi họ không phải lo nghĩ đến chuyện gia đình, vợ con ở nhà, vì mọi thứ đã được nhà nước bao cấp.
Thời kỳ đầu, với hào khí dân tộc đang lên sau chiến thắng lừng lẫy của các cuộc kháng chiến, cũng như do được sống trong một chế độ hoàn toàn mới, độc lập, tự do, nên người dân tràn đầy hy vọng, sẵn sàng đóng góp công sức, tiền của của mình cho công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới, chế độ xã hội chủ nghĩa. Công bằng mà nói, lúc đầu mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung cũng đã tạo ra được niềm tin và hy vọng về một xã hội mới tốt đẹp, một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân, nhờ đó đã tạo ra được động lực khá mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. Điều này đã giúp cho miền Bắc huy động được tối đa sức mạnh vật chất và tinh thần của người dân để phục vụ cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, và khi miền Nam được giải phóng, nước nhà được hoà bình, thống nhất, chúng ta đã khắc phục khá nhanh những hậu quả do hơn 30 năm chiến tranh tàn khốc để lại.
3. Khuyết điểm của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp:
Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất đã biến các tư liệu sản xuất chủ yếu của nền kinh tế quốc dân trở thành vô chủ, và được sử dụng hết sức bừa bãi, lãng phí, và biến người lao động trở thành những người làm thuê (làm thuê cho các doanh nghiệp Nhà nước và các hợp tác xã); họ là lực lượng chủ yếu tạo ra của cải cho xã hội, nhưng lại không phải là chủ nhân của chúng. Mọi của cải làm ra đều được phân phối bình quân. Có thể nói, mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã thủ tiêu sự cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế, lao động sáng tạo đối với người lao động , không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Nó hạn chế sự phát triển của các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội như tham ô, lãng phí.
Đội ngũ cán bộ công chức của các cơ quan hành chính Nhà nước trở nên quan liêu, lộng quyền, hách dịch. Về mặt văn hóa trong nền kinh tế tập trung bao cấp, giáo dục trở thành độc quyền của Nhà nước; nhà trường chỉ là nơi thực hiện mọi kế hoạch và chỉ tiêu, pháp lệnh mà Nhà nước giao, không cần quan tâm nhiều đến đầu ra. Chúng ta không phủ nhận những thành tựu của giáo dục do cơ chế tập trung bao cấp tạo ra, song cũng cần thấy rằng, cơ chế quản lý đó đã làm cho hệ thống giáo dục thiếu tính cạnh tranh, kém năng động, sáng tạo, là mảnh đất cho căn bệnh thành tích và chủ nghĩa hình thức tồn tại.
Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên việc áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại thì cơ chế quản lý này càng bộc lộ những khiếm khuyết của nó, làm cho nền kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
Từ khóa » đặc điểm Kinh Tế Quan Liêu Bao Cấp
-
Cơ Chế Kế Hoạch Hóa Tập Trung Quan Liêu Bao Cấp ... - Luật Hoàng Phi
-
Cơ Chế Tập Trung Quan Liêu Bao Cấp Là Gì? Đặc điểm, Hậu Quả?
-
Kinh Tế Bao Cấp Là Gì? Các Hậu Quả Của Nền Kinh Tế Bao Cấp?
-
Thời Bao Cấp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chương V Tiết 1 - SlideShare
-
Đặc Trưng Của Cơ Chễ Kế Hoạch Hóa Tập Trung Quan Liêu Bao Cấp
-
Cơ Chế Quản Lý Kinh Tế Thời Kỳ Trước đổi Mới
-
Kinh Tế Bao Cấp Là Gì
-
Các Kỳ Hội Nghị Đại Hội V Của Đảng: Xóa Bỏ Quan Liêu Bao Cấp ...
-
Cơ Chế Quản Lý Kinh Tế Kế Hoạch Hóa Tập Trung Quan Liêu Bao Cấp
-
Câu 21 Cơ Chế Kế Hoạch Hóa Tập Trung Quan Liêu,bao Cấp - Tài Liệu
-
Những đặc Trưng Kinh Tế - Xã Hội Của Thời Bao Cấp ở Việt Nam
-
Cơ Chế Kế Hoạch Hóa Tập Trung Quan Liêu Bao Cấp Là Gì?
-
Kinh Tế Thị Trường định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Qua ... - Tin Bộ Tài Chính