Đại Dịch COVID-19 Tại Thành Phố Hồ Chí Minh - Wikipedia

Đại dịch COVID-19tại Thành phố Hồ Chí Minh
Theo chiều kim đồng hồ từ trên xuống dưới: Công an kiểm tra giấy đi đường tại chốt kiểm soát COVID-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện điều trị COVID-19 trên địa bàn thành phố, nhân viên y tế đang tiến hành xét nghiệm trên xe labo lưu động, lực lượng quân đội phun khử khuẩn toàn Thành phố Hồ Chí Minh
Dịch bệnhCOVID-19
Chủng virusSARS-CoV-2
Vị tríThành phố Hồ Chí Minh Việt Nam
Ngày đầu23 tháng 1, 2020[1]
Nguồn gốcVũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc
Trường hợp xác nhận629.018[2]
Tử vong19.985[2]
Trang web chính thức
www.medinet.hochiminhcity.gov.vncovid19.hochiminhcity.gov.vn

Đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 23 tháng 1 năm 2020. Đây cũng là nơi có ca mắc COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam.[3] TPHCM là nơi có số ca tử vong do COVID-19 cao nhất cả nước với 19.985 người.[4]

Dòng thời gian

[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Dòng thời gian của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam

2020

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 1–3

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 23 tháng 1 năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên là hai cha con người Trung Quốc nhập viện Bệnh viện Chợ Rẫy.[1] Đến ngày 2 tháng 2 năm 2020, có thêm 1 ca dương tính với virus là hành khách trên chuyến bay từ Hoa Kỳ, quá cảnh ở Vũ Hán.[5] Tính đến hết tháng 2 năm 2020, thành phố có 3 trường hợp mắc bệnh đều đã xuất viện, trong đó có 44 người tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19. Bên cạnh đó, có 220 trường hợp cách ly tập trung tại Củ Chi, 60 trường hợp tại các quận, huyện khác và 3.018 trường hợp cách ly tại nhà.[6]

Ngày 10 tháng 3 năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận thêm 1 ca mắc COVID-19 nhập cảnh từ Ý.[7] Ngày 13 tháng 3 năm 2020, ca bệnh thứ 5 được công bố có tiền sử dịch tễ tiếp xúc với chùm ca bệnh ở Bình Thuận.[8][9] Chưa đầy một ngày sau, ca bệnh thứ 6 được công bố, cũng liên quan đến chùm ca bệnh ở Bình Thuận. Chung cư Hòa Bình nơi bệnh nhân này cư ngụ cũng bị phong tỏa toàn bộ.[10] Cùng ngày, Việt Nam ghi nhận 4 ca mắc COVID-19, trong đó có 1 ca ở địa bàn thành phố.[11] Đến ngày 15 tháng 3, thành phố ghi nhận thêm một trường hợp dương tính là du khách quốc tịch Latvia.[12] Ngày 17 tháng 3, có thêm 3 bệnh nhân được công bố.[13] Cùng ngày, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định tạm hoãn kì thi sát hạch cấp giấy phép lái xe vì lo ngại dịch bệnh.[14] Tính đến ngày 19 tháng 3 năm 2020, thành phố ghi nhận 12 ca mắc.[15][16] Trong ngày 19 tháng 3 tiếp tục có thêm 5 ca mắc,[17] nâng tổng số ca mắc trên địa bàn lên con số 17.[18] Ngày 22 tháng 3, Việt Nam có thêm 4 ca mắc mới, tất cả đều ở Thành phố Hồ Chí Minh.[19] Ngày 23 tháng 3, thành phố có thêm 3 ca dương tính.[20]

Tối ngày 24 tháng 3, Bộ Y tế công bố thêm 11 ca mắc COVID-19, trong đó có 4 ca ở Thành phố Hồ Chí Minh. Toàn bộ 4 bệnh nhân mới trên địa bàn thành phố đều có liên quan đến quán bar Buddha.[21][22] Đến ngày 25 tháng 3 năm 2020, thành phố có tổng cộng 33 người nhiễm bệnh.[23] Ngày 26 tháng 3, thành phố tiếp tục có thêm 4 ca, chủ yếu ở Tân Phú và Phú Nhuận.[24] Đến ngày 28 tháng 3, số ca mắc trên địa bàn là 44 trường hợp.[25] Ngày 29 tháng 3, thêm 1 trường hợp được ghi nhận.[26] Cho đến cuối tháng 3 năm 2020, số ca xác định nhiễm COVID-19 tại thành phố này là 47 trường hợp, với 10 trường hợp đã xuất viện.[27]

Tháng 4–6

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Hồ Chí Minh bước vào tháng 4 với 2 ca mắc COVID-19,[28] cũng như thực hiện giãn cách 14 ngày theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.[29] Đến ngày 4 tháng 4, trên địa bàn có 53 trường hợp dương tính, trong số đó là 18 ca liên quan đến quán bar Buhhda.[30] Ngày 8 tháng 4, thành phố thêm 1 ca dương tính, nâng tổng số ca mắc trên địa bàn lên 54 trường hợp.[31] Tính đến ngày 21 tháng 4 năm 2020, thành phố trải qua 17 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới.[32] Do tình hình dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, nên Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất cho phép người dân thực hiện phòng chống dịch theo Chỉ thị 15 kể từ 0 giờ ngày 23 tháng 4.[33] Tính đến hết tháng 4, thành phố vẫn không ghi nhận thêm ca mắc mới.[34]

Ngày 3 tháng 5 năm 2020, Bộ Y tế công bố thêm 1 ca nhiễm mới là chuyên gia Anh nhập cảnh sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và được cách ly y tế tại Cần Giờ.[35] Chiều ngày 16 tháng 5, thành phố ghi nhận 4 ca mắc mới, đều là các trường hợp nhập cảnh.[36] Ngày 25 tháng 5, có thêm 1 ca nhiễm mới là du học sinh Pháp nhập cảnh.[37] Ngày 29 tháng 5 năm 2020, thành phố ghi nhận một trường hợp tái dương tính sau 2 lần dương tính và khỏi bệnh.[38] Đến ngày 6 tháng 6, thành phố có tổng cộng 59 ca nhiễm.[39] Ngày 17 tháng 6, thành phố ghi nhận 1 ca dương tính là công dân Việt Nam trở về từ Kuwait.[40] Ngày 26 tháng 6 năm 2020, trên địa bàn có thêm 1 ca dương tính nhập cảnh.[41] Cuối tháng 6, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ cư dân ở tầng 12, lô D, chung cư Phạm Viết Chánh, quận Bình Thạnh sau khi có một bệnh nhân tái dương tính với SARS-CoV-2.[42]

Tháng 7–12

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 29 tháng 7 năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 2 ca nhiễm mới liên quan đến chùm ca bệnh phát hiện trước đó tại Đà Nẵng.[43] Đến ngày 31 tháng 7, thành phố ghi nhận thêm 3 trường hợp dương tính SARS-CoV 2.[44] Như vậy, tính đến hết tháng 7, Thành phố Hồ Chí Minh có 66 trường hợp mắc COVID-19.[45] Chiều tối ngày 1 tháng 8 năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh có thêm 2 ca mắc mới là những người từng đi đến Bệnh viện Đà Nẵng.[46] Ngày hôm sau tiếp tục có thêm 1 ca mắc.[47] Thành phố tiếp tục có thêm các ca nhập cảnh vào ngày 7 tháng 8,[48] 11 tháng 8.[49] Ngày 14 tháng 8, công an Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện 1 ca dương tính trong nhóm 7 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam tránh dịch.[50][51] Ngày 15 tháng 8, thành phố ghi nhận 4 ca dương tính SARS-CoV 2 là hành khách trên chuyến bay OAE423 từ Đảo Guam nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất ngày 4 tháng 8.[52] Năm ngày sau, thành phố có thêm 1 ca mắc là người bay về từ Guinea Xích Đạo.[53] Tính đến ngày 19 tháng 9 năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh trải qua 50 ngày không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.[54]

Ngày 10 tháng 10 năm 2020, thành phố ghi nhận 1 ca nhập cảnh là người Đức.[55] Ngày 12 tháng 10, chuyên gia người Ấn Độ nhập cảnh được xác định mắc COVID-19.[56] Lần lượt các ngày 17, 19 và 20 tháng 10, thành phố ghi nhận mỗi ngày 1 ca nhập cảnh từ nước ngoài.[57][58][59] Tính đến hết tháng 10, Thành phố Hồ Chí Minh có tổng cộng 82 ca bệnh COVID-19.[60] Ngày 11 tháng 11 năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 25 ca nhiễm COVID-19 nhập cảnh từ Romania.[61] Đến ngày 13 tháng 11, thành phố có thêm 3 ca nhiễm, đều là các trường hợp nhập cảnh.[62] Chiều ngày 18 tháng 11, thêm 6 ca nhập cảnh dương tính SARS-CoV 2 được ghi nhận.[63] Ngày 23 tháng 11 có thêm 3 ca nhập cảnh.[64] Thêm 2 ca từ Ấn Độ và Hàn Quốc trong ngày 25 tháng 11.[65] Ngày 26 tháng 11, thành phố ghi nhận thêm 10 ca COVID-19, toàn bộ đều là trường hợp nhập cảnh.[66] Ngày 27 tháng 11, thành phố có thêm 3 trường hợp nhập cảnh dương tính SARS-CoV 2.[67] Chiều 29 tháng 11, thêm 2 ca từ Nhật Bản về nhiễm COVID-19, trong đó 1 trường hợp cách ly ở Thành phố Hồ Chí Minh.[68]

Sau 120 ngày không ghi nhận ca lây nhiễm ngoài xã hội thì đến ngày 30 tháng 11 và 1 tháng 12, Thành phố có thêm 2 trường hợp mắc COVID-19, đều lây nhiễm từ những người bệnh trong khu cách ly.[69] Ngày 3 tháng 12, thành phố ghi nhận 1 ca nhiễm mới là hành khách từ Nepal.[70] Tính đến ngày 6 tháng 12, thành phố ghi nhận thêm 3 ca nhập cảnh, nâng tổng số ca trên địa bàn lên 142 người.[71] Ngày 8 tháng 12, thêm 1 ca mắc là trường hợp nhập cảnh.[72] Đến ngày 28 tháng 12, thành phố ghi nhận một trường hợp dương tính SARS-CoV 2 là một nam thanh niên nhập cảnh trái phép.[73] Trong ngày 29 tháng 12 có thêm 2 ca nhập cảnh.[74] Ngày 30 tháng 12, Thành phố Hồ Chí Minh có thêm 1 ca nhập cảnh dương tính SARS-CoV 2.[75] Cho đến hết ngày 31 tháng 12, thành phố ghi nhận thêm 2 ca mắc COVID-19.[76] Tính đến hết năm 2020, thành phố có 149 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 143 trường hợp đã điều trị khỏi, 6 ca đang điều trị và 16 người đang được theo dõi. Trên toàn địa bàn có 2.301 người được cách ly tập trung và 125 người được cách ly tại nhà.[77]

2021

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 6 tháng 2, một nhân viên giám sát chất xếp hàng hóa ở sân bay Tân Sơn Nhất được công bố là bệnh nhân thứ 1979, BN này được cho là không phải nguồn lây của cụm dịch ở TPHCM. Từ ca nhiễm này đến ngày 10 tháng 2, phát hiện ít nhất ba chuỗi lây nhiễm và 18 ca khác được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá là "tình huống nảy sinh bất ngờ" do chưa rõ đường lây nhiễm.[78] Ổ dịch ở TPHCM được cho là xuất hiện đã lâu ngày[79] và nguy cơ lây nhiễm phức tạp.[80][81] Từ 12h ngày 9 tháng 2, TP HCM dừng các dịch vụ không thiết yếu.[82] Ngày 27 tháng 5, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 36 ca nhiễm COVID-19 liên quan đến Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng, khiến nhiều khu vực ở 16 quận/huyện bị phong tỏa.[83] Ngày 31 tháng 5, TP. HCM ra lệnh giãn cách xã hội toàn thành phố với những hạn chế nghiêm ngặt đối với việc tụ tập và đóng cửa một số cơ sở kinh doanh và dịch vụ trong nỗ lực kiềm chế những ca nhiễm COVID-19 tăng vọt giữa một đợt bùng phát dịch mới.[84] Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Gò Vấp ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội danh “lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” liên quan Hội thánh truyền giáo Phục Hưng.[85] Ngày 2 tháng 6, ca tử vong vì Covid-19 đầu tiên ở TP HCM và thứ 49 trên cả nước là ca bệnh 5463, nguyên nhân tử vong là do Covid-19 nặng trên cơ địa tăng huyết áp, suy thận mạn giai đoạn cuối.[86][87]

Ngày 9 tháng 7, sau hơn một tháng áp dụng giãn cách xã hội nhưng số ca nhiễm vẫn tiếp tục gia tăng, TP. HCM quyết định tăng cường mức độ giãn cách bằng cách áp dụng chỉ thị 16 trong 15 ngày bắt đầu từ 0h ngày 09/07/2021. Theo đó, người dân chỉ được ra ngoài khi thật sự cần thiết như làm việc tại nhà máy, công xưởng, khám chữa bệnh...[88] Ngày 17 tháng 7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công văn số 969/TTg-KGVX đồng ý áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi toàn thành phố theo quy định tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ở Thành phố Hồ Chí Minh và 18 tỉnh, thành miền Nam khác. Thời gian áp dụng là 14 ngày. Ngày 25 tháng 7, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã chính thức ra chỉ thị yêu cầu người dân sẽ không ra ngoài đường sau 18 giờ kể từ ngày 26/7.[89] Ngày 31 tháng 7, sau gần 15 ngày giãn cách xã hội theo Công văn số 969/TTg-KGVX của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/07, Thành phố Hồ Chí Minh quyết định tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg thêm 14 ngày. Ngày 1 tháng 10, sau gần 3 tháng áp dụng chỉ thị 16, TP. HCM mở cửa phần lớn các hoạt động trở lại (ngoại trừ quán bar, karaoke, vũ trường, bán vé số, nghi lễ tôn giáo...) và áp dụng chỉ thị 18 của thành uỷ TP.HCM.[90]

2022

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 1 tháng 1 năm 2022, TP. HCM công bố 5 ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên.[91][92] Ngày 4 tháng 1, học sinh lớp 7, 8, 10, 11 tại TP. HCM đi học trực tiếp trở lại.[93] Ngày 8 tháng 1, lần đầu tiên kể từ khi đánh giá cấp độ dịch, TP. HCM trở thành vùng xanh.[94][95] Chiều 18 tháng 1, Việt Nam phát hiện 3 ca nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng đầu tiên tại TP. HCM.[96] Ngày 24 tháng 1, số ca mắc mới COVID-19 ở TP HCM giảm xuống còn 97 ca, với 6 ca tử vong (bao gồm cả 4 ca từ tỉnh khác chuyển đến). Cả 2 con số đều đạt mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2021.[97] Cuối tháng 2, biến chủng Omicron được cho là chiếm ưu thế trong cộng đồng.[98] Đầu tháng 7 năm 2022, TP. HCM tầm soát ngẫu nhiên, phát hiện biến chủng Omicron BA.4 và BA.5.[99]

2023–2024

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 4 tháng 1 năm 2023, TP. HCM lần đầu tiên ghi nhận biến chủng phụ XBB của biến thể Omicron, cũng là lần đầu biến chủng phụ này được ghi nhận tại Việt Nam.[100] Ngày 14 tháng 4 năm 2023, TP. HCM lần đầu tiên ghi nhận biến chủng phụ XBB.1.5 của biến thể Omicron, cũng là lần đầu biến chủng phụ này được ghi nhận tại Việt Nam.[101] Ngày 24 tháng 1 năm 2024, theo Sở Y tế TPHCM, Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã phát hiện biến thể phụ JN.1 của virus SARS-CoV-2 ở bệnh nhân mắc COVID-19 nhập viện trong tháng 12 năm 2023 tại TPHCM.[102] Ngày 25 tháng 1 năm 2024, Bệnh viện dã chiến số 13 (huyện Bình Chánh, TP.HCM) là bệnh viện dã chiến phòng chống COVID-19 cuối cùng của Việt Nam chính thức giải thể.[103]

Phản ứng của chính quyền

[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Kiểm soát đại dịch COVID-19 tại Việt Nam

Phản ứng bước đầu

[sửa | sửa mã nguồn]
Kiểm tra y tế tại Ga Sài Gòn

Ngay sau khi phát hiện ca bệnh đầu tiên, Sở Y tế thành phố đã tiến hành họp khẩn, đồng thời chỉ đạo sân bay Tân Sơn Nhất giám sát chặt chẽ những hành khách bay đến từ vùng dịch.[104] Ngày 31 tháng 1 năm 2020, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra chỉ thị số 03/CT-UBND về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona.[105] Cùng ngày, nhà chức trách thành phố thành lập 32 đội phản ứng nhanh.[106] Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cũng yêu cầu "phát huy cả hệ thống chính trị" trong công tác phòng chống dịch, sẵn sàng lập bệnh viện dã chiến, ngăn chặn tin giả cũng như cam kết không để người dân thiếu nước rửa tay và khẩu trang y tế.[107] Ngày 1 tháng 2 năm 2020, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch do Nguyễn Thành Phong chủ trì.[108] Sở Y tế thành phố cũng yêu cầu các đơn vị giáo dục chấp hành, thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch, đồng thời thành lập Ban phòng chống dịch bệnh khẩn cấp nhằm "theo dõi và tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, học viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh".[109] Chính quyền thành phố cũng cho phép học sinh nghỉ học từ ngày 3 tháng 2 đến 9 tháng 2,[110] sau đó nâng lên đến ngày 16 tháng 2.[111] Một số trường đại học cũng cho sinh viên nghỉ học đến hết ngày này.[112]

Đầu tháng 2 năm 2020, chính quyền thành phố cho phát hành cẩm nang hỏi đáp phòng chống dịch COVID-19, với mục đích cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của người dân về đại dịch COVID-19.[113] Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố đã mở hội nghị ban hành kế hoạch tuyên truyền cho người dân, lên kế hoạch ứng phó với dịch bệnh.[114][115] Trong khi đó, Liên đoàn Lao động thành phố đã thực hiện chiến dịch tuyên truyền cho các cấp công đoàn trên địa bàn.[116] Sở Văn hóa, Thể thao yêu cầu tạm dừng các lễ hội chưa tổ chức và giảm quy mô, thời gian các sự kiện đang diễn ra.[117] Sở Du lịch chỉ đạo tăng cường giám sát các hoạt động của khách du lịch và các cơ sở du lịch, nơi lưu trú trên địa bàn.[118] Lãnh đạo của các bến xe, nhà ga trên địa bàn cũng chỉ đạo cấp dưới cũng như các nhân viên tuân thủ các biện pháp phòng dịch như tuyên truyền người dân đeo khẩu trang, duy trì nhiệt độ ở ngưỡng ổn định cũng như phản ứng kịp thời với những hành khách có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.[119][120] Bộ đội Biên phòng thành phố cũng tiến hành phát khẩu trang cho khách nước ngoài nhập cảnh bằng đường biển,[121] đồng thời tiến hành phun thuốc khử khuẩn tại các đơn vị biên phòng, cửa khẩu cảng.[122] Sở Công thương lên kế hoạch đảm bảo cung cầu và lưu thông các mặt hàng cần thiết cho phòng chống dịch.[123] Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh cũng không tăng giá bán khẩu trang, giảm giá các mặt hàng nông sản nhằm phục vụ nhu cầu chống dịch.[124][125] Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ đạo các sở ngành liên quan kiểm tra, xử lý đối với những hành vi vi phạm đối với mặt hàng khẩu trang y tế như tăng giá, bán hàng giả, hàng nhái.[126] Bệnh viện Thống Nhất tổ chức diễn tập cho nhân viên đối phó với tình huống xảy ra dịch bệnh.[127] Ngành Y tế thành phố cũng lên kế hoạch xây dựng hai bệnh viện dã chiến ở Củ Chi và Nhà Bè, với tổng cộng 500 giường,[128][129] đồng thời thiết lập khu cách ly tập trung ở Củ Chi.[130] Có 47 bệnh viện trên địa bàn thành phố sẵn sàng tiếp nhận người mắc bệnh với phòng khám sàng lọc và khu cách ly.[131]

Chiến dịch tiêm chủng

[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Tiêm chủng ngừa COVID-19 tại Việt Nam
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vắc xin AstraZeneca ở Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 8 tháng 3 năm 2021, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 cho 100 người đầu tiên là nhân viên y tế của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.[132] Tính đến ngày 24 tháng 3, thành phố đã thực hiện tiêm chủng cho 948 người.[133] Đến ngày 11 tháng 4, thành phố đã tiêm chủng cho 7.530 nhân viên từ 65 đơn vị y tế trên địa bàn.[134] Ngày 16 tháng 4, chính quyền thành phố lên kế hoạch tiêm vắc xin lần hai cho ba nhóm đối tượng. Theo đó, từ 56.250 liều được Bộ Y tế cung cấp, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiêm 45.190 liều cho nhân viên tại các cơ sở y tế chưa được tiêm mũi thứ nhất, tiêm 2.000 liều cho nhân viên làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất và 9.050 liều còn lại dùng để tiêm cho các nhân viên y tế đã tiêm mũi thứ nhất.[135][136] Sau hai đợt tiêm chủng đã có 73.571 người được tiêm.[137] Ngày 27 tháng 5 năm 2021, thành phố mở tiếp nhận quyên góp mua vắc xin và nhận đóng góp với số tiền 2.077 tỉ đồng.[138] Đầu tháng 6, thành phố lên kế hoạch tiêm vắc xin đợt ba với 10 nhóm đối tượng gồm hơn 72 nghìn người.[139] Nhà chức trách cũng đặt mục tiêu tiêm đủ 2/3 dân số trước năm 2022.[140][141][142] Ngày 27 tháng 10, Việt Nam bắt đầu tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ em tại TP.HCM.[143]

Điều trị

[sửa | sửa mã nguồn] Tháp 5 tầngTháp 3 tầngMô hình tháp 5 tầng (trên) và tháp 3 tầng (dưới) trong điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Cuối tháng 6 năm 2021, Thành phố Hồ Chí Minh lên kế hoạch cho trường hợp số ca nhiễm đạt 7.000 đến 10.000 trường hợp.[144] Ngay khi có phương án, chính quyền thành phố cho thành lập hai bệnh viện dã chiến thu dung COVID-19 số 1 ở Ký túc xá của Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.[145] Từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 7, Sở Y tế thành lập thêm 3 bệnh viện dã chiến số 3 số 4 và số 5 lần lượt ở quận 12, quận Thủ Đức và Bình Chánh.[146][147] Giữa tháng 7, bệnh viện dã chiến số 5 ở Thuận Kiều Plaza, quận 5 được thành lập.[148][149] Trước đó là 4 bệnh viện dã chiến số 6, 7, 8, 9 ở khu tái định cư phường An Khánh, thành phố Thủ Đức.[150]

Cuối tháng 7 năm 2021, Sở Y tế thành phố ban hành "Hướng dẫn triển khai chăm sóc và theo dõi sức khỏe đối với người mắc COVID-19 tại nhà", trong đó cho phép F0 tự cách ly tại nhà với điều kiện đã điều trị đủ 7 ngày tại các cơ sở y tế và các F0 mới phát hiện, không có triệu chứng lâm sàng.[151]

Ngày 27 tháng 7 năm 2021, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành công văn số 4663/SYT-NVY về hướng dẫn điều chuyển các ca F0 và cấp cứu đến các bệnh viện, thông qua đó thành lập mô hình "tháp 5 tầng" thu dung và điều trị bệnh nhân COVID-19.[152] Theo phân tầng, tầng 1 ở các quận, huyện và thành phố Thủ Đức sẽ tiếp nhận 50% số ca F0. Tầng 2 sẽ tiếp nhận 27% số trường hợp F0 không triệu chứng vào các bệnh viện dã chiến. Tầng 3 tiếp nhận 10% số ca có triệu chứng, gồm các bệnh viện công và tư trên địa bàn. Trong khi đó, tầng 4 sẽ nhận 8% số ca F0, chủ yếu là các trường hợp nặng. Bên cạnh đó, tầng cuối cùng (tầng 5) sẽ tiếp nhận 5% số ca F0, chủ yếu là những ca nguy kịch. Đây là tầng điều trị chuyên sâu với các trang thiết bị hiện đại.[153] Giữa tháng 8 năm 2021, trước tình hình dịch bệnh tại thành phố diễn biến mất kiểm soát, nhà chức trách đã chuyển mô hình điều trị 5 tầng trước đó sang mô hình 3 tầng, trong đó tầng 1 thực hiện các gói chăm sóc sức khỏe tại nhà và tại các khu cách ly tập trung tại các đơn vị cấp quận huyện cũng như thành phố Thủ Đức đối với các ca nhiễm không có triệu chứng hoặc các ca có bệnh nền nhẹ; tầng 2 tiến hành thu dung các ca bệnh có triệu chứng vào các cơ sở điều trị; trong khi đó tầng 3 tiếp nhận các ca bệnh nặng vào các cơ sở hồi sức cấp cứu.[154]

Ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Ảnh hưởng xã hội của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam và Ảnh hưởng kinh tế của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh cho học sinh nghỉ học sau Tết Canh Tý 2020 đến 5 tháng 4 năm 2020.[155][156] Ngày 6 tháng 5 năm 2021, Trường phổ thông liên cấp Vinschool (TP.HCM) cho 150 học sinh thuộc 5 lớp khối 4 và khối 8 nghỉ học từ ngày 6-5 trong khi chờ kết quả xét nghiệm COVID-19 của 2 học sinh diện F1.[157]

Trong quý I năm 2020, mức tăng trưởng kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 0,42%, 6 tháng đầu năm tăng 1,02%, 9 tháng đầu năm tăng 0,77%. Quý 1 năm 2021, GDP của Thành phố Hồ Chí Minh tăng 4,58%, 6 tháng đầu năm tăng 5,46%. Kinh tế quý 3/2021 của TP HCM -24,39%, cả ba quý -4,98%. Đây là mức thấp nhất trong 10 năm qua.[158] Chín tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) bằng 87,1% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 636.306 tỷ đồng, giảm 17,4% so với cùng kỳ, trong đó ngành lưu trú, ăn uống giảm 30,5%, lữ hành giảm 56,2%. Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 220.324 tỷ đồng, giảm 29,3% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp thành phố xuất qua cảng Thành phố (kể cả dầu thô) đạt 28,586 tỷ USD, giảm 4,3%; nhập khẩu đạt 38,716 tỷ USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ. Trong chín tháng đầu năm 2021, TP HCM có gần 16.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể. TP.HCM sau khi chạm đáy vào quý III (chỉ bằng 75,03% so với cùng kỳ năm ngoái), số liệu GRDP đã tăng trở lại trong quý IV - cụ thể là bằng 88,36% so với quý cuối năm 2020. Ghi nhận tính chung cả năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn TP (GRDP) ước đạt xấp xỉ 1,299 triệu tỉ đồng (theo giá hiện hành), giảm 6,78% so với cùng kỳ năm trước.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Hoàng Lộc (23 tháng 1 năm 2020). “2 ca nhiễm virút corona đầu tiên ở Việt Nam tại Bệnh viện Chợ Rẫy là người Trung Quốc”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ a b “Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch COVID-19”. Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch COVID-19. 2020–2021. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2023.
  3. ^ Coleman, Justine (ngày 23 tháng 1 năm 2020). “Vietnam reports first coronavirus cases”. The Hill. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2020.
  4. ^ “Cổng thông tin của Bộ Y tế về Đại dịch COVID-19”. Bộ Y tế. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2024.
  5. ^ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (2 tháng 2 năm 2020). “TP. Hồ Chí Minh: phát hiện ca nhiễm nCoV thứ 3”. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  6. ^ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (28 tháng 2 năm 2020). “Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh đến ngày 28/02/2020”. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  7. ^ V. Lê (10 tháng 3 năm 2020). “Phát hiện thêm 1 ca nhiễm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh”. Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  8. ^ L. Anh & Xuân Mai (13 tháng 3 năm 2020). “TP.HCM có thêm 1 bệnh nhân COVID-19”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  9. ^ Lê Hiệp (14 tháng 3 năm 2020). “Toàn cảnh dịch Covid-19 ngày 14.3: SARS-CoV-2 đã lây lan ở Việt Nam như thế nào?”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  10. ^ Nguyễn Cảnh (14 tháng 3 năm 2020). “Phong toả chung cư nơi có bệnh nhân thứ 48 dương tính COVID-19”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  11. ^ Đ. Tr & M. Anh & Lan Anh (14 tháng 3 năm 2020). “Việt Nam ghi nhận ca COVID-19 thứ 50, 51, 52, 53, trong đó một ở TP.HCM”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  12. ^ Thùy Giang (15 tháng 3 năm 2020). “Trường hợp thứ 54 mắc bệnh COVID-19 là khách du lịch quốc tịch Latvia”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  13. ^ Lan Anh (17 tháng 3 năm 2020). “Việt Nam thêm 5 ca COVID-19, TP.HCM có 3 ca ở quận 7, 8 và Gò Vấp”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  14. ^ Ngọc Ẩn (17 tháng 3 năm 2020). “Ngừa COVID-19, TP.HCM tạm ngừng thi giấy phép lái xe”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  15. ^ “Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh đến ngày 19/03/2020”. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. 19 tháng 3 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  16. ^ Nguyễn Thạnh (19 tháng 3 năm 2020). “Diễn biến mới nhất về dịch Covid-19 tại TP HCM”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  17. ^ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (20 tháng 3 năm 2020). “Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh đến ngày 20/03/2020”. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  18. ^ Pha Lê (21 tháng 3 năm 2020). “Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Dân Sinh. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  19. ^ Lan Anh (22 tháng 3 năm 2020). “Việt Nam thêm 4 ca COVID-19, tổng cộng 98 ca”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  20. ^ Lan Anh (23 tháng 3 năm 2020). “TP.HCM thêm 3 ca bệnh COVID-19, tổng cả nước 121 ca”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  21. ^ Thái Hà (Ngày 24 tháng 3 năm 2020). “Ghi nhận 11 ca bệnh, Việt Nam có 134 bệnh nhân Covid-19”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc Ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập Ngày 24 tháng 3 năm 2020.
  22. ^ Hữu Công (Ngày 24 tháng 3 năm 2020). “Hai người từ Mỹ về Sài Gòn nhiễm nCoV”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2020.
  23. ^ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (26 tháng 3 năm 2020). “Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh đến ngày 26/03/2020”. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  24. ^ Hà Phượng (26 tháng 3 năm 2020). “Thêm 7 ca mắc COVID-19: TP.HCM 4 ca ở Tân Phú, Phú Nhuận”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  25. ^ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (28 tháng 3 năm 2020). “Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh đến ngày 28/03/2020”. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  26. ^ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (29 tháng 3 năm 2020). “Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh đến ngày 29/03/2020”. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  27. ^ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (31 tháng 3 năm 2020). “Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh đến ngày 31/03/2020”. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  28. ^ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (2 tháng 4 năm 2020). “Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh đến ngày 02/04/2020”. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  29. ^ Ngọc An (31 tháng 3 năm 2020). “Thực hiện cách ly toàn xã hội từ 0h ngày 1-4”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  30. ^ Hoàng Lộc (4 tháng 4 năm 2020). “Có 20 người ở TP.HCM từng đến ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  31. ^ “Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh đến ngày 08/04/2020”. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh. 8 tháng 4 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  32. ^ Trung Sơn (21 tháng 4 năm 2020). “TP HCM khôi phục kinh tế khi hết cách ly xã hội”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  33. ^ Phan Thảo (22 tháng 4 năm 2020). “TPHCM đề nghị thôi giãn cách xã hội từ 0 giờ ngày 23-4”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2021. Truy cập 14 tháng 9 năm 2021.
  34. ^ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (1 tháng 5 năm 2020). “Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh đến ngày 01/5/2020”. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  35. ^ Lan Anh (3 tháng 5 năm 2020). “Chuyên gia Anh nhập cảnh Việt Nam mắc COVID-19, ca thứ 271”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  36. ^ Đan Như (16 tháng 5 năm 2020). “Thêm 4 trường hợp mắc COVID - 19 từ nước ngoài về nước”. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  37. ^ Lê Nga (25 tháng 5 năm 2020). “Thêm một ca nhiễm nCoV”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  38. ^ Thùy Linh (29 tháng 5 năm 2020). “TP Hồ Chí Minh: Xuất hiện bệnh nhân tái mắc COVID-19 lần thứ 2”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  39. ^ Nguyễn Thạnh (6 tháng 6 năm 2020). “Diễn biến dịch bệnh Covid-19 mới nhất tại TP HCM”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  40. ^ Hoàng Ngân (17 tháng 6 năm 2020). “Thêm 1 bệnh nhân mắc COVID-19, Việt Nam có 335 ca”. Tài nguyên & Môi trường. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  41. ^ Trí An (26 tháng 6 năm 2020). “Thêm 1 trường hợp mắc COVID-19, được cách ly tập trung ngay sau nhập cảnh”. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  42. ^ Lam Ngọc (29 tháng 6 năm 2020). “Bộ Y tế thông tin về trường hợp tái dương tính tại TP Hồ Chí Minh”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  43. ^ Lê Nga (29 tháng 7 năm 2020). “Bốn ca nhiễm nCoV ở Hà Nội, Đăk Lăk, TP HCM”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  44. ^ Thiên Lam (31 tháng 7 năm 2020). “37 ca Covid-19 mới, có ba ca tại TP Hồ Chí Minh”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  45. ^ “Tình hình dịch bệnh Covid – 19 tại Thành phố Hồ Chí Minh (cập nhật 7g ngày 01/8/2020)”. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh. 1 tháng 8 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  46. ^ Lan Anh (1 tháng 8 năm 2020). “28 ca COVID-19 mới, trong đó 2 ca ở TP.HCM”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  47. ^ Lê Nga (2 tháng 8 năm 2020). “Thêm một người TP HCM, một Quảng Ngãi nhiễm nCoV”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  48. ^ Lan Anh (7 tháng 8 năm 2020). “34 ca COVID-19 mới ở Hà Nội, TP.HCM, Hải Dương, Đà Nẵng, Quảng Nam, Vũng Tàu”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  49. ^ Duy Tính (11 tháng 8 năm 2020). “Tình hình Covid-19 tại TP.HCM ngày 11.8: Bệnh nhân mới về từ đảo Guam”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  50. ^ Tiến Long & Thảo Lê (17 tháng 8 năm 2020). “1 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, 50 công an bị cách ly”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  51. ^ CM (15 tháng 8 năm 2020). “TP Hồ Chí Minh có thêm 1 trường hợp nhiễm COVID – 19”. Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  52. ^ Lam Ngọc (15 tháng 8 năm 2020). “Công bố thêm 20 ca Covid-19 mới, thêm ca tử vong thứ 23”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  53. ^ Anh Nhàn (20 tháng 8 năm 2020). “TPHCM: Bệnh nhân mắc COVID-19 tại quận Tân Phú đã làm gì, đi những đâu?”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  54. ^ D. Thu (19 tháng 9 năm 2020). “Hà Nội và TP HCM hơn 1 tháng qua không ghi nhận ca mắc Covid-19”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  55. ^ Thái Bình (10 tháng 10 năm 2020). “TP Hồ Chí Minh, Bạc Liêu có 2 ca mắc COVID-19 là người nhập cảnh, Việt Nam có 1.107 bệnh nhân”. Sức khỏe & Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  56. ^ Lê Nga (12 tháng 10 năm 2020). “Một chuyên gia Ấn Độ nhập cảnh nhiễm nCoV”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  57. ^ Thái Bình (17 tháng 10 năm 2020). “Thêm 2 ca mắc mới COVID-19 là người nhập cảnh, Việt Nam có 1.126 bệnh nhân”. Sức khỏe & Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  58. ^ Thái Bình (19 tháng 10 năm 2020). “Chuyên gia người Pháp và 5 người nhập cảnh từ Nga mắc COVID-19, Việt Nam có 1.140 bệnh nhân”. Sức khỏe & Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  59. ^ Thái Bình (20 tháng 10 năm 2020). “Người phụ nữ 29 tuổi đến từ Ấn Độ mắc COVID-19, Việt Nam có 1.141 bệnh nhân”. Sức khỏe & Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  60. ^ “Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh (cập nhật 7g ngày 01/11/2020)”. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh. 1 tháng 11 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  61. ^ Lan Anh (11 tháng 11 năm 2020). “Thêm 26 bệnh nhân COVID-19 từ nước ngoài, 25 người cách ly ở TP.HCM”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  62. ^ Khánh Thi (13 tháng 11 năm 2020). “Thêm 3 ca mắc COVID-19 là người nhập cảnh, đã được cách ly”. Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  63. ^ Thái Bình (18 tháng 11 năm 2020). “Chiều 18/11, thêm 12 ca mắc mới COVID-19, Việt Nam có 1.300 bệnh nhân”. Sức khỏe & Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  64. ^ Lam Ngọc (23 tháng 11 năm 2020). “Ghi nhận năm ca Covid-19 mới, trong đó có một tiếp viên hàng không”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  65. ^ Thái Bình (25 tháng 11 năm 2020). “Chiều 25/11, chuyên gia Hàn Quốc, Ấn Độ và 3 người Việt mắc mới COVID-19”. Sức khỏe & Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  66. ^ Thùy Linh (26 tháng 11 năm 2020). “Công bố 10 ca mắc COVID-19 mới”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  67. ^ Trần Hằng (27 tháng 11 năm 2020). “Thêm 8 người mắc COVID-19 trên nhiều chuyến bay nhập cảnh”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  68. ^ Thái Bình (29 tháng 11 năm 2020). “Chiều 29/11, thêm 2 người trở về từ Nhật mắc COVID-19, Việt Nam có 1.343 bệnh nhân”. Sức khỏe & Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  69. ^ Hiền Minh (1 tháng 12 năm 2020). “Thêm 2 ca lây nhiễm cộng đồng, BN1342 'vi phạm rất nghiêm trọng'”. Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  70. ^ Duy Tiến (3 tháng 12 năm 2020). “Thêm 3 ca mắc Covid-19 mới, hơn 600 người tại TP HCM đang chờ kết quả xét nghiệm”. An ninh thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  71. ^ “Thông tin mới nhất về diễn biến dịch bệnh COVID-19 tại TPHCM”. Chính phủ. 6 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  72. ^ Lam Ngọc (8 tháng 12 năm 2020). “Việt Nam ghi nhận 10 ca nhiễm Covid-19 mới”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  73. ^ Thiên Lam (28 tháng 12 năm 2020). “Thêm một ca Covid-19 nhập cảnh trái phép, Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương truy vết”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2021.
  74. ^ Thái Bình (29 tháng 12 năm 2020). “Chiều 29/12, thêm 2 người nhập cảnh trái phép mắc COVID-19, Việt Nam có 1.454 bệnh nhân”. Sức khỏe & Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2021.
  75. ^ Lê Nga (30 tháng 12 năm 2020). “Thêm hai người nhập cảnh nhiễm nCoV”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2021.
  76. ^ Thái Bình (31 tháng 12 năm 2020). “Chiều 31/12, thêm 9 ca mắc COVID-19 ở Hải Dương, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội”. Sức khỏe & Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2021.
  77. ^ Đan Phương (4 tháng 1 năm 2021). “Thượng tá về hưu ở Bình Chánh nghi mắc COVID-19 đã có kết quả âm tính”. Tin Tức. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2021.
  78. ^ Thư Anh (10 tháng 2 năm 2021). “Ba chuỗi lây nhiễm và 'tình huống nảy sinh bất ngờ' ở cụm dịch Tân Sơn Nhất”. VnExpress. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  79. ^ Vũ Hân (8 tháng 2 năm 2021). “Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Ổ dịch Covid-19 ở TP.HCM xuất hiện đã lâu ngày, nhưng 'có 2 điều may'”. Thanh Niên. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  80. ^ Thứ trưởng Y tế: 'Dịch ở TP HCM phức tạp hơn nơi khác'
  81. ^ Nguy cơ lây nhiễm ở TP HCM 'quá phức tạp'
  82. ^ TP HCM dừng dịch vụ không thiết yếu
  83. ^ “Tp. HCM có 36 ca nhiễm COVID-19 liên quan đến một Hội thánh”. VOA. 27 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  84. ^ (VOA)
  85. ^ (tuoitre)
  86. ^ Thêm 91 ca Covid-19
  87. ^ Bệnh nhân Covid-19 đầu tiên ở TP HCM tử vong
  88. ^ TP.HCM giãn cách toàn thành phố theo chỉ thị 16 trong 15 ngày từ 0h 9-7. Tuổi Trẻ. Ngày 07 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2021.
  89. ^ “TP.HCM: Từ 26/7, người dân không ra đường sau 18h”.
  90. ^ NLD.COM.VN (1 tháng 10 năm 2021). “NÓNG: UBND TP HCM ban hành Chỉ thị 18 áp dụng từ ngày 1-10”. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2021.
  91. ^ “TP.HCM: ghi nhận 05 ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên đều là người nhập cảnh”. hcdc.vn. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2022.
  92. ^ “Ca nhiễm Covid tối 1-1: Cả nước thêm 14.835 ca nhiễm mới”. qdnd.vn. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2022.
  93. ^ “Học sinh TP HCM vui trở lại trường”. Báo Người lao động. 3 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2022.
  94. ^ “Lần đầu tiên, TP Hồ Chí Minh trở thành vùng xanh”. dangcongsan.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2022.
  95. ^ “TPHCM trở thành vùng xanh”. Báo Lao động. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2022.
  96. ^ cand.com.vn. “Phát hiện 3 ca nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng tại TP Hồ Chí Minh”. Báo Công an nhân dân điện tử. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2022.
  97. ^ “Tin COVID-19 chiều 24-1: Số ca nhiễm Omicron ghi nhận ở 13 tỉnh thành”. Báo Tuổi trẻ. 24 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2022.
  98. ^ TP HCM 'xây pháo đài' khi Omicron chiếm ưu thế trong cộng đồng
  99. ^ TP HCM tầm soát ngẫu nhiên phát hiện biến chủng BA.5
  100. ^ Mỹ Ý (4 tháng 1 năm 2023). “Biến chủng 'tồi tệ nhất' của Omicron xuất hiện tại TP HCM”. VnExpress. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2023.
  101. ^ Mỹ Ý (14 tháng 4 năm 2023). “TP HCM công bố biến chủng mới của Omicron”. VnExpress. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2023.
  102. ^ Ghi nhận biến thể phụ JN.1 ở người mắc COVID-19 tại TPHCM
  103. ^ Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 cuối cùng của Việt Nam giải thể
  104. ^ Phạm Dũng (24 tháng 1 năm 2020). “Sở Y tế TP HCM họp khẩn vụ hai cha con nhiễm virus corona”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  105. ^ Long Hồ (31 tháng 1 năm 2020). “TPHCM ra Chỉ thị về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona”. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  106. ^ Nguyễn Cảnh (31 tháng 1 năm 2020). “TP HCM thành lập thêm 32 đội phản ứng nhanh phòng chống virus Corona”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  107. ^ S. Hải (31 tháng 1 năm 2020). “TPHCM không để bệnh do nCoV lây lan thành dịch”. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  108. ^ S. Hải (1 tháng 2 năm 2020). “Thành lập Ban Chỉ đạo TPHCM về phòng chống dịch do nCoV gây ra”. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  109. ^ H. Thảo (1 tháng 2 năm 2020). “TPHCM: Thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh khẩn cấp tại các đơn vị giáo dục”. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  110. ^ H. Thảo (2 tháng 2 năm 2020). “TPHCM: Học sinh các cấp, các bậc học được nghỉ học từ ngày 3 đến 9/2/2020”. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  111. ^ Hương Thảo (6 tháng 2 năm 2020). “Phòng, chống nguy cơ lây lan bệnh trong trường học phải được đặt lên hàng đầu”. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  112. ^ S.Hải (6 tháng 2 năm 2020). “Một số trường đại học cho sinh viên nghỉ đến hết ngày 16/2”. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  113. ^ Ngọc Tuyết (5 tháng 2 năm 2020). “TPHCM phát hành Cẩm nang Hỏi đáp về phòng, chống dịch nCoV”. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  114. ^ Long Hồ (4 tháng 2 năm 2020). “Tuyên truyền đến mọi người dân biết sự nguy hiểm của dịch bệnh do nCoV”. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  115. ^ Minh Trí (3 tháng 2 năm 2020). “Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TPHCM triển khai kế hoạch ứng phó dịch bệnh nCoV”. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  116. ^ Long Hồ (5 tháng 2 năm 2020). “Tuyên truyền phòng chống dịch Corona trong công nhân lao động”. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  117. ^ Ngọc Tuyết (5 tháng 2 năm 2020). “Tạm dừng tổ chức các lễ hội chưa khai mạc, phòng dịch nCoV”. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  118. ^ Hương Thảo (4 tháng 2 năm 2020). “TPHCM: Tăng cường nắm bắt thông tin về khách du lịch trong suốt thời gian có dịch bệnh”. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  119. ^ Trác Rin (3 tháng 2 năm 2020). “TP.HCM chống dịch virus Corona ở bến xe, ga tàu... như thế nào?”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  120. ^ Đình Lý (3 tháng 2 năm 2020). “Bến xe, nhà ga ở TPHCM triển khai các phương án phòng, chống dịch Corona”. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  121. ^ Lương Kiểm (4 tháng 2 năm 2020). “Phát khẩu trang tặng khách nước ngoài du lịch bằng đường tàu biển cập Cảng Sài Gòn”. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  122. ^ Lương Kiểm (6 tháng 2 năm 2020). “Bộ đội Biên phòng TPHCM chủ động phòng, chống dịch viêm phổi cấp do virus Corona gây ra”. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  123. ^ Hải Liên (4 tháng 2 năm 2020). “Đảm bảo cung cầu các mặt hàng phục vụ phòng, chống dịch bệnh Corona”. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  124. ^ Thanh Xuân (3 tháng 2 năm 2020). “Hệ thống siêu thị Saigon Co.op không tăng giá bán khẩu trang đạt chuẩn”. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  125. ^ Thanh Xuân (6 tháng 2 năm 2020). “Saigon Co.op giảm giá mạnh các mặt hàng nông sản để hỗ trợ nông dân và người tiêu dùng”. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  126. ^ Đình Lý (3 tháng 2 năm 2020). “Kiểm tra, xử lý tình trạng vi phạm về giá, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ đối với mặt hàng khẩu trang y tế”. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  127. ^ Nguyễn Nam (5 tháng 2 năm 2020). “Diễn tập đối phó tình huống nhiều bệnh nhân nhiễm virus Corona vào cấp cứu cùng lúc\”. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  128. ^ Phước Tuần & Mai Hương (3 tháng 2 năm 2020). “TP.HCM xây dựng 2 bệnh viện dã chiến quy mô 500 giường phòng dịch corona”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  129. ^ Hà Phạm (3 tháng 2 năm 2020). “Chi tiết kế hoạch xây dựng 2 bệnh viện dã chiến tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Hà nội mới. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  130. ^ S. Hải (7 tháng 2 năm 2020). “Thành lập khu cách ly tập trung của TPHCM tại Bệnh viện dã chiến”. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  131. ^ Thu Hiến (8 tháng 2 năm 2020). “47 bệnh viện ở TP.HCM có khu cách ly để điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  132. ^ Yến Thư (8 tháng 3 năm 2021). “TP.HCM: Những y, bác sĩ đầu tiên được tiêm vắc xin ngừa COVID-19”. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  133. ^ Đỗ Thoa (25 tháng 3 năm 2021). “Vắc xin COVID-19 đã được triển khai tại tất cả 19 tỉnh/TP thuộc giai đoạn 1”. Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  134. ^ “Tình hình tổ chức tiêm vắc xin phòng covid-19 tại TP.Hồ Chí Minh đến ngày 11/4/2021”. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. 12 tháng 4 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  135. ^ Lệ Thu (17 tháng 4 năm 2021). “TP.HCM: khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin phòng COVID-19 đợt 2”. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  136. ^ Thu Hoài (17 tháng 4 năm 2021). “Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt 2 xong trong ngày 30-4”. Hà nội mới. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  137. ^ Hoàng Lan (4 tháng 6 năm 2021). “TP.HCM ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 đợt 3 cho gần 72.000 người”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2021.
  138. ^ Phan Anh (27 tháng 5 năm 2021). “TP HCM: Tiếp nhận hơn 2.077 tỉ đồng ủng hộ mua vắc-xin phòng, chống Covid-19”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  139. ^ Hoàng Lộc (4 tháng 6 năm 2021). “TP.HCM tiêm vắc xin COVID-19 đợt 3: Ưu tiên nhóm bệnh nhân có bệnh lý nền điều trị nội trú”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  140. ^ N. Bình & Ngọc Hiển (10 tháng 6 năm 2021). “TP.HCM đang đàm phán với nhà cung cấp vắc xin, mục tiêu tiêm cho toàn bộ người dân”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  141. ^ V. Lê (12 tháng 6 năm 2021). “TP Hồ Chí Minh: Phấn đấu cuối năm 2021 sẽ tiêm vắc xin COVID-19 cho 2/3 người dân”. Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  142. ^ Nguyên Nga (10 tháng 6 năm 2021). “Sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho toàn bộ người dân TP.HCM”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  143. ^ “TP Hồ Chí Minh bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em”. VTV News. 27 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2022.
  144. ^ Hải Yến & Nguyễn Thuận & Nguyễn Thạnh (26 tháng 6 năm 2021). “TP HCM lên phương án 7.000 và 10.000 ca bệnh Covid-19”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  145. ^ “Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 1 chính thức đi vào hoạt động”. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. 28 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  146. ^ Thu Hiến (7 tháng 7 năm 2021). “TP.HCM lập 4 bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 quy mô 12.000 giường”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  147. ^ “4 bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 quy mô 12.000 giường đi vào hoạt động”. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. 7 tháng 7 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  148. ^ Lê Phan (21 tháng 7 năm 2021). “Bên trong Bệnh viện dã chiến số 5 Thuận Kiều Plaza trước giờ nhận bệnh”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2021.
  149. ^ Mạnh Linh (22 tháng 7 năm 2021). “14 giờ chiều 22/7, Bệnh viện dã chiến 1.000 giường tại Thuận Kiều Plaza đi vào hoạt động”. Tin Tức. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  150. ^ Hữu Khoa (12 tháng 7 năm 2021). “4 bệnh viện dã chiến hơn 18.000 giường ở khu tái định cư”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  151. ^ Minh Hà & Yến Thư (27 tháng 7 năm 2021). “TP. HCM: Triển khai chăm sóc và theo dõi sức khỏe đối với F0 tại nhà”. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  152. ^ Thu Loan & Nhật Tiên (27 tháng 7 năm 2021). “TP.HCM: Hướng dẫn điều chuyển F0 đến bệnh viện và mô hình tháp 5 tầng”. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  153. ^ Nguyễn Thạnh (30 tháng 7 năm 2021). “Mở "tháp 5 tầng", bảo toàn tính mạng F0”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  154. ^ Nhóm phóng viên (17 tháng 8 năm 2021). “Thành phố Hồ Chí Minh trở về mô hình tháp điều trị 3 tầng”. Hà nội mới. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  155. ^ “Nhiều tỉnh, thành cho học sinh nghỉ học hết tháng 3 vì Covid-19”. Báo Thanh Niên. 13 tháng 3 năm 2020.
  156. ^ “TP.HCM tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến 5-4”. Tuổi Trẻ Online. 13 tháng 3 năm 2020.
  157. ^ Hoàng Phương (6 tháng 5 năm 2021). “TP.HCM: 2 trường cho học sinh nghỉ học vì có F1”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 8 tháng 5 năm 2021.
  158. ^ Chủ tịch nước tiếp xúc doanh nghiệp TP.HCM: Khó khăn lớn nhất đã nằm lại phía sau

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đại dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Cổng thông tin COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh
  • Chuyên mục COVID-19 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trang web của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh
  • x
  • t
  • s
Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam
Theo địa phương
  • Thành phố Hồ Chí Minh
Dòng thời gian
  • 2020
  • 2021
  • 2022
  • 2023
  • 2024
  • Bảng thông tin
    • 2020
    • 2021
      • Q1
      • Q2
      • Q3–4
    • 2022
    • 2023
Kiểm soát
  • 2020
  • 2021–nay
  • Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19
  • PC-COVID
  • Tiêm chủng
Tác động
  • Ảnh hưởng kinh tế
  • Ảnh hưởng xã hội
Ứng viên vaccine
  • ARCT-154
  • COVIVAC
  • Nanocovax
  • Vabiotech
Trong văn hóa đại chúng
  • Đấu trí
  • "Ghen Cô Vy"
  • Hát cho ngày mai
  • Mái ấm gia đình Việt
  • Ngày mai bình yên
  • Những ngày không quên
  • Ranh giới
Chủ đề liên quan
  • ATM gạo
  • Bánh mì thanh long
  • Chuyến bay giải cứu
  • Sai phạm tại Việt Á
  • Thể loại Thể loại
    • Bản mẫu
  • Trang Commons Hình ảnh
  • Cổng thông tin Cổng thông tin
Cổng thông tin:
  • virus icon COVID-19
  • flag Việt Nam
  • Thành phố Hồ Chí Minh

Từ khóa » Số Ca Dịch ở Thành Phố Hồ Chí Minh