TPHCM: Số Ca Mắc Mới Tiếp Tục Tăng Mạnh, Omicron đang Là Biến ...
Có thể bạn quan tâm
Omicron đang là biến chủng chủ yếu
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ngày 22/02, số ca mắc mới tại TP.HCM được ghi nhận là 1.356 ca. Như vậy tổng số ca nhiễm COVID-19 cộng dồn tại Thành phố là 521.754 người. Số ca nhập viện trong ngày là 334 người. Số ca xuất viện là 140 người. Số ca tử vong là 01 người.
Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên để giám sát sự lưu hành biến chủng Omicron trong cộng đồng.
Kết quả ghi nhận từ ngày 10-17/2/2022, trong 92 mẫu bệnh phẩm được chuyển đến OUCRU và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thì có 70 mẫu có kết quả PCR sàng lọc dương tính với biến chủng Omicron, chiếm tỷ lệ 76%.
Lấy ngẫu nhiên 26/70 mẫu sàng lọc dương tính này để thực hiện giải trình tự gen thì đã xác định 100% là biến chủng Omicron.
Như vậy Omicron đang là biến chủng gây bệnh chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh. Điều này phù hợp với tình hình dịch bệnh đang gia tăng trong thời gian gần đây.
Nhanh chóng hoàn thành chiến dịch tiêm chủng mùa xuân
Trước tình hình biến chủng Omiron lây lan tại cộng đồng, thành phố Hồ Chí Minh triển khai các biện pháp phòng chống dịch trong đó tập trung hoàn thành chiến dịch tiêm chủng mùa xuân giai đoạn 2.
Chiến dịch này sẽ kết thúc vào ngày 29/2/2022. Trong giai đoạn 2 này, thành phố Hồ Chí Minh đã tiêm được mũi 1 thêm cho hơn 6.000 người, mũi 2 cho hơn 26.000 người và mũi bổ sung/nhắc lại cho hơn 85.000 người.
Để tăng cường miễn dịch trước biến chủng Omicron thì tiêm chủng là biện pháp cực kỳ quan trọng. Do đó. các quận huyện, thành phố Thủ Đức tiếp tục tổ chức, mời gọi người dân ra tiêm chủng. Người dân cần chủ động liên hệ địa phương để được tiêm chủng khi tới lượt.
TPHCM: Số F0 tăng gấp 3 lần; phát hiện những ca mắc Omicron trong cộng đồng
Bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ
Theo HCDC, bên cạnh tiêm chủng, chiến lược bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cũng cần được tiếp tục đẩy mạnh.
Trong đó lưu ý, người thuộc nhóm nguy cơ bao gồm cả trẻ em có tình trạng béo phì. Cập nhật quy trình xử lý F0 phù hợp với tình hình mới.
Để làm giảm tốc độ lây lan dịch bệnh thì mỗi người cần lưu ý thực hiện phòng bệnh theo thông điệp 5K.
Mỗi người cần lưu ý hạn chế việc tập trung đông người trong những không gian kín. Khi có triệu chứng bệnh cần tự cách ly ngay.
Nếu xét nghiệm dương tính, khai báo cho y tế địa phương để được quản lý, chăm sóc và điều trị cũng như tuân thủ quy định cách ly để hạn chế lây nhiễm cho người khác.
Sẵn sàng phương án ứng phó khi số trẻ mắc COVID-19 gia tăng
Về ứng phó với tình hình COVID-19 ở trẻ em, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức cuộc họp với các chuyên gia chuyên ngành Nhi khoa về tổ chức, thu dung điều trị khi số trẻ em nhiễm COVID-19 gia tăng.
Chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản để ứng phó với các tình huống có thể xảy ra khi số ca mắc gia tăng.
Bên cạnh đó, ngành y tế đang chuẩn bị triển khai các biện pháp ứng phó với tình hình dịch COVID-19 ở trẻ em.
Tập huấn cho hệ thống y tế việc thu dung, chăm sóc, điều trị trẻ mắc COVID-19 ở các mức độ từ nhẹ đến nặng.
Tập huấn cho giáo viên quy trình xử trí F0, xử trí các dấu hiệu bệnh COVID-19, nhận biết các dấu hiệu cảnh báo bệnh chuyển nặng.
Chuẩn bị sẵn sàng việc tổ chức tiêm chủng cho trẻ 5-12 tuổi khi có hướng dẫn từ Bộ Y tế.
Hơn 7.500 giáo viên, học sinh mắc COVID-19
Từ ngày 14/2 đến 22/2, thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận hơn 7.500 học sinh và giáo viên (gồm 6.800 học sinh và hơn 700 giáo viên) mắc COVID-19, tăng mạnh so với tuần trước đó (tuần trước có gần 600 trường hợp).
Phân tích trẻ em mắc COVID-19 đang điều trị nội trú tại 3 bệnh viện nhi tại TPHCM cho thấy, tổng số bệnh nhi là 100 ca (trong đó có 15% ca bệnh là ở tỉnh), có 89% có triệu chứng trung bình hoặc nhẹ. 93% ca bệnh là trẻ em dưới 12 tuổi.
Tại cuộc họp giữa Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TPHCM với các quận huyện và thành phố Thủ Đức chiều 22/2, PGS.TS. Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, Sở Y tế TPHCM đã gặp gỡ chuyên gia đầu ngành về nhi khoa để xây dựng kế hoạch thu dung điều trị khi số trẻ em mắc COVID-19 tăng nhanh.
Đồng thời, Sở cũng theo dõi diễn tiến số ca mắc, số ca nặng cần hỗ trợ hô hấp tại các bệnh viện để kịp thời tham mưu UBND TPHCM xem xét tạm ngưng việc học trực tiếp nếu số ca trẻ em mắc COVID-19 có triệu chứng nặng cần hỗ trợ hô hấp ở mức trên 100 ca/ngày.
TPHCM cũng tăng cường các biện pháp ứng phó với tình hình dịch COVID-9 ở trẻ em. Cụ thể là cung cấp số điện thoại Kênh tư vấn từ xa tại 3 bệnh viện nhi để kịp thời tư vấn và giải đáp thắc mắc cho giáo viên và thân nhân bệnh nhi; hướng dẫn và chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà; tập huấn, sẵn sàng triển khai tiêm vaccine cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Giám đốc Sở Y tế TPHCM Tăng Chí Thượng đề nghị thành phố Thủ Đức và các quận, huyện không ban hành quyết định phong tỏa mà tạm khoanh vùng để kiểm soát nguy cơ sớm nhất, gọn nhất, hiệu quả điều tra để bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ; chuẩn bị tiêm chủng trẻ em từ 5-11 tuổi.
Giám đốc Sở Y tế TPHCM cũng đề nghị UBND TPHCM chỉ đạo các quận, huyện xác thực số liệu dân cư để đánh giá cấp độ dịch phù hợp./.
Từ khóa » Số Ca Dịch ở Thành Phố Hồ Chí Minh
-
Cổng Thông Tin Covid-19 TP.HCM: Trang Chủ
-
Sở Y Tế Hồ Chí Minh
-
Covid 19 - Bộ Y Tế
-
Thành Phố Hồ Chí Minh đối Mặt Với Nguy Cơ 'dịch Chồng Dịch' | Y Tế
-
TP.HCM: Số Ca Mắc COVID-19 Tiếp Tục Gia Tăng - HCDC
-
Thông Tin Về Dịch Bệnh COVID-19 Tại TP.HCM (cập Nhật Sáng Ngày ...
-
Vì Sao Số Ca Mắc COVID-19 Tại TP.HCM Giảm Sâu Nhưng Hà Nội Lại ...
-
Thành Phố Hồ Chí Minh “căng Mình” Trong Cuộc Chiến Với Dịch ...
-
Đại Dịch COVID-19 Tại Thành Phố Hồ Chí Minh - Wikipedia
-
Dịch Covid-19 Hôm Nay: 15.935 Ca Nhiễm, Số Mắc Và Tử Vong ở TP ...
-
Tin Tức Dịch Covid-19 TP HCM Mới Nhất Trên VnExpress
-
Trung Tâm Báo Chí Thành Phố Hồ Chí Minh
-
Bản đồ Covid-19 - TPHCM
-
Số Ca Nhiễm Mới ở TP HCM Giảm Gần 1/2 So Với Hôm Qua, Việt Nam ...