Đại Diện Theo ủy Quyền Vốn Góp Của Thành Viên Trong Công Ty
Có thể bạn quan tâm
Đại diện ủy quyền vốn góp theo quy định hiện hành của pháp luật 2020
13:33 26/02/2021
Người đại diện theo ủy quyền vốn góp của thành viên, chủ sở hữu, cổ đông phải thực đầy đủ các điều kiện về trách nhiệm hành vi dân sự...văn bản ủy quyền....
- Đại diện ủy quyền vốn góp theo quy định hiện hành của pháp luật 2020
- Đại diện theo ủy quyền vốn góp
- Hỏi đáp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Câu hỏi của bạn: Xin chào luật sư! Tôi muốn được tư vấn về trường hợp sau: Hiện tại tôi đang sở hữu cổ phần tại công ty A nhưng do không có thời gian quản lý tôi muốn cử người đại diện theo ủy quyền cho phần vốn góp của mình tại công ty thì cần đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về đại diện theo ủy quyền vốn góp, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về đại diện ủy quyền theo vốn góp như sau:
Căn cứ pháp lý:
- BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
- Luật doanh nghiệp 2020
1. Đại diện theo ủy quyền vốn góp là gì?
Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 quy định về đại diện ủy quyền như sau:
Điều 138. Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Đồng thời theo Luật doanh nghiệp Việt Nam 2020, Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này. Ngoài ra, luật doanh nghiệp 2020 đã quy định: "Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh."
Như vậy, đại diện theo ủy quyền vốn góp (phần vốn góp) là việc một cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định liên quan đến phần giá trị tài sản của thành viên/cổ đông ủy quyền đã góp hoặc cam kết góp vào công ty.
2. Quy định của pháp luật về đại diện theo ủy quyền vốn góp tại công ty
Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo quy định sau đây:- Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền;
- Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền.
2.1. Thủ tục ủy quyền đại diện vốn góp
Việc chỉ định người đại diện theo ủy quyền phải bằng văn bản, phải thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được thông báo. Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:- Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông;
- Số lượng người đại diện theo ủy quyền và tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp tương ứng của mỗi người đại diện theo ủy quyền;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân từng người đại diện theo ủy quyền;
- Thời hạn ủy quyền tương ứng của từng người đại diện theo ủy quyền; trong đó ghi rõ ngày bắt đầu được đại diện;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và của người đại diện theo ủy quyền.
2.2. Điều kiện trở thành người đại diện theo ủy quyền vốn góp
Người đại diện theo ủy quyền phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;
- Thành viên, cổ đông là doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết không được cử người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện tại công ty khác;
- Tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.
2.3. Trách nhiệm của người đại diện theo ủy quyền
Người đại diện theo ủy quyền nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông tại Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông theo quy định của luật doanh nghiệp. Mọi hạn chế của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đối với người đại diện theo ủy quyền trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông tương ứng tại Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông đều không có hiệu lực đối với bên thứ ba.
Người đại diện theo ủy quyền có trách nhiệm tham dự đầy đủ cuộc họp của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông; thực hiện các quyền và nghĩa vụ được ủy quyền một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất, bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông ủy quyền.
Người đại diện theo ủy quyền chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, thành viên, cổ đông ủy quyền do vi phạm các nghĩa vụ được ủy quyền. Chủ sở hữu, thành viên, cổ đông ủy quyền chịu trách nhiệm trước bên thứ ba đối với trách nhiệm phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ được thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền.
Theo đó, người đại diện theo ủy quyền vốn góp của thành viên, chủ sở hữu, cổ đông phải thực đầy đủ các điều kiện về trách nhiệm hành vi dân sự, có đầy đủ quyền cũng như nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam.
3. Câu hỏi tình huống: Tỷ lệ phần vốn góp đại diện quản lý được quy định như thế nào?
Công ty X nắm giữ 30% cổ phần phổ thông tại công ty cổ phần Y và cử ông Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B làm đại diện ủy quyền quản lý số lượng cổ phần đó. Công ty X quy định rõ ông A đại diện cho 10% cổ phần, ông B đại diện cho 20% cổ phần vốn góp của công ty X tại công ty Y. Điều này có đúng với quy định của pháp luật không?
Từ khóa » Giấy ủy Quyền đại Diện Phần Vốn Góp
-
Mẫu ủy Quyền đại Diện Phần Vốn Góp Chuẩn Nhất - Luật Quang Huy
-
Người đại Diện Theo ủy Quyền Của Tổ Chức - AZLAW
-
Văn Bản ủy Quyền đại Diện Cho Cá Nhân Của Cổ đông Sáng Lập Và Cổ ...
-
Ủy Quyền Quản Lý Phần Vốn Góp Của Cổ đông Là Tổ Chức
-
Quy định Mới Về Người đại Diện Theo ủy Quyền Của Doanh Nghiệp ?
-
Người đại Diện Theo ủy Quyền Trong Doanh Nghiệp
-
[PDF] Phụ Lục 25 Mẫu Giấy ủy Quyền 2A (Dành Cho Cổ đông Là Cả Nhân)
-
- Một Số Vấn đề Trong đại Diện Theo ủy Quyền Của Cổ đông, Thành ...
-
Ủy Quyền đại Diện Phần Vốn Góp - Công Ty Luật ACC
-
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN Của Doanh Nghiệp Là Gì?
-
Người đại Diện Theo ủy Quyền Của Doanh Nghiệp - Luật LawKey
-
[PDF] GIẤY UỶ QUYỀN
-
[DOC] Hợp đồng ủy Quyền Cổ đông