Mẫu ủy Quyền đại Diện Phần Vốn Góp Chuẩn Nhất - Luật Quang Huy
Có thể bạn quan tâm
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn phải đảm bảo tuân theo những quy định tùy theo loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh,... Để giải đáp được cho bạn đọc về tất cả các vấn đề liên quan đến các vấn đề này, Luật Quang Huy đã bổ sung đường dây nóng tư vấn luật doanh nghiệp. Nếu bạn đang có nhu cầu được hỗ trợ, hãy liên hệ ngay cho Luật sư của chúng tôi qua hotline 033.804.6588 để được hỗ trợ tư vấn giải đáp!
Tổng số người đã liên hệ hotline: 1.588
Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành, cổ đông, thành viên góp vốn công ty là tổ chức được quyền cử người đại diện quản lý cổ phần, phần vốn góp của họ trong công ty.
Vậy, mẫu ủy quyền đại diện phần vốn góp phải có những nội dung gì?
Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu ủy quyền đại diện phần vốn góp theo quy định của pháp luật.
Tổng quan về bài viết
- 1. Mẫu ủy quyền đại diện phần vốn góp là gì?
- 2. Mẫu ủy quyền đại diện phần vốn góp
- 3. Hướng dẫn điền thông tin mẫu văn bản ủy quyền đại diện phần vốn góp chuẩn nhất
- 4. Nội dung của văn bản ủy quyền đại diện phần vốn góp
- 5. Mẫu ủy quyền đại diện phần vốn góp có phải công chứng không?
1. Mẫu ủy quyền đại diện phần vốn góp là gì?
Theo quy định tại Điều 14 Luật Doanh nghiệp năm 2014, chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức được cử người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp, cổ phần của mình bằng văn bản.
Việc ủy quyền quản lý phần vốn góp này sẽ theo quy định của Điều lệ công ty, trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo quy định sau đây:
- Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền;
- Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền.
Như vậy, có thể hiểu, mẫu ủy quyền đại diện phần vốn góp là văn bản ghi nhận về việc chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty cử người đại diện quản lý phần vốn góp của mình.
Mẫu ủy quyền đại diện phần vốn góp chuẩn nhất2. Mẫu ủy quyền đại diện phần vốn góp
Bạn có thể tham khảo, tải mẫu ủy quyền đại diện phần vốn góp tại đây:
TẢI MẪU VĂN BẢN ỦY QUYỀN ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN GÓP
3. Hướng dẫn điền thông tin mẫu văn bản ủy quyền đại diện phần vốn góp chuẩn nhất
Cách viết giấy ủy quyền cũng tương tự các loại đơn từ và giấy tờ khác, biểu mẫu này cũng trình bày theo mẫu chuẩn và trang trọng, bao gồm các thành phần quốc hiệu, tên loại giấy tờ, nội dung trình bày,…
Bạn nên đọc kỹ nội dung và cách ghi giấy ủy quyền để tránh nhầm lẫn, sai sót khi biên soạn giấy tờ.
Để tránh việc bạn viết không đúng quy định hoặc viết một số thông tin không rõ ràng, thực hiện sai các thao tác khi viết mẫu. Sau đây là một số lưu ý hướng dẫn giúp bạn điền thông tin trong văn bản ủy quyền trên.
Trước tiên bạn phải tìm hiểu rõ nội dung muốn ủy quyền, ủy quyền cho ai với nội dung gì, từ đó tìm hiểu về cấu trúc mẫu giấy ủy quyền.
Thứ nhất là điền thông tin trong văn bản đối với bên ủy quyền: Ngày tháng năm mà bạn muốn ủy quyền, họ và tên của người ủy quyền, địa chỉ, các giấy tờ liên quan đến người ủy quyền như chứng minh thư nhân dân hay thẻ căn cước, quốc tịch, quan hệ với người được ủy quyền, chỉ rõ lý do vì sao được ủy quyền nếu bạn viết xong phần này một cách chính xác thì giấy ủy quyền của bạn sẽ nhanh chóng được hoàn tất.
Thứ hai là điền thông tin của bên được ủy quyền: Cần ghi các thông tin chính xác của người được ủy quyền tương tự như người ủy quyền bao gồm có họ và tên, ngày tháng, năm sinh, họ và tên, số chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước ngày cấp, nơi cấp, hộ khẩu thường trú, quốc tịch.
Thứ ba đối với nội dung ủy quyền: Bao gồm những thông tin được ủy quyền, lý do vì sao ủy quyền và nhận ủy quyền và các giấy tờ, hồ sơ đi kèm sẽ nhận được sau khi thực hiện ủy quyền. Để thực hiện viết mẫu giấy ủy quyền đạt kết quả cao bạn chỉ cần làm đúng và điền đầy đủ các thông tin đã quy định đồng thời thỏa luận về trách nhiệm được giao phó với bên nhận được ủy quyền. Ghi rõ nội dung ủy quyền để người được ủy quyền không lạm dụng giấy ủy quyền mà thực hiện công việc khác.
Thứ tư là sự cam kết giữa các bên trong văn bản uỷ quyền:
- Những cam kết hay thỏa thuận của hai bên ủy quyền và được ủy quyền đồng thời gắn với trách nhiệm về các công việc được bàn giao bên cạnh đó đi kèm với các thông tin quy định quyền và nghĩa vụ của mình có cơ sở pháp lý.
- Từ cam kết này nếu như trong quá trình thực hiện mà phát sinh hậu quả không mong muốn hay trách nhiệm công việc không được bảo đảm thì sẽ có sự ràng buộc về pháp luật đối với bên ủy quyền và bên được ủy quyền. Các bên sẽ tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi thông tin ủy quyền trên.
- Cuối cùng là đại diện của hai bên ủy quyền và người được ủy quyền ký tên của hai bên đại diện.
4. Nội dung của văn bản ủy quyền đại diện phần vốn góp
Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải được thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được văn bản.
Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông;
- Số lượng người đại diện theo ủy quyền và tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp tương ứng của mỗi người đại diện theo ủy quyền;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân từng người đại diện theo ủy quyền;
- Thời hạn ủy quyền tương ứng của từng người đại diện theo ủy quyền; trong đó ghi rõ ngày bắt đầu được đại diện;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và của người đại diện theo ủy quyền.
5. Mẫu ủy quyền đại diện phần vốn góp có phải công chứng không?
Hiện nay, Bộ luật Dân sự năm 2015 không có quy định nào bắt buộc phải công chứng giấy ủy quyền.
Cụ thể hơn, về văn bản cử người đại diện theo uỷ quyền, tại Luật Doanh nghiệp cũng không có quy định nào bắt buộc phải công chứng văn bản ủy quyền này.
Như vậy, khi soạn thảo và ký kết mẫu văn bản ủy quyền đại diện phần vốn góp không bắt buộc các bên phải thực hiện công chứng, chứng thực mà chỉ cần đảm bảo nội dung đã nêu ở trên và ký nhận đầy đủ.
Trên đây là toàn bộ nội dung về mẫu ủy quyền đại diện phần vốn góp.
Qua bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn về vấn đề này.
Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588.
Trân trọng./.
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Giấy ủy Quyền đại Diện Phần Vốn Góp
-
Người đại Diện Theo ủy Quyền Của Tổ Chức - AZLAW
-
Văn Bản ủy Quyền đại Diện Cho Cá Nhân Của Cổ đông Sáng Lập Và Cổ ...
-
Ủy Quyền Quản Lý Phần Vốn Góp Của Cổ đông Là Tổ Chức
-
Quy định Mới Về Người đại Diện Theo ủy Quyền Của Doanh Nghiệp ?
-
Người đại Diện Theo ủy Quyền Trong Doanh Nghiệp
-
[PDF] Phụ Lục 25 Mẫu Giấy ủy Quyền 2A (Dành Cho Cổ đông Là Cả Nhân)
-
- Một Số Vấn đề Trong đại Diện Theo ủy Quyền Của Cổ đông, Thành ...
-
Ủy Quyền đại Diện Phần Vốn Góp - Công Ty Luật ACC
-
Đại Diện Theo ủy Quyền Vốn Góp Của Thành Viên Trong Công Ty
-
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN Của Doanh Nghiệp Là Gì?
-
Người đại Diện Theo ủy Quyền Của Doanh Nghiệp - Luật LawKey
-
[PDF] GIẤY UỶ QUYỀN
-
[DOC] Hợp đồng ủy Quyền Cổ đông