Đại Gia Lê Ân Nói Gì Về Việc đơn Tố Cáo Của Cựu Tử Tù Liên Khui Thìn ...

Đại gia Lê Ân nói gì về việc đơn tố cáo của cựu tử tù Liên Khui Thìn được giải quyết?
Đại gia Lê Ân tại tư gia

Cũng là cựu "tử tù" như ông Liên Khui Thìn, đại gia Lê Ân, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại Cổ phần Vũng Tàu (VCSB), cựu Chủ tịch Công ty TNHH Lê Hoàng, cựu Chủ tịch kiêm Giám đốc Làng cô nhi Nghĩa Ân bị bắt phục vụ điều tra về vụ án "không có người bị hại", xảy ra tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Vũng Tàu (VCSB). Đại gia Lê Ân được ra tù 2005, nhưng đến nay nhiều tài sản của đại gia Lê Ân đang bị một số cá nhân và nhóm lợi ích chiếm đoạt.

Từ việc Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an có công văn ngăn chặn giao dịch các tài sản thi hành án trong vụ Epco-Minh Phụng, phóng viên (PV) có cuộc trao đổi dưới đây với đại gia Lê Ân về những vấn đề liên quan.

PV: Xin ông cho biết quan điểm của ông về thông tin ngăn chặn giao dịch các tài sản thi hành án trong vụ Epco-Minh Phụng?

Đại gia Lê Ân: Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp từ ngày 15 đến 18/12/1986, tại Thủ đô Hà Nội, đưa ra chủ trương đổi mới nền kinh tế, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước:

Ông Liên Khui Thìn sáng lập Công ty EPCO, làm giám đốc đại diện theo pháp luật. Trụ sở tại quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Ông Tăng Minh Phụng lập Công ty Minh Phụng sản xuất kinh doanh may mặc và kinh doanh địa ốc.

Tôi sáng lập Tín dụng Hòa Hưng kinh doanh tiền tệ tín dụng được UBND quận 3, TP Hồ Chí Minh cấp giấy phép kinh doanh huy động vốn, cho các thành phần kinh tế vay sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh, trủ sở tại quận 3, có sự chỉ đạo quận 3 Tín dụng Hòa Hưng có cho công ty EPCO vay 11 tỷ đồng thế chấp bằng hàng hóa tiêu dùng mới nhập về. Sau đó, bán một phần trả vốn, lãi cho Tín dụng Hòa Hưng.

Cần nói rõ thêm về việc sáng lập Tín dụng Hòa Hưng: Tín dụng Hòa Hưng năm 1990 được Nhà nước nâng cấp lên thành Đại Nam ngân hàng. Người sáng lập Đại Nam ngân hàng là tôi - Lê Ân, vốn pháp định của ngân hàng tại thời điểm đó quy định là 2 tỷ đồng. Riêng tôi đứng tên 500 triệu đồng, còn 1,5 tỷ đồng thì cổ đông của Tín dụng Hòa Hưng chuyển sang để đủ được cấp phép. Sau khi có giấy phép hoạt động tổ chức họp HĐQT thì UBND quận 3 yêu cầu tôi giao chức Chủ tịch HĐQT Đại Nam ngân hàng cho bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND quận 3 làm Chủ tịch HĐQT Đại Nam ngân hàng, tôi chỉ làm thành viên mà thôi. Sau cuộc họp tôi chấp nhận bàn giao Đại Nam ngân hàng cho UBND quận 3 quản trị điều hành tại Biên bản lập ngày 29/3/1990.

Sau đó, tôi được mời xuống Vũng Tàu mua nợ Tín dụng Hội phụ nữ Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo, mất khả năng chi trả trên 10 tỷ đồng, nếu đồng ý thì Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo cam kết tạo điều kiện tôi nâng cấp lên thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Vũng Tàu. Tôi đồng ý mua nợ và thông báo trên báo đài Vũng Tàu và Báo Sài gòn gỉai phóng trong 2 tháng tôi cam kết trả hết tiền gửi của dân tại Tín dụng Hội phụ nữ Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo vốn lãi trên 10 tỷ đồng.

PV: Được biết, ông từng là chủ nợ của ông Liên Khi Thìn và ông Tăng Minh Phụng. Xin ông nói rõ về thông tin này?

Đại gia Lê Ân: Năm 1991, khai trương hoạt động Ngân hàng Thương mại cổ phần Vũng Tàu (VCSB), khách hành tại Vũng Tàu, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh gửi tiền “ứ vốn”, Công ty EPCO, Công ty Minh Phụng cần tiền, VCSB cho vay đến năm 1997 xảy ra sự cố Công ty EPCO vay 11 tỷ đồng đã trả hết nợ, Công ty Minh Phụng còn nợ nhiều tỷ đồng, tài sản thế tín chấp 6 căn biệt thự đường Trần Phú Vũng Tàu.

Người gửi tiền tại VCSB hoang mang rút tiền trước thời hạn. VCSB có đơn yêu cầu tòa án giải quyết nợ quá hạn của Công ty Minh Phụng. Đồng thời tôi, Lê Ân có đơn xin Cơ quan điều tra vào trại giam Chí Hòa gặp ông Tăng Minh Phụng là người đại diện theo pháp luật của công ty xin ý kiến, biện pháp trả nợ vì nợ đã quá hạn ông Tăng Minh Phụng bằng lòng cho VCSB đưa tài sản tín thế chấp bán phát mãi theo giá thị trường, để thu nợ trả tiền gửi của dân, biên bản này có ông Tăng Minh Phụng và vợ ký tên có sự xác nhận của ban lãnh đạo Trại giam Chí Hòa.

PV: Thưa ông, có thông tin Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có công văn ngăn chặn giao dịch các tài sản thi hành án trong vụ Epco-Minh Phụng, là từ đơn tố cáo của ‘cựu tử tù’ Liên Khui Thìn. Vậy, ông cũng là cựu tử tù và có dấu hiệu tài sản của ông cũng đang bị người khác chiếm đoạt trong thời gia ông ở tù, ông có quan điểm như thế nào về vấn đề này?

Đại gia Lê Ân: Việc ngăn chặn của Cơ quan điều tra về tài sản giao dịch, các tài sản mà bản án hình sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật thì việc giao dịch nếu có tại thời điểm ông Liên Khui Thìn bị bắt theo quy định “nghiêm cấm việc giao dịch bất cứ dưới hình thức nào”.

Mặc khác, tài sản cố định nhà, đất bên chủ sở hữu mới thế tín chấp để đảm bảo nợ vay. Vì bên cho vay mới giữ giấy tờ sở hữu có liên quan đến tài sản, còn thực tế tài sản vẫn người chủ quản lý sử dụng. Do đó, dù ông Liên Khui Thìn không bị bắt mà nợ đã quá hạn ngân hàng là bên cho vay cũng phải khởi kiện ra tòa án giải quyết hoặc hai bên tự nguyện giải quyết theo Điều 737 Bộ luật Dân sự năm 1995 cũng phải có sự chứng kiến của cơ quan có thẩm quyền thì mới hết phát sinh khiếu nại. Trường hợp, ông Liên Khui Thìn bị bắt thì những tài sản EPCO thế chấp cho ngân hàng thì ngân hàng phải có đơn xin cơ quan điều tra gặp ông Liên Khui Thìn tại trại giam Chí Hòa xin ý kiến của người đại diện theo pháp luật. Biên bản ghi nhận ý kiến của ông Liên Khui Thìn có sự xác nhận của trại giam thì mới có giá trị đưa ra bán phát mãi được. Tuy nhiên, việc bán phải có đơn xin cơ quan điều tra “tách” tài sản ra khỏi vụ án mới bán đấu giá được. Nếu bên cho vay tự bán đấu giá không có sự cho phép của ông Thìn là bán tài sản vắng chủ vi phạm pháp luật vi phạm Hiến pháp cần phải xử nghiêm để ngăn chặn việc làm này.

Vụ án Ngân hàng VCSB khác với vụ án EPCO Minh Phụng, VCSB là chủ nợ. Ngân hàng VCSB đang hoạt động bình thường. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép Công ty VACO kiểm toán các năm tài chính của Ngân hàng VCSB một tháng kiểm toán ngày 11/8/1999, công bố kiểm toán: TK có nhiều hơn nợ, không có nợ xấu, nợ quá hạn 0,04 % ký quỹ dự trữ bắt buộc đúng quy định “ứ vốn” VCSB gửi kho bạc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 55 tỷ đồng tồn quỹ đáp ứng chi trả tức thời gấp 2 lần Nhà nước quy định, bản kiểm toán này công bố ngày 11/8/1999, cùng ngày này Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 10/QĐ-NHNN5 ngày 11/8/1999 đặt Ngân hàng VCSB vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Do đó, vụ án chưa có dấu hiệu phạm tội, người bị hại không có. 14 tài sản Ngân hàng VCSB thu cấn trừ nợ vay thông qua các phiên tòa, người vay bằng lòng giao tài sản trừ nợ. Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ cho xử lý vụ án hình sự đối với Ngân hàng VCSB cho nên HĐQT, BĐH, Ban Kiểm soát, phòng tín dụng bị bắt hết phục vụ điều tra. Toàn bộ tài sản, trụ sở, chi nhánh ngân hàng VCSB và 14 tài sản thu hồi nợ vay giao hết cho Ban Kiểm soát đặc biệt Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xử lý, cán bộ nhân viên Ngân hàng VCSB đa số đã nghỉ, kế toán, thủ quỹ không bị khởi tố chỉ phụ Ban Kiểm soát đặc biệt mà thôi. Sau 6 tháng mới hết tiền chi trả xin bán tài sản, vụ án chưa kết thúc điều tra không được bán. Chính phủ và Thống đốc chỉ đạo giao hết tài sản trên cho Vietcombank - Vũng Tàu tạm thời quản lý; Chính phủ cho vay hỗ trợ đặc biệt 95 tỷ đồng trả hết tiền gửi của dân chờ vụ án kết thúc mới giải quyết tài sản được. Tuy nhiên, thông tin đại chúng đưa tin ông Lê Ân bị tử hình thế là Vietcombank - Vũng Tàu bán trụ sở Ngân hàng VCSB trả góp, bán chi nhánh Hà Nội, bán 7 tài sản biệt thự, khách sạn nhà hàng. Tiếp đến bán 84.767,5 m2 đất phi nông nghiệp bán giá đất nông nghiệp… gây thiệt hại cho Ngân hàng VCSB trên 1.000 tỷ đồng.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Từ khóa » Epco Tăng Minh Phụng