ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN - VNU

  • Tài nguyên số
  • Thư viện
  • Văn bản
  • E-mail
  • Liên hệ
  • Sơ đồ Website
English
  • Trang nhất
  • Theo dòng lịch sử
  • ĐHQGHN - Dấu ấn trong tôi
  • Chân dung
  • Đô thị Hòa Lạc
  • Hình ảnh
  • Video
  • Văn hóa
  • Sinh viên
  • Phiên bản in - PDF
ĐHQGHN Tin tức & sự kiện Bản tin Tạp chí Khoa học Văn học Lăng kính sinh viên Giảng đường - Cuộc sống Blog' SV Nhịp cầu bè bạn Nhịp sống trẻ
03:17:46 Ngày 19/12/2024 GMT+7
Thư viện, nơi hồn tôi đằm lại
Tôi yêu thư viện ngay từ cái nhìn đầu tiên khi ngỡ ngàng theo chân những bạn bè cùng lứa đến nghe các cô thủ thư hướng dẫn sinh viên khóa mới nhập trường. Lần đầu bước vào một thư viện đầy đủ những trang thiết bị của ĐHQGHN, tôi như chìm đắm vào từng dãy giá sách, ô máy tính. Đôi mắt tròn xoe của tôi cứ nhìn vào hàng chục dãy bàn với cơ man nào là những cuốn báo, tạp chí và sách tài liệu tham khảo các loại. Những tủ kính đầy sách nối hàng dài cùng những bàn học to đùng và nhiều kệ sách, tạp chí, báo được sắp xếp ngăn nắp, khoa học…

>>>> Bản tin số 254 (pdf)

>>>> Thư viện, nơi hồn tôi đằm lại (pdf)

Tình yêu chớm nở từ nụ cười thân thương và trìu mến của các cô thủ thư chào đón lứa sinh viên khóa mới và rồi tiếp đến là chúng tôi được thỏa mãn niềm khát khao đọc của mình với đủ loại sách: văn, sử, triết, ngôn ngữ… Nhớ ngày rời quê xuống nhập học, cha tôi dặn:“Ở nơi đô hội đó, con nhớ chọn bạn mà chơi” và tôi đã chọn được người bạn ấy, đó chính là thư viện. Tôi quan niệm rằng, với những thứ xô bồ của cuộc sống hiện đại không phải ai cũng chọn được cho mình lối sống tốt, nếu so với việc la cà chơi game ở quán net rồi vào những quán cafe không lành mạnh thì tôi nghĩ những giây phút trôi qua khi mình đọc sách trong thư viện không hề lãng phí. Được ngồi trong phòng máy lạnh, được đi vào “kho tàng nhân loại”, lắm lúc lại nhìn thấy mưa rơi tí tách bên khung cửa sổ, lẽ ra mưa đối với sinh viên buồn nhiều hơn vui nhưng với tôi, được đắm chìm trong thời khắc ấy lại không gì có thể sánh bằng. Đôi khi nghe bạn bè bảo: “Chỉ biết ngồi đồng trong thư viện làm gì, đi chơi cho nó sành điệu”, tôi chỉ cười trừ. Bởi vì tôi vẫn có cuộc sống của riêng mình, thi thoảng tôi vẫn cùng bạn bè đi vui chơi ăn uống; còn đọc sách thì tất nhiên không thể thiếu. Đọc sách mang lại cho tôi tri thức, đâu phải nhất thiết ngồi trong thư viện là những người ù lì không biết gì về cuộc sống... Vậy là tôi đã yêu thư viện thật rồi!      

Tôi yêu thư viện vì chỉ có nơi đây, những sinh viên như tôi mới được phép thực hành sử dụng các thao tác trên máy vi tính mà không phải trả phí. Đối với sinh viên tỉnh lẻ thì tiết kiệm được vài nghìn đồng trả tiền thuê máy cho quán internet để thêm vào khoản chi tiêu cho những việc phô tô giáo trình, tài liệu hoặc đóng quỹ lớp… cũng là rất ý nghĩa. Phòng máy của thư viện luôn mở rộng cửa chào đón sinh viên. Ngồi học ở đây tốt gấp nhiều lần so với ngoài quán (vì ở đây không gian vừa thoáng mát vừa yên tĩnh), ở đó tôi không chỉ làm bài tập, tra cứu tài liệu mà còn có khoảng riêng để sáng tác những tác phẩm văn học, tạp bút gửi cộng tác với Bản tin ĐHQGHN...

Tôi yêu thư viện từ cách sắp xếp sách đến cách trang trí những vật dụng dù là đơn giản nhất. Sách của thư viện được bố trí tại hai kho: kho mượn đọc và kho học kì. Trong mỗi kho, sách được phân loại rõ ràng, trật tự và khoa học theo từng lĩnh vực, chuyên ngành. Góc học tập dành cho sinh viên cũng được trang trí rất thẩm mĩ. Thiết nghĩ, việc học cũng được quyết định bởi tâm lí. Có tinh thần thì học nhanh hiểu bài hơn. Phải chăng vì hiểu tâm lí sinh viên mà các cô thủ thư đã đặt những chậu cây xanh ở nơi trung tâm và những chậu hoa voan, hoa hồng rất đẹp hoặc những dây trầu lá xanh xanh lên dãy bàn học để tạo không gian học tập tuyệt vời .

Tôi yêu thư viện vì ngoài lớp học ra thì không nơi đâu mà kết quả của việc làm bài tập nhóm lại đạt hiệu quả cao như thế. Những bài tập nhóm luôn có yêu cầu rất cao. Học nhóm ở thư viện vừa nghiên cứu tài liệu vừa thảo luận rất thuận lợi. Tôi yêu thư viện vì tôi nghiệm ra rằng mình phải “theo sát thầy cô, đóng đô thư viện”, chỉ có như thế kết quả học tập ngày một tiến bộ. Nhưng quan trọng nhất là vì tôi học được từ thư viện triết lí: “Học để biết/ Học để làm/ Học để chung sống và Học để thành người”.

Và tôi yêu thư viện vì những tháng hè thư viện vẫn luôn chào đón bạn đọc. Hè đến, sinh viên có bạn về quê phụ giúp gia đình, có bạn chạy sốt sắng cho những ngày làm thêm… Ít ai đến thăm thư viện nhưng các cô vẫn trực thư viện như mùa tựu trường và luôn mỉm cười chào đón những độc giả nhiệt tình. Thư viện ĐHQGHN đã tạo những điều kiện học tập tốt nhất cho sinh viên chúng tôi. Và mai này khi ra trường tôi vẫn mong có thể được lui tới thư viện như bây giờ dù khi ấy có thể cuộc sống sẽ bận rộn hơn rất nhiều. Cụm từ “thư viện trường” đã ăn sâu vào tâm trí của tôi và dù muốn dù không thì mỗi ngày nó đều len lỏi vào một vị trí trong tim này dù là một góc nhỏ nhắn. Nói một cách hơi “hoa mỹ” là “tôi vẫn sẽ luôn nhớ đến bạn cho đến khi trái tim tôi vẫn còn đập”. Chắc chắn thư viện luôn là người bạn tốt của tôi và bạn đấy!

 

Kim Xuyến - VNU Media
In bài viết Gửi cho bạn bè
Từ khóa :
Các bài mới hơn
  • MGU - Niềm tự hào không thể thay thế của nước Nga (19/05/2013)
  • Không nên thay đổi tết cổ truyền (08/03/2013)
  • Tết trong cung đình xưa (08/03/2013)
  • Dấu ấn nền cựu học trên đất Đông Anh (08/03/2013)
  • Tiết hạnh ở “Làng trinh tiêt” (08/03/2013)
  • Nữ giới vẫn bị kì thị trong khoa học (10/05/2012)
  • Con rắn và nỗi khát khao đổi đời (10/05/2012)
Các bài cũ hơn
  • Con rắn và nỗi khát khao đổi đời (10/05/2012)
  • Caltech - Thánh đường khoa học toàn cầu (19/01/2012)
  • Michael Di Giovine: “ý thức về hòa bình trong mỗi con người” (18/01/2012)
  • Singapore và cuộc chiến toàn cầu về tài năng (03/01/2012)
  • Đại học Princeton - Nơi sản sinh nhiều thiên tài (03/01/2012)
  • Singapore và cuộc chiến toàn cầu về tài năng (29/12/2011)
  • Marie Curie: Người hai lần nhận giải Nobel (29/12/2011)
  • Lý Quang Diệu & sức mạnh của các giá trị Châu Á (07/07/2010)
  • Các trường đại học hàng đầu ở Anh tăng cường khâu tuyển chọn (15/06/2009)
  • Du học Ấn Độ (09/03/2007)
Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN (số 393) | PDF
Tìm số báo Bản tin ĐHQGHN (số 393) Bản tin ĐHQGHN số 392 Bản tin ĐHQGHN số 390 Bản tin ĐHQGHN số 389 Bản tin ĐHQGHN số 388 Bản tin ĐHQGHN số 387 Bản tin số 386 (02/2024) Bản tin số 385 (Số đặc biệt Tết Giáp Thìn) Bản tin số 384 (tháng 12/2023) Bản tin số 383 (tháng 11/2023) Bản tin số 382 (tháng 10/2023) Bản tin số 381 (tháng 09/2023) Bản tin số 380 (tháng 08/2023) Bản tin số 379 (07/2023) Bản tin số 378 (06/2023) Bản tin số 377 (05/2023) Bản tin số 376 (04/2023) Bản tin số 375 (03/2023) Bản tin số 374 (02/2023) Bản tin số 372 (12/2022) Bản tin số 371 (11/2022) Bản tin số 373 (01/2023) Bản tin số 370 (10/2022) Bản tin số 368 (08/2022) Bản tin số 369 (09/2022) Bản tin số 367 (07/2022) Bản tin số 366 (06/2022) Bản tin số 365 (05/2022) Bản tin số 364 (04/2022) Bản tin số 363 (03/2022) Bản tin số 362 (02/2022) Bản tin số 361 (Số Tết 2022) Bản tin số 360 (2021) Bản tin số 359 (2021) Bản tin số 358 (2021) Bản tin số 339 (2019) Bản tin số 345-346 (2019) Bản tin số 342 (2019) Bản tin số 338 (2019) Bản tin số 337 (2019) Bản tin số 335-336 (2019) Bản tin số 334 (2018) Bản tin số 331 (2018) Bản tin số 327 (2018) Bản tin số 326 (2018) Bản tin số 324 (2018) Bản tin số 321 (2017) Bản tin số 320 (2017) Bản tin số 319 (2017) Bản tin số 316 (2017) Bản tin số 301 (2016) Bản tin số 300 (2016) Bản tin số 292+293 (2015) Ban tin số 300 (2016) Bản tin số 298+299(2016) Bản tin số 291 (2015) Bản tin 290 (2015) Bản tin số 266 (4/2013) Bản tin số 265 (3/2013) Bản tin số 264 (2/2013) Bản tin ĐHQGHN số 262 + 263 (2013) Số đặc biệt Xuân Quý Tỵ Bản tin số 261 (11/2012) Bản tin số 260 (10/2012) Bản tin số 259 (09/2012) Bản tin số 258 (08/2012) Bản tin số 257 (07/2012) Bản tin số 256 (06/2012) Bản tin số 255 (05/2012) Bản tin số 254 (04/2012) Bản tin số 253 (03/2012) Bản tin số 252 (02/2012) Bản tin số 250 (12/2011) và 251 (1/2012) Bản tin số 249 (11/2011) Bản tin số 248 (10/2011) Bản tin số 247 (9/2011) Bản tin số 246 (8/2011) Bản tin số 245 (7/2011) Bản tin số 244 (6/2011) Bản tin số 243 (5/2011) Bản tin số 242 (4/2011) Bản tin số 241 (3/2011) Bản tin số 240 (2/2011) Bản tin số 239 (1/2011) Bản tin số 238 (12/2010) Bản tin số 237 (11/2010) Bản tin số 236 (10/2010) Bản tin số 235 (9/2010) Bản tin số 234 (8/2010) Bản tin số 233 (7/2010) Bản tin số 232 (6/2010) Bản tin số 231 (5/2010) Bản tin số 230 (4/2010) Bản tin số 229 (3/2010) Bản tin số 228 (2/2010) Bản tin số 227 (1/2010) Bản tin số 226 (12/2009) Bản tin số 225 (11/2009) Bản tin số 224 (10/2009) Bản tin số 223 (9/2009) Bản tin số 222 (8/2009) Bản tin số 221 (7/2009) Bản tin số 220 (6/2009) Bản tin số 219 Bản tin số 218 Bản tin số 217 Bản tin số 216 Bản tin số 215 Bản tin số 214 Bản tin số 213 Bản tin số 212 Bản tin số 211 Bản tin số 210 Bản tin số 209 Bản tin số 208 Bản tin số 207 Bản tin số 206 Bản tin số 205 Bản tin Số 204 Bản tin số 203 - Tết Mậu Tý 2008 Bản tin ĐHQGHN số 202 Bản tin ĐHQGHN - Số 201 Bản tin số 200 Bản tin số 199 Bản tin số 295 (2015)
TIN BÀI XEM NHIỀU NHẤT
  • Vài suy nghĩ về giáo dục và đào tạo phục vụ cho phát triển
  • 10 sự kiện nổi bật của ĐHQGHN năm 2011
  • 10 thành tựu nổi bật của ĐHQGHN năm 2011
  • Nguồn gốc ý nghĩa từ Cát-xê
  • Tự chủ đại học: Xu thế của phát triển
  • Học vị tiến sĩ cũng lắm gian nan
  • Học sinh ngày càng chán học môn lịch sử
  • 9 nguyên tắc “vàng” trong giảng dạy đại học
  • Có chí thì nên
  • Cần đổi mới cơ bản công tác quản lý giáo dục
TRÊN WEBSITE KHÁC

Trang diễn đàn | Diễn đàn Học sinh - Sinh viên | Diễn đàn Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh | Diễn đàn Phụ huynh Học sinh - Sinh viên

Copyright ®2010, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - 144 Đường Xuân Thủy,QuậnCầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam, Điều khoản sử dụng | Bản quyền khiếu nại

Từ khóa » Thư Viện Vua