Đại Học Quy Nhơn

  • Trang nhất
  • Danh sách trường
  • Đại học Quy Nhơn
Đại học Quy Nhơn SINCE 1977 Điểm đánh giá: 49 sao trong 12 đánh giá Click để đánh giá trường
  • Giới thiệu
  • Ngành - đào tạo
  • Hỗ trợ sinh viên
  • Bình luận
1. Sứ mệnh Trường Đại học Quy Nhơn là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực có sứ mệnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, truyền bá tri thức và chuyển giao công nghệ; phục vụ hiệu quả sự phát triển bền vững của đất nước, đặc biệt đối với khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên; góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. 2. Tầm nhìn Đến năm 2030, Trường Đại học Quy Nhơn sẽ là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực định hướng ứng dụng có uy tín cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng của khu vực Đông Nam Á; có vị thế quan trọng về hợp tác đào tạo, nghiên cứu, trao đổi học thuật, giao lưu văn hóa trong nước và quốc tế. 3. Giá trị cốt lõi Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Chất lượng - Sáng tạo - Nhân văn 4. Mục tiêu chiến lược “Đến năm 2030, Trường Đại học Quy Nhơn sẽ trở thành trường đại học định hướng ứng dụng, có đẳng cấp quốc gia vững chắc và vị trí nhất định trong khu vực Đông Nam Á và quốc tế, có quan hệ đào tạo và nghiên cứu rộng rãi với các trường đại học trong nước, trong khu vực Đông Nam Á và quốc tế; đáp ứng nhu cầu thị trường lao động chất lượng cao về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội – nhân văn, giáo dục và công nghệ; là cơ sở nghiên cứu, tư vấn, cung cấp dịch vụ khoa học – công nghệ hàng đầu của khu vực nam Trung Bộ và của đất nước; đủ sức cạnh tranh và khả năng hợp tác trong hệ thống đại học Việt Nam và khu vực với tín nhiệm xã hội cao gtreen cơ sở chuẩn hóa và chủ động hội nhập quốc tế.” (Theo Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Quy Nhơn giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030, ban hành theo Quyết định số 164/QĐ-ĐHQN ngày 07/02/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn) 5. Mô tả liên kết khu vực Nhằm đẩy mạnh gắn kết giữa cơ sở giáo dục đại học với các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; tăng cường gắn kết chặt chẽ với các tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để phổ biến, áp dụng các sản phẩm nghiên cứu, công nghệ vào thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh; nhiều Biên bản ghi nhớ (MoU) và Thỏa thuận hợp tác đã được ký kết giữa Trường Đại học Quy Nhơn và các trường đại học, cơ sở đào tạo và các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Stt Tên văn bản Tên đối tác Ngày tháng ký kết Hiệu lực
1 Biên bản thỏa thuận hợp tác Đại học Provence – Aix Marseille I, Cộng hòa Pháp 03/06/2010 Không đề cập
2 Biên bản ghi nhớ Viện Anh ngữ Hoa Kỳ tại Việt Nam 25/10/2010 Đến 7/2011
3 Biên bản ghi nhớ về việc đào tạo Thạc sỹ Trường Đại học Limoges, Cộng hòa Pháp 27/01/2011 Đến 7/2011
4 Biên bản ghi nhớ Viện Anh ngữ Hoa Kỳ tại Việt Nam 09/2011 Đến 6/2012
5 Biên bản ghi nhớ về hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và giao lưu giáo dục Trường Đại học Champasack, CHDCND Lào 07/06/2012 Đến 2017
6 Biên bản thỏa thuận Trường Đại học Champasack, CHDCND Lào 12/06/2012 Không đề cập
7 Biên bản ghi nhớ Viện Anh ngữ Hoa Kỳ tại Việt Nam 18/09/2012 Đến 2014
8 Bản thỏa thuận thực hiện sáng kiến miền Nam (SI) năm 2014 về việc "Xây dựng Chương trình Thạc sĩ mới ngành Hóa Lý và Hóa Lý thuyết tại Trường Đại học Quy Nhơn, Việt Nam" Tổ chức VLIR và Đại học KU. Leuven 25/09/2012 Đến 2014
9 Biên bản ghi nhớ Đại học Prince of Songkla, Thái Lan 20/08/2013 Đến 2018
10 Biên bản thỏa thuận tham gia chương trình EMMA 14 Đại học Sophia Antipolis 10/10/2013 Không đề cập
11 Thỏa thuận hợp tác Trường Đại học Dankook 26/04/2013 Không đề cập
12 Biên bản ghi nhớ về hợp tác, trao đổi và nghiên cứu khoa học Đại học Sookmyung Women, Hàn Quốc 03/04/2014 Đến 2019
13 Biên bản ghi nhớ về hợp tác Đại học KU Leuven, Bỉ 06/05/2014 Đến 2019
14 Thỏa thuận hợp tác Đại học Évora, Bồ Đào Nha 05/01/2015 2020
15 Biên bản ghi nhớ hợp tác Viện Công nghệ Vũ trụ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 13/03/2015 Không đề cập
16 Thỏa thuận hợp tác Tổ chức Gặp gỡ Việt Nam 09/2015 Không đề cập
17 Biên bản ghi nhớ hợp tác Đại học Tomas Bata (CH Séc) 23/10/2015 2018
18 Bản thỏa thuận thực hiện dự án TEAM năm 2016 về việc "Tăng cường năng lực của Trường Đại học Quy Nhơn-Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề địa phương bằng cách xây dựng một chương trình đào tạo tiến sĩ"" Tổ chức VLIR và Đại học KU. Leuven 22/04/2016 31/12/2019
19 Biên bản thỏa thuận tham gia chương trình Erasmus+ về trao đổi học tập, nghiên cứu ngắn hạn dành cho người học và cán bộ Đại học Évora, Bồ Đào Nha 09/06/2016 Đến 2021
20 Biên bản thỏa thuận hợp tác Đại học Provence – Aix Marseille I, Cộng hòa Pháp 18/07/2016 Không đề cập
21 Dự án TWAS: Tăng cường năng lực nghiên cứu của nhóm khoa học vật liệu tại Trường ĐHQN - Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề địa phương Viện hàn lâm khoa học thế giới (TWAS) 05/01/2017 2017-2018
22 Biên bản ghi nhớ tham gia vào mạng lưới các Trường Đại học UNITWIN Đại học nữ Sookmyung, Hàn Quốc 16/01/2017 Đến 2022
23 Biên bản ghi nhớ Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế khu vực ASEAN (ARECO), Nhật Bản 22/02/2017 Không đề cập
24 Biên bản thỏa thuận tham gia chương trình Erasmus+ về Phát triển nguồn nhân lực cho các Trường đại học ở Đông Nam Á (HR4ASIA) Đại học Đà Nẵng (điều phối chính) và Viện quản trị tri thức Agora(Tây Ban Nha), ĐH hoàng gia Phnom Penh, ĐH Svay Rieng (Campuchia), ĐH Quốc gia Lào (Lào), ĐH Prince of Songkla, ĐH Thammasat (Thái Lan), ĐH Évora (Bồ Đào Nha), ĐH Siena (Ý), ĐH Kỹ thuật Vilnius Gediminas (Lithuania) 06/03/2017 2019
25 Thoả ước về chương trình học bổng tiếng Anh Access (ENGLISH ACCESS MICROSCHOLARSHIP PROGRAM) Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Phòng Văn hóa và Giáo dục 17/07/2017 31/12/2019
26 Thỏa thuận hợp tác nghiên cứu với dự án về "Tìm kiếm các chất xúc tác (quang) điện hóa hiệu năng cao dựa trên các sulfide kim loại chuyển tiếp nhóm 3D định hướng bởi khoa học dữ liệu" Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST) 12/10/2017 31/10/2018
27 Biên bản ghi nhớ hợp tác và thỏa thuận liên kết đào tạo cao học chung ngành Toán, Lý, Hóa với Trường Đại học Khoa học, Đại học Quốc gia Chiao Tung, Đài Loan (NCTU) Trường Đại học Khoa học, Đại học Quốc gia Chiao Tung, Đài Loan (NCTU) 05/12/2017 05/12/2022
28 Biên bản ghi nhớ hợp tác Đại học Ryukoku, Nhật Bản 08/12/2017 08/12/2020
29 Thỏa thuận tài trợ dự án hỗ trợ xây dựng năng lực Dự án Hỗ trợ xây dựng năng lực (FCB) và Cơ quan phát triển Bỉ (BTC Việt Nam) 12/12/2017 28/02/2019
30 Bản thỏa thuận thực hiện sáng kiến miền Nam (SI) năm 2018 về "Cải thiện chương trình đào tạo và nghiên cứu trong chương trình thạc sĩ vật lý chất rắn tại Trường Đại học Quy Nhơn" Tổ chức VLIR và Đại học KU. Leuven 14/12/2017 Đến 2019
31 Biên bản ghi nhớ hợp tác Đại học Camerino, UNICAM, Italy 08/03/2018 08/03/2023
32 Thỏa thuận hợp tác Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 21/06/2018 Không đề cập
33 Thỏa thuận hợp tác Viện nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM) 27/7/2018 Không đề cập
34 Thỏa thuận hợp tác Công ty cổ phần phát triển công nghệ Vintech 21/8/2018 21/8/2021
35 Thỏa thuận hợp tác Viện Nghiên cứu khoa học và Giáo dục liên ngành (IFIRST) 20/09/2018 Không đề cập
36 Dự án MOMA về “Phát triển chương trình khoa học phân tử và vật liệu theo định hướng nghiên cứu” Tổ chức VLIR-UOS và Đại học KU. Leuven 15/01/2019 14/01/2022
37 Thoả thuận liên kết thực tập Công ty cổ phần Daiwa Resort, Nhật Bản 01/04/2019 30/03/2022
6. Các thành tích mà trường đạt được
TT DANH HIỆU THI ĐUA/ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG SỐ QUYẾT ĐỊNH KT NĂM HỌ TÊN, CHỨC VỤ NGƯỜI KÝ NỘI DUNG
I. Danh hiệu thi đua:
1 Cờ "Đơn vị tiên tiến xuất sắc" của Bộ GD&ĐT 1606/QĐ-BGD&ĐT-VP ngày 11/4/2002 2002 Nguyễn Minh Hiển, Bộ trưởng Đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu năm học 2000-2001
2 Cờ thi đua của Bộ GD-ĐT 6176/QĐ-BGDĐT ngày 24/12/2015 2015 Phạm Mạnh Hùng, Thứ trưởng Thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015
3 Danh hiệu "Trường Tiên tiến xuất sắc" 1131/QĐ/BGD&ĐT-VP ngày 29/3/2000 2000 Nguyễn Tấn Phát, Thứ trưởng Trường tiên tiến xuất sắc năm học 1998-1999
4 Danh hiệu "Trường Tiên tiến xuất sắc" 3854/QĐ-BGD&ĐT-VP ngày 28/6/2001 2001 Nguyễn Tấn Phát, Thứ trưởng Trường tiên tiến xuất sắc năm học 1999-2000
5 Danh hiệu "Trường Tiên tiến xuất sắc" 2390/QĐ/BGD&ĐT-VP ngày 05/6/2002 2002 Nguyễn Minh Hiển, Bộ trưởng Đạt danh hiệu thi đua Trường tiên tiến xuất sắc năm học 2000-2001
6 Danh hiệu "Trường Tiên tiến xuất sắc" 1378/QĐ/BGD&ĐT-VP ngày 17/3/2004 2004 Nguyễn Văn Vọng, Thứ trưởng Trường tiên tiến xuất sắc năm học 2002-2003
7 Danh hiệu "Tập thể Lao động xuất sắc" 6675/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/11/2005 2005 Đặng Huỳnh Mai, Thứ trưởng Tập thể lao động xuất sắc năm học 2004-2005
8 Danh hiệu "Tập thể Lao động xuất sắc" 6242/QĐ-BGDĐT ngày 03/11/2006 2006 Đặng Huỳnh Mai, Thứ trưởng Tập thể lao động xuất sắc năm học 2005-2006
9 Danh hiệu "Tập thể Lao động xuất sắc" 7220/QĐ-BGDĐT ngày 12/11/2007 2007 Phạm Vũ Luận, Thứ trưởng Tập thể lao động xuất sắc năm học 2006-2007
10 Danh hiệu "Tập thể Lao động xuất sắc" 5380/QĐ-BGDĐT ngày 14/11/2013 2013 Trần Quang Quý, Thứ trưởng Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm học 2012-2013
11 Danh hiệu "Tập thể Lao động xuất sắc" 6174/QĐ-BGDĐT ngày 24/12/2015 2015 Phạm Mạnh Hùng, Thứ trưởng Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2014-2015
12 Danh hiệu "Tập thể Lao động xuất sắc" 4867/QĐ-BGDĐT ngày 16/11/2017 2017 Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2016-2017
13 Danh hiệu "Tập thể Lao động xuất sắc" 5266/QĐ-BGDĐT ngày 07/12/2018 2018 Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2017-2018
14 Cờ thi đua của UBND tỉnh BĐ 1133/QĐ-CTUBND ngày 17/5/2007 2007 Vũ Hoàng Hà, CT UBND tỉnh BĐ Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ công tác, dẫn đầu Cụm, Khối giao ước thi đua năm 2006
15 Cờ thi đua của UBND tỉnh BĐ 2191/QĐ-CTUBND ngày 09/10/2012 2012 Lê Hữu Lộc, CT UBND tỉnh BĐ Hoàn thành xuất sắc, vượt mức các chỉ tiêu thi đua, dẫn đầu Khối thi đua các Trường ĐH, CĐ, THCN năm học 2011-2012
16 Cờ thi đua của UBND tỉnh BĐ 3052/QĐ-UBND ngày 23/8/2017 2017 Hồ Quốc Dũng, CT UBND tỉnh BĐ Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ công tác, dẫn đầu Khối thi đua các Trường ĐH, CĐ, THCN của tỉnh Bình Định năm học 2016-2017
II. Hình thức khen thưởng:
1 Huân chương độc lập hạng Ba của Chủ tịch nước 1371/2007/QĐ-CTN ngày 16/11/2007 2007 Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước Có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ TQ
2 Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước 720/2002/QĐ/CTN ngày 17/10/2002 2002 Trương Mỹ Hoa, Phó Chủ tịch nước Có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc
3 Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước 1251/KT-CTN ngày 17/6/1997 1997
4 Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước 967/KT-HĐNNB ngày 18/9/1992 1992
5 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 685/QĐ-TTg ngày 21/10/1995 1995
6 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 74/QĐ-TTg ngày 16/01/2007 2007 Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng Có thành tích trong công tác từ năm 2003 đến năm 2005, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc
7 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT 1372/QĐ-BGD&ĐT-VP ngày 26/3/2003 2003 Nguyễn Minh Hiển, Bộ trưởng Đạt thành tích xuất sắc trong công tác quản lý sinh viên giai đoạn 1998-2002
8 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT 2110/QĐ/BGD&ĐT-VP ngày 13/5/2003 2003 Lê Vũ Hùng, Thứ trưởng Có nhiều thành tích trong việc thực hiện đổi mới công tác thi đua - khen thưởng giai đoạn 1998-2002
9 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT 1381/QĐ/BGD&ĐT-VP ngày 17/3/2004 2004 Nguyễn Văn Vọng, Thứ trưởng Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2002-2003
10 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT 3786/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/7/2005 2005 Đặng Huỳnh Mai, Thứ trưởng Đạt thành tích xuất sắc trong 5 năm thực hiện phong trào thi đua yêu nước của ngành giáo dục giai đoạn 2000-2004
11 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT 6948/QĐ-BGDĐT ngày 02/11/2007 2007 Phạm Vũ Luận, Thứ trưởng Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2006-2007
12 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT 4422/QĐ-BGDĐT ngày 26/9/2011 2011 Trần Quang Quý, Thứ trưởng Đạt thành tích xuất sắc năm học 2010-2011
13 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT 5378/QĐ-BGDĐT ngày 14/11/2013 2013 Trần Quang Quý, Thứ trưởng Đạt thành tích xuất sắc năm học 2012-2013
14 Bằng khen của UBND tỉnh Bình Định 51/QĐ-UB ngày 08/01/2002 2002 Phạm Bá, Phó Chủ tịch tỉnh BĐ Có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp giáo dục 6 năm 1996-2001
15 Bằng khen của UBND tỉnh Bình Định 3055/QĐ-UBND ngày 26/8/2016 2016 Hồ Quốc Dũng, CT UBND tỉnh BĐ Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua Khối thi đua các Trường Đại học, Cao đẳng , Trung học chuyên nghiệp năm học 2015-2016
16 Bằng khen của UBND tỉnh Kon Tum 473/QĐ-UBND ngày 28/8/2017 2017 Nguyễn Văn Hòa, CT UBND tỉnh KT Đã có thành tích trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho tỉnh Kon Tum, nhân kỷ niệm 40 năm xây dựng và phát triển (1977-2017)
17 Bằng khen của UBND tỉnh Đăk Nông 1467/QĐ-UBND ngày 08/9/2017 2017 Nguyễn Bốn, CT UBND tỉnh ĐN Đã có thành tích đóng góp vào sự phát triển giáo dục đào tạo kinh tế - xã hội của tỉnh Đăk Nông, giai đoạn 2012-2017
18 Bằng khen của UBND tỉnh Gia Lai 918/QĐ-UBND ngày 10/10/2017 2017 Võ Ngọc Thành, CT UBND tỉnh GL Đã có thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Gia Lai từ năm 1977 đến năm 2017
19 Bằng khen của UBND tỉnh Đăk Lăk 2965/QĐ-UBND ngày 26/10/2017 2017 Phạm Ngọc Nghị, CT UBND tỉnh ĐL Đã có nhiều thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Đăk Lăk từ năm 1977 đến năm 2017, nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Trường (21/12/1977 - 21/12/2017)
20 Bằng khen của UBND tỉnh Phú Yên 2260/QĐ-UBND ngày 16/11/2017 2017 Nguyễn Chí Hiến, CT UBND tỉnh PY Đã có thành tích trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho tỉnh Phú Yên giai đoạn (1977-2017)
21 Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ngãi 2255/QĐ-UBND ngày 24/11/2017 2017 Đặng Ngọc Dũng, CT UBND tỉnh QN Đã có thành tích đóng góp vào sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Trường ĐHQN
22 Bằng khen của UBND tỉnh Bình Định 3030/QĐ-UBND ngày 07/9/2018 2018 Hồ Quốc Dũng, CT UBND tỉnh BĐ Khen thưởng thành tích xuất sắc trong hoạt động Khối thi đua năm học 2017-2018
GIỚI THIỆU VỀ CÁC KHOA 1. Khoa Sư phạm: Tiền thân của Trường Đại học Quy Nhơn là Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn được thành lập vào ngày 21 tháng 12 năm 1977. Ngày 30 tháng 10 năm 2003, Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn đổi tên thành Trường Đại học Quy Nhơn, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực nhưng cốt lõi vẫn là các ngành Sư phạm với sứ mệnh đào tạo nguồn lực giáo viên chất lượng cao cho cả nước, đặc biệt cho các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên. Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo các ngành Sư phạm để tham gia vào hệ thống các trường Sư phạm trọng điểm Quốc gia, Trường Đại học Quy Nhơn đã ra quyết định số 205/QĐ-ĐHQN ngày 01/02/2019 về việc thành lập Khoa Sư phạm trên cơ sở hợp thành từ 10 ngành đào tạo sư phạm trong toàn trường gồm: Sư phạm Toán, Sư phạm Tin, Sư phạm Lý, Sư phạm Hóa, Sư phạm Văn, Sư phạm Sinh, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lý, Sư phạm Tiếng Anh, và Giáo dục Chính trị. Với hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Quy nhơn đã đào tạo hàng chục nghìn giáo viên, góp phần thúc đẩy sự nghiệp trồng người của cả nước. Khoa Sư phạm là ngôi nhà chung cho các thế hệ giáo viên đã trưởng thành từ mái trường này. Mô hình đào tạo, các ngành đào tạo chính
  • Đào tạo đại học
Chương trình đào tạo Sư phạm bậc đại học gồm các ngành Cử nhân sư phạm Toán, Tin, Lý, Hóa, Văn, Sinh, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Giáo dục công dân, và 02 ngành sư phạm mới: Sư phạm Khoa học tự nhiên và Sư phạm Lịch sử - Địa lý
  • Đào tạo Sau đại học
Thạc sĩ ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh Mục tiêu chương trình đào tạo - Đào tạo nguồn lực giáo viên chất lượng cao cho cả nước, đặc biệt cho khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên; - Đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học tích hợp trong chương trình Giáo dục phổ thông mới bậc THCS gồm: Sư phạm Khoa học tự nhiên (dạy tích hợp Lý – Hóa – Sinh – Khoa học trái đất) và Sư phạm Lịch sử – Địa lý (dạy tích hợp Lịch sử và Địa lý); - Bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu năng lực theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới; - Nâng cao năng lực chuyên môn; nâng hạng giáo viên (đối với chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh) Cơ hội học bổng Khi học tại Khoa Sư phạm, sinh viên có nhiều cơ hội nhận được nhiều suất học bổng có giá trị như: - Học bổng khuyến khích học tập; - Học bổng Vallet; - Học bổng Việt Hàn; - Học bổng của các doanh nghiệp. Liên hệ
  • Địa chỉ: Tầng 8, Tòa Nhà 15 Tầng, Trường Đại học Quy Nhơn
  • Tel. 0256. 3746.158
  • Email: ksp@qnu.edu.vn
2. Khoa Khoa Học Tự Nhiên Tên tiếng Việt : Khoa Khoa học Tự nhiên Tên tiếng Anh : Faculty of Natural Sciences Thực hiện Đề án đổi mới cơ cấu tổ chức Trường Đại học Quy Nhơn giai đoạn 2019-2022 tầm nhìn 2030, ngày 21 tháng 5 năm 2019, Khoa Khoa học Tự nhiên được thành lập theo quyết định số 888/QĐ-ĐHQN của Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn. Khoa Khoa học Tự nhiên được hình thành trên cơ sở xác nhập các Khoa : Vật lý, Hóa, Sinh-Kỹ thuật nông nghiệp và Địa lí – Địa chính với số lượng 117 viên chức trong đó có 07 PGS, 36 Tiến sĩ, 68 Thạc sĩ (31 NCS). Khoa có 05 Bộ môn: + Bộ môn Vật lý-Khoa học vật liệu; + Bộ môn Địa lí-Quản lý tài nguyên môi trường; + Bộ môn Sinh học ứng dụng-Nông nghiệp; + Bộ môn Kỹ thuật hóa học-Thực phẩm; + Bộ môn Hóa học. Trong xu thế phát triển đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội, mối quan hệ liên ngành trong đào tạo và nghiên cứu khoa học và nghiên cứu khoa học gắn với ứng dụng hướng đến chuyển giao công nghệ, Khoa Khoa học Tự nhiên được thành lập và được xây dựng dựa trên những mục đích nêu trên. Các ngành đào tạo chính của Khoa: Ở bậc đại học, Khoa có đào tạo 07 ngành: Ngành Hóa học Thời lượng đào tạo: 4 năm Tổng số tín chỉ: 135 tín chỉ Mục tiêu đào tạo: Đào tạo Cử nhân khoa học Hóa học có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, đảm bảo được những yêu cầu phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có chí hướng, có phẩm chất đạo đức tốt, có tư tưởng chính trị vững vàng, khả năng tự học, tự nghiên cứu, tiếp tục học tập suốt đời, học lên trình độ cao hơn. Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ, các viện nghiên cứu về Hóa; thực hiện các công việc tại công ty, nhà máy, xí nghiệp liên quan đến hóa chất, dược phẩm, phân bón; giảng dạy chuyên ngành Hóa ở các trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học;… Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học Thời lượng đào tạo: 4,5 năm Tổng số tín chỉ: 150 tín chỉ Mục tiêu đào tạo: Đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học có chuyên môn vững, có khả năng làm việc theo nhóm và kỹ năng giao tiếp tốt; có đạo đức nghề nghiệp tốt, tính chuyên nghiệp cao, có đủ trình độ và năng lực để làm việc, nghiên cứu trong các công ty, nhà máy sản xuất các sản phẩm hóa học, đặc biệt trong các ngành công nghệ Hữu cơ – Hóa dầu và công nghệ Môi trường và có thể học lên các bậc học cao hơn. Ngành Quản lí đất đai Thời lượng đào tạo: 4 năm Tổng số tín chỉ: 135 tín chỉ Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân Quản lý đất đai có kiến thức chuyên môn cao, có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe, giao tiếp xã hội tốt, có khả năng quản lý, có tư duy độc lập và khả năng làm việc tập thể, tổ chức sản xuất và chuyển giao kỹ thuật chuyên ngành Quản lý đất đai. Sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được các vị trí công việc tại các cơ quan sự nghiệp nhà nước; các trường đại học, cao đẳng, học viện và viện nghiên cứu; các cơ quan, tổ chức của chính phủ và phi chính phủ trong lĩnh vực Quản lý đất đai. Ngành Quản lí tài nguyên và môi trường Thời lượng đào tạo : 4 năm Tổng số tín chỉ: 132 tín chỉ Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân trình độ đại học ngành Quản lí tài nguyên và môi trường có đầy đủ về phẩm chất chính trị, có đạo đức và sức khoẻ tốt; có trình độ tri thức và chuyên môn nghiệp vụ tốt; nắm vững các kiến thức cơ bản về lý luận và thực tiễn của ngành Quản lí tài nguyên - môi trường, về hệ thống pháp luật, chính sách môi trường và khoa học nền tảng về những kiến thức có liên quan của khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn như Khoa học Trái đất, Bản đồ học, Môi trường học, Hệ thông tin địa lý, Phát triển bền vững và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực quản lí tài nguyên, môi trường,…; có năng lực công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực quản lí tài nguyên và môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của đất nước trong giai đoạn mới. Ngành Sinh học ứng dụng Thời lượng đào tạo: 4 năm Tổng số tín chỉ: 135 tín chỉ Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân Sinh học ứng dụng theo định hướng nghề nghiệp có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng về Sinh học; có khả năng nắm bắt được những tiến bộ khoa học trong nước và thế giới. Biết triển khai các đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực Sinh học trong phòng thí nghiệm cũng như ngoài thực tế. Ngành Nông học Thời lượng đào tạo: 4 năm Tổng số tín chỉ: 135 tín chỉ Mục tiêu đào tạo: Đào tạo kỹ sư Nông học có đủ chuyên môn, kiến thức và kỹ năng về nông nghiệp; có khả năng nắm bắt được những tiến bộ khoa học trong nước và thế giới; biết thao tác nghề nghiệp trong phòng thí nghiệm cũng như ngoài thực tế sản xuất đồng ruộng; có khả năng nghiên cứu, chỉ đạo và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn và bền vững. Ngành Vật lý học Thời lượng đào tạo: 4 năm Tổng số tín chỉ: 135 tín chỉ Mục tiêu đào tạo: Đào tạo Cử nhân Vật lý có trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về toán học, tin học, cùng với những kiến thức chuyên ngành và chuyên sâu về Vật lý (từ Vật lý cổ điển đến Vật lý hiện đại) và những kỹ năng thực hành cần thiết giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ trình độ để làm công tác nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp hoặc giảng dạy Vật lý ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc dạy nghề, hoặc học tiếp lên các trình độ cao hơn; Trang bị cho sinh viên phương pháp tư duy lôgic, sáng tạo để có thể áp dụng các thành tựu khoa học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong công nghệ, kỹ thuật và trong các hoạt động nghề nghiệp. Liên kết khu vực: Hiện có các liên kết các Trường Đại học trên thế giới như: Đại học Orléans-Cộng hòa Pháp, Đại học Vũ Hán-Trung Quốc, Đại học KU. Leuven- Bỉ, Đại học Twente-Hà Lan, Đại học Delf-Hà Lan, Đại học Bonn-Đức, Đại học Bern-Thụy Sỹ, Đại học EPFL-Thụy Sỹ, Đại học Chungnam-Hàn Quốc, Đại học Ewha Womans - Hàn Quốc… nhằm hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ liên quan đến các lĩnh vực như: quy hoạch đô thị, biến đổi khí hậu, công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ hóa học, khoa học vật liệu, Hóa học tính toán và mô phỏng, … Học bổng: Sinh viên học được các Chương trình học bổng Vallet là quỹ học bổng hàng năm được trao cho các em học sinh, sinh viên suất sắc nhất của Việt Nam, liên quan đến lĩnh vực Khoa học Tự nhiên; Học bổng Đạm Cà Mau; Học bổng "Mocha-Đồng hành cùng sinh viên nghèo vượt khó"; Chương trình học bổng Erasmus+ (ICMKA 2018) thuộc thỏa thuận hợp tác được Uỷ ban Châu Âu (European Commission) tài trợ giữa Trường Đại học Évora (Bồ Đào Nha) và Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Sidi Mohamed Ben Abdellah (Universite Sidi Mohammed Ben Abdellah, Marrocos), Trường Đại học Eduardo Mondlane (Universidade Eduardo Mondlane, Mozambique) và Trường Đại học Peradeniya (University of Peradeniya, Sri Lanka). Email liên lạc của khoa: Email : khtn@qnu.edu.vn Website : http://ns.qnu.edu.vn 3. Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn Thực hiện Ðề án đổi mới cơ cấu tổ chức, ngày 21 tháng 5 năm 2019, Trường Đại học Quy Nhơn đã quyết định thành lập KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN (trên cơ sở sáp nhập các Khoa: Ngữ Văn, Lịch sử, Tâm lý Giáo dục & Công tác xã hội)[1]. Sau khi thành lập, khoa khoa học Xã hội và Nhân văn có 51 giảng viên, chuyên viên (03 PGS, 21 Tiến sĩ, 25 Thạc sĩ, 02 cử nhân) được biên chế thành 04 Tổ Bộ môn: Ngữ văn; Lịch sử - Khu vực học; Tâm lý - Giáo dục; Công tác xã hội. Trong xu thế phát triển đào tạo các chuyên ngành khoa học xã hội theo định hướng ứng dụng gắn liền với nghiên cứu thực nghiệm lấy nhân văn làm nền tảng, sựra đời của khoa Khoa học Xã hội Nhân vănmột bước phát triển mới trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn Trường Đại học Quy Nhơn. Khoa Khoa học Xã hội và Nhân luôn bám sát mục tiêu đào tạo, hướng tới chuẩn chất lượng với mục tiêu tất cả vì quyền lợi của người học. Sinh viên tốt nghiệp từ khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ khi tiếp nhận công việc, có những kỹ năng làm việc thực tế và khả năng ngoại ngữ, công nghệ thông tin. Trong thời gian tới, khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ chú trọng công tác xây dựng phát triển đội ngũ giảng viên, xây dựng các nhóm nghiên cứu và triển khai các hướng nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực Ngữ văn, Lịch sử, Khu vực học, Văn hoá, Tâm lý - Giáo dục, Quản lý giáo dục, Công tác xã hội..., chuyển giao kết quả nghiên cứu góp phần phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Nam trung bộ và Tây Nguyên. CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Ngành Văn học a. Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức: - Thời gian đào tạo: 04 năm - Khối lượng kiến thức toàn khóa: 135 tín chỉ, chưa kể phần kiến thức Giáo dục thể chất (4 tín chỉ) và Giáo dục quốc phòng (8 tín chỉ). b. Mục tiêu đào tạo Chương trình đào tạo ngành Văn học nhằm đáp ứng những mục tiêu, chiến lược giáo dục trong tình hình mới, phù hợp với những yêu cầu đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao và phẩm chất đạo đức chính trị vững vàng, phục vụ hữu ích cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. * Mục tiêu cụ thể: - Kiến thức: Chương trình đào tạo ngành Văn học cung cấp cho người học kiến thức cơ bản trên các lĩnh vực triết học, chính trị, lịch sử, văn hóa... và kiến thức mang tính hệ thống và sâu rộng về ngôn ngữ và văn học nghệ thuật. - Kỹ năng: Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Văn học, người học có năng lực chuyên môn và kĩ năng tự đổi mới, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, hoặc học tiếp ở các bậc học cao học, nghiên cứu sinh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. - Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: + Người có bằng Cử nhân Văn học có thể làm công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu, các cơ quan truyền thông, văn hóa, các cơ quan đoàn thể xã hội cần sử dụng hoặc có liên quan đến kiến thức văn học và ngôn ngữ. + Có năng lực chuyên môn và khả năng tự đổi mới, tự bổ túc, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, hoặc học tiếp ở các bậc học cao học, nghiên cứu sinh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Có năng lực tự chủ và biết tự chịu trách nhiệm về công việc chuyên môn và nghề nghiệp của mình. Ngành Việt Nam học a. Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức: - Thời gian đào tạo: 4 năm - Khối lượng kiến thức toàn khoá: 135 tín chỉ (chưa kể phần kiến thức Giáo dục thể chất (4 tín chỉ) và Giáo dục quốc phòng (7 tín chỉ) b.Mục tiêu đào tạo * Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo Cử nhân khoa học ngành Việt Nam học - Văn hóa du lịch là chương trình đào tạo người Việt Nam và người nước ngoài có trình độ đại học về Việt Nam học, về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam; đồng thời nắm vững những kiến thức cơ bản về đất nước, con người, lịch sử, địa lý, văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội, du lịch của Việt Nam. * Mục tiêu cụ thể: - Kiến thức: + Chương tình này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và thiết thực về Việt Nam học, về khoa học du lịch, về tiếng Việt và văn hóa Việt Nam. + Chương trình Việt Nam học - Văn hóa du lịch cũng nhằm bồi dưỡng và nâng cao trình độ tiếng Việt và hiểu biết về đất nước Việt Nam, con người, văn hóa, du lịch Việt Nam cho những người nước ngoài gốc Việt. Sinh viên nếu là người nước ngoài còn phải rèn luyện những kĩ năng thành thục trong sử dụng tiếng Việt, thông thạo trong phiên dịch, biên dịch, nghiên cứu, giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt. - Kỹ năng: + Sau khi tốt nghiệp, người học nâng cao lòng yêu nước, quý trọng tiếng Việt và văn hóa Việt Nam; tôn trọng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; + Tuyên truyền và giáo dục việc bảo vệ môi trường thông qua các nội dung du lịch sinh thái, du lịch bền vững; có ý thức đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề, tôn trọng pháp luật nói chung và pháp luật trong văn hóa du lịch. - Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng công tác trên các lĩnh vực kinh tế và xã hội - nhân văn gắn với ngôn ngữ và văn hóa du lịch Việt Nam, cụ thể: + Có thể tiếp tục đi sâu nghiên cứu về Việt Nam học. + Làm công tác quản lý du lịch Việt Nam. + Làm hướng dẫn viên du lịch Việt Nam. + Công tác trong các cơ quan văn hóa, du lịch. + Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế. + Làm việc trong các văn phòng thương mại, các cơ quan đại diện, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong nước hoặc nước ngoài. + Ngoài ra, họ còn có thể làm công tác giảng dạy tiếng Việt, phiên dịch hoặc có định hướng theo đuổi con đường học vấn sau đại học: Thạc sĩ, Tiến sĩ các chuyên ngành Ngữ văn, Lịch sử, Kinh tế, Du lịch, Đông phương học, Văn hóa học, v.v. Ngành Công tác xã hội a. Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức: - Thời gian đào tạo: 4 năm - Khối lượng kiến thức: Chương trình được cấu trúc với khối lượng 135 tín chỉ (không tính các học phần giáo dục thể chất và quốc phòng), phân bố như sau: Kiến thức chung 86; Kiến thức ngành 82; Khóa luận tốt nghiệp/học phần thay thế 7 b. Mục tiêu đào tạo: * Mục tiêu chung - Đào tạo cán bộ làm Công tác xã hội có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ; nắm vững hệ thống kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về nghề Công tác xã hội; có khả năng nghiên cứu, phát hiện và giúp cá nhân, nhóm, cộng đồng tự giải quyết những vấn đề của họ. - Người học tốt nghiệp trình độ đại học ngành Công tác xã hội có năng lực cung cấp các dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp tại các cơ sở và tổ chức xã hội trong các lĩnh vực an sinh xã hội, sức khỏe và giáo dục; có khả năng tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến nghề công tác xã hội. * Mục tiêu cụ thể - Kiến thức + Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực công tác xã hội: Nắm vững kiến thức cơ bản về tâm lý học, xã hội học, các lý thuyết và mô hình công tác xã hội; các phương pháp công tác xã hội chuyên nghiệp; kiến thức bổ trợ và ứng dụng vào việc phân tích, xây dựng kế hoạch, hỗ trợ thực hiện và lượng giá tiến trình giải quyết vấn đề. Đồng thời có kiến thức nghiên cứu và xây dựng các mô hình tiếp cận khác nhau giúp đỡ đối tượng có vấn đề trong cuộc sống; kiến thức nghiên cứu và xây dựng chính sách. + Có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các ca công tác xã hội phức tạp; Tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực công tác xã hội để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực công tác xã hội. - Kỹ năng + Sử dụng được các kỹ năng công tác xã hội cá nhân, nhóm vào việc cung cấp các dich vụ trợ giúp các cá nhân, gia đình và nhóm để giúp họ tăng cường năng lực tự giải quyết vấn đề và đáp nhu cầu của mình. + Có kỹ năng đánh giá, phát hiện các vấn đề trong cộng đồng, huy động nguồn lực phát triển cộng đồng, tham gia quản lý và thực hiện các dự án phát triển cộng đồng. + Phát triển kỹ năng vận động và tham gia xây dựng chính sách xã hội và các chính sách có liên quan. + Có kỹ năng nghiên cứu, đánh giá chính sách, mô hình giúp đỡ. + Có kỹ năng phân tích, đánh giá, áp dụng mô hình tiếp cận phục vụ cho phát triển nghề nghiệp (giảng dạy, kiểm huấn). + Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành công tác xã hội; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn. - Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ công tác xã hội; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ công tác xã hội; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá cải tiến các hoạt động chuyên môn công tác xã hội. Ngành Đông phương học a. Thời gian đào tạo, khối lượng kiến thức: - Thời gian đào tạo: 4 năm - Khối lượng kiến thức: Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa là 135 tín chỉ, gồm: 103 tín chỉ bắt buộc và 32 tín chỉ tự chọn (không kể 4 tín chỉ Giáo dục thể chất và 8 tín chỉ Giáo dục quốc phòng - An ninh), được phân thành 2 khối: - Khối kiến thức giáo dục đại cương: 40 tín chỉ (29,6%). - Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 95 tín chỉ (70,4%). b. Mục tiêu đào tạo * Mục tiêu chung: - Chương trình ngành Đông phương được xây dựng theo hướng đào tạo người học có phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng, có kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp, nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức tương đối toàn diện và hệ thống về Đông phương học theo hướng chuyên ngành Nhật Bản học, Trung Quốc học và Ấn Độ học. - Người học tốt nghiệp ngành Đông phương học được trang bị các kỹ năng ngoại ngữ hoặc tiếng Nhật hoặc tiếng Trung hoặc tiếng Anh trong giao tiếp nghiệp vụ ngoại thương, du lịch, giảng dạy; có kỹ năng về quan hệ quốc tế và giao tiếp xã hội. Cử nhân Đông phương học có thể làm việc cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam và khu vực, các tổ chức quốc tế. * Mục tiêu cụ thể - Về kiến thức + Chương trình trang bị cho người học các kiến thức chung thuộc hệ thống giáo dục quốc dân về triết học Mác - Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh. + Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức về Đông Phương học nói chung và về đất nước học của ba nước lớn ở Châu Á, có quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa khá gần gũi với nước ta là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. + Cùng với việc hiểu sâu về lịch sử, văn hóa, chính trị và các đặc trưng riêng có của mỗi nước, Chương trình đặc biệt chú trọng cung cấp cho sinh viên kiến thức ngôn ngữ của các nước đó theo hướng hướng nghiệp: hướng giao tiếp thông dụng, hướng giao tiếp du lịch, hướng đọc hiểu chuyên ngành,... Khi làm khóa luận, sinh viên có thể viết được tóm tắt bằng tiếng của nước học chuyên sâu. Kết thúc khóa học, sinh viên vừa biết giao tiếp thông dụng, vừa có kỹ năng đọc hiểu để khai thác tốt tư liệu bằng tiếng phổ thông của quốc gia mà họ theo học chuyên ngành. - Về kỹ năng chuyên môn + Chương trình ngành Đông phương học hướng đến đào tạo nhân lực có kỹ năng chuyên môn như phân tích, tổng hợp các nguồn dữ liệu đa lĩnh vực, đa ngôn ngữ (ít nhất là tiếng Anh và các ngôn ngữ chuyên ngành); nhận biết, phân loại các dữ liệu, thông tin về khu vực học và đất nước học, làm nền tảng cho việc không ngừng tự hoàn thiện tư duy sáng tạo; tiếp cận sự tương đồng và sự khác biệt về đặc trưng văn hóa, xã hội của các nền văn hóa trong khu vực (thuộc từng chuyên ngành) trong sự so sánh đối chiếu; có khả năng nghiên cứu và đề xuất các khuyến nghị nhằm khắc sâu sự hiểu biết, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, ngoại giao giữa Việt Nam và các nước châu Á khác (nhất là các nước Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ); giao tiếp có hiệu quả, có khả năng hội nhập và thích nghi trong môi trường giao lưu quốc tế. + Chương trình đào tạo Đông phương học không chỉ giúp sinh viên nắm kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa... của nước mà mình đi sâu nghiên cứu mà còn, và trước hết phải có được kỹ năng nắm bắt ngôn ngữ, cách tư duy của cư dân để trở thành chuyên gia nghiên cứu hoặc người phiên dịch, nhà tư vấn cho các tổ chức, cá nhân người Việt Nam có quan hệ với nước đó. - Thái độ, đạo đức nghề nghiệp + Chương trình giáo dục cho sinh viên ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác và tận tụy; luôn có ý thức vươn lên trong công việc. + Hình thành cho sinh viên kỹ năng nghiên cứu khoa học độc lập, đồng thời có tinh thần làm việc tập thể. - Vị trí việc làm có thể đảm nhận sau tốt nghiệp + Với kiến thức ngoại ngữ và nghiệp vụ ngoại thương, du lịch, giảng dạy,… cử nhân Đông phương học có khả năng tham gia nhiều vị trí công tác trong cơ quan, công ty, ban ngành trong nước và quốc tế: biên dịch, phiên dịch, phóng viên quốc tế, biên tập viên, nhân viên hải quan, Sở ngoại vụ,… hoặc giảng dạy ngoại ngữ tại các cấp học. + Sau khi tốt nghiệp đại học, người học có thể tiếp tục tham gia các chương trình đào tạo cao học ở Việt Nam hoặc các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ về chuyên môn tiếng, các lĩnh vực khoa học khác như Châu Á học, Quốc tế học, Dân tộc học, Quan hệ quốc tế, Nhật Bản học, Trung Quốc học và Ấn Độ học. - Trình độ ngoại ngữ, tin học + Ngoài việc nắm chắc ngôn ngữ của nước nghiên cứu chuyên sâu (như đã nêu ở phần 1.2.1.), sinh viên tốt nghiệp ngành Đông phương học phải đạt trình độ tiếng Anh bậc 3/6 (theo quy định chuẩn ngoại ngữ của Việt Nam) để hiểu được các ý chính của bài báo hay bài phát biểu liên quan đến ngành học và chuyên ngành chuyên sâu của bản thân; có thể sử dụng tiếng Anh để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường. + Đạt chuẩn đầu ra tin học với một trong bốn chứng chỉ sau: Chứng chỉ công nghệ thông tin cơ bản do Trường Đại học Quy Nhơn cấp hoặc Chứng chỉ tin học quốc tế IC3 hoặc Chứng chỉ tin học quốc tế ICDL hoặc Chứng chỉ tin học quốc tế MOS. Ngành Quản lý giáo dục a. Thời gian đào tạo, khối lượng kiến thức: - Thời gian đào tạo: 4 năm - Khối lượng kiến thức: Chương trình được cấu trúc với khối lượng 132 tín chỉ (không tính các học phần giáo dục thể chất và quốc phòng): Kiến thức chung 42; Kiến thức ngành 34; kiến thức chuyên ngành 49; Khóa luận tốt nghiệp/ chuyên đề tốt nghiệp 7. b.Mục tiêu đào tạo * Mục tiêu chung Đào tạo cử nhân quản lý giáo dục có trình độ khoa học về quản lý giáo dục, có kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp vững vàng, có đạo đức và lối sống lành mạnh, có khả năng tham gia công tác quản lý giáo dục và đào tạo cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu đổi mới, nâng cao chất lượng của công tác quản lý giáo dục trong thực tiễn hiện nay. * Mục tiêu cụ thể - Kiến thức + Giúp người học trang bị hệ thống tri thức khoa học cơ bản, hiện đại, chuyên sâu phù hợp với thực tiễn Việt Nam về khoa học quản lý, quản lý giáo dục và các khoa học có liên quan; kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường; + Trên cơ sở đó có khả năng cập nhật kiến thức tiếp tục nâng cao trình độ và ứng dụng kiến thức vào công tác quản lý giáo dục và đào tạo cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường và các cơ sở giáo dục - đào tạo. - Kỹ năng + Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành quản lý giáo dục trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực quản lý giáo dục; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền. + Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành quản lý giáo dục; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn. - Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm + Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; + Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình. Ngành Tâm lý học giáo dục a. Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức: - Thời gian đào tạo: 4 năm - Khối lượng kiến thức toàn khoá: Chương trình được cấu trúc với khối lượng 135 tín chỉ (không tính các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh): Kiến thức chung 34; Kiến thức ngành 94; Khóa luận tốt nghiệp/chuyên đề hoặc học phần thay thế 7. b. Mục tiêu đào tạo * Mục tiêu chung Đào tạo cử nhân Tâm lý học giáo dục có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để có đủ khả năng: - Làm việc tại các trung tâm, các cơ quan đoàn thể xã hội, viện nghiên cứu, cơ quan truyền thông, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường học. - Có thể nghiên cứu khoa học tâm lý và giáo dục tại các cơ sở nghiên cứu. - Có thể làm việc tại các trung tâm tư vấn tâm lý - giáo dục và các cơ sở sản xuất, kinh doanh. - Có đủ năng lực tự học, tự nghiên cứu để có thể học tiếp lên trình độ cao hơn trong cùng lĩnh vực khoa học. * Mục tiêu cụ thể - Kiến thức + Có các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về tâm lý con người, sự phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân; các kiến thức về nguyên tắc, phương pháp giáo dục, phương pháp tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học tâm lý và khoa học giáo dục; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp như: giáo dục và hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, giáo dục trẻ khuyết tật, định hướng nghề nghiệp và tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông, các cá nhân, khách hàng. + Tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực Tâm lý học giáo dục để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động tâm lý và giáo dục - Kỹ năng + Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong những bối cảnh khác nhau: Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, kỹ năng chẩn đoán và đánh giá tâm lý con người, kỹ năng tham vấn tâm lý cho cá nhân, kỹ năng tổ chức, quản lý và lãnh đạo…, kỹ năng tổ chức nghiên cứu các vấn đề của Tâm lý học giáo dục vào thực tiễn xã hội; biết vận dụng các kiến thức được đào tạo vào làm việc và nghiên cứu tại các cơ quan đoàn thể xã hội, các cơ sở đào tạo, các cơ sở nghiên cứu, các trung tâm tư vấn, các cơ sở sản xuất kinh doanh. + Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực Tâm lý học giáo dục; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền. + Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành tâm lý học giáo dục; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn. - Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm + Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; + Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình. CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ 1. Lịch sử Việt Nam 2. Ngôn ngữ học 3. Văn học Việt Nam 4. Quản lý giáo dục HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH VIÊN - Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch công tác quản lý sinh viên. Chú trọng và tăng cường vai trò của cố vấn học tập đối với sinh viên. Tổ chức đối thoại giữa Lãnh đạo Khoa với sinh viên. - Tổ chức các hoạt động ngoại khóa với nhiều hình thức đa dạng và phong phú, trong đó chú trọng việc gắn kết giữa đào tạo với môi trường thực tiễn xã hội để giáo dục ý thức nghề nghiệp và lòng yêu nghề của sinh viên. - Tổ chức các hoạt động Đoàn - Hội, tạo môi trường học tập và rèn luyện, phát triển toàn diện cho sinh viên. - Phối hợp tìm kiếm các nguồn học bổng và giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Địa chỉ: Phòng 81, 82 - Nhà 15 Tầng - Số 170, Đường An Dương Vương, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Email: khxhnv@qnu.edu.vn; website: http://khxhnv.qnu.edu.vn 4. Khoa Toán và Thống kê Khoa Toán là một trong năm khoa đầu tiên được thành lập theo quyết định thành lập Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn (Quyết định số 1842/QĐ ngày 21/12/1977 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Trường Đại học Quy Nhơn có bề dày trên 40 năm đào tạo và nghiên cứu khoa học. Chức năng của Khoa Toán là đào tạo ngành Sư phạm Toán học. Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho xã hội, Khoa Toán cũng đã nhanh chóng mở ngành đào tạo cử nhân tin học từ năm 1992 và đào tạo cử nhân khoa học toán học từ năm 1998. Cũng trong năm này, Khoa Toán cũng là khoa đầu tiên đủ điều kiện và được phép đào tạo bậc học cao hơn, thạc sĩ, với chuyên ngành “Phương pháp Toán sơ cấp”. Năm 2000, hai ngành đào tạo thạc sĩ khác “Toán giải tích”, “Đại số và Lý thuyết số” cũng được phép tuyển sinh tại Khoa. Đặc biệt, gần đây, năm 2013 hai chuyên ngành này cũng trở thành hai chuyên ngành đào tạo ở bậc tiến sĩ đầu tiên của trường. Khoa Toán không ngừng phát triển lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng đào tạo. Năm 2018, Khoa Toán được phép đào tạo hai ngành đào tạo cử nhân Toán ứng dụng (với 2 chuyên ngành Khoa học dữ liệu, Toán-tin ứng dụng) và Thống kê. Đây là các ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực hiện nay đặc biệt cho các lĩnh vực khoa học công nghệ, quản lý và khai thác dữ liệu phục vụ đời sống. Tháng 7 năm 2019, Khoa Toán được đổi tên thành Khoa Toán và Thống kê. Hiện nay, Khoa Toán và Thống kê được Chương trình trọng điểm Quốc gia phát triển Toán học lựa chọn để đầu tư, phát triển thành một trong ba khoa Toán mạnh của cả nước. Tại Thông báo số 579/TB-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ GD&ĐT về Kết luận của Bộ trưởng tại buổi làm việc với Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, đơn vị thường trực của Chương trình Toán, mục 2.3 (Về xây dựng các trung tâm nghiên cứu Toán học của khu vực) có ghi rõ: “Xây dựng đề án phát triển 3 Khoa Toán thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Quy Nhơn trở thành 3 trung tâm đào tạo và nghiên cứu Toán học tại các khu vực và tham gia hỗ trợ thực hiện các hoạt động của Chương trình Toán”. Bên cạnh đó, hiện nay Bộ GD&ĐT cũng đã và đang chỉ đạo nghiên cứu, thành lập Trung tâm NCKH cơ bản quốc tế thuộc Trường Đại học Quy Nhơn và giao Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán nghiên cứu đề xuất triển khai các hoạt động của Chương trình Toán cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên tại Trung tâm này. Với bề dày hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với sự quan tâm, đầu tư phát triển của Chương trình trọng điểm Quốc gia phát triển Toán học thuộc Bộ GD&ĐT, Khoa Toán và Thống kê chẳng những tạo được uy tín trong cộng đồng Toán học đối với chất lượng nghiên cứu, giảng dạy Toán học tại Trường ĐHQN trong thời gian qua mà còn hứa hẹn triển vọng sẽ tiếp tục đóng góp tích cực hơn nữa để thúc đẩy chất lượng nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng Toán học ở khu vực miền Trung cũng như cả nước ngày càng hiệu quả và thiết thực hơn. Mô hình Tất cả các ngành đào tạo đại học, thạc sĩ và tiến sĩ của Khoa đều theo mô hình đào tạo chính quy tập trung, theo hệ thống tín chỉ. Ngoài ra, Khoa còn có đào tạo liên thông từ Cao đẳng lên Đại học cho ngành Sư phạm Toán học. Thời gian đào tạo đại học là 4 năm; thời gian đào tạo thạc sĩ là 2 năm và đào tạo tiến sĩ là 3 năm (tập trung) hoặc 4 năm (không tập trung). Các ngành đào tạo chính - Đại học chính quy: Sư phạm Toán học (1977), Toán học (1998), Toán ứng dụng (bao gồm: Khoa học dữ liệu, Toán-tin ứng dụng) (2018), Thống kê (2018). - Thạc sĩ: Phương pháp Toán sơ cấp (1998), Đại số và Lý thuyết số (2000), Toán Giải tích (2000), - Tiến sĩ: Đại số và Lý thuyết số (2013), Toán Giải tích (2013) Mục tiêu đào tạo - Khoa Toán và Thống kê Trường ĐHQN là một đơn vị đào tạo, có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực toán học lý thuyết và toán ứng dụng, đặc biệt là đào tạo đội ngũ giáo viên THPT (có đầy đủ năng lực chuyên môn, năng lực nghiên cứu toán học; đáp ứng đầy đủ quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT) cho khu vực miền Trung- Tây Nguyên và cả nước; là trung tâm NCKH về toán học lý thuyết và toán ứng dụng trong khu vực và trên thế giới. - Tầm nhìn đến năm 2030, Khoa Toán và Thống kê Trường ĐHQN sẽ trở thành một khoa có uy tín về NCKH và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực toán học lý thuyết và toán ứng dụng; nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH phục vụ cho sự nghiệp GD&ĐT, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học, đảm bảo cho Toán học Việt Nam phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào việc phát triển đất nước và nâng cao vị thế của Toán học Việt Nam trên trường quốc tế. Liên kết khu vực -Liên kết với Đại học Limoges (Pháp) trong việc đào tạo thạc sĩ: Sinh viên đại học năm thứ 4 đủ tiêu chuẩn có cơ hội học chương trình thạc sĩ M1 online (miễn học phí), sau khi tốt nghiệp đại học sẽ được cấp học bổng du học theo chương trình thạc sĩ M2 tại Đại học Limoges và được Đại học Limoges cấp bằng thạc sĩ. Nhiều sinh viên xuất sắc có thể tiếp tục được nhận học bổng để theo học các chương trình tiến sĩ tại đại học này hoặc các nước Châu Âu và Mỹ. -Khoa đã thiết đặt quan hệ, hợp tác trong nghiên cứu và đào tạo với nhiều trường đại học lớn trên thế giới. Nhiều nhóm nghiên cứu của Khoa thuộc lĩnh vực Toán lý thuyết và Toán ứng dụng nhiều năm có hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học và các nhóm nghiên cứu khác ở các Viện nghiên cứu và các trường đại học trên thế giới như: Limoges University, Aix-Marseille University (Pháp), Deakin University, Macquarie University (Úc), Beijing Normal University (Trung Quốc), Cologne University (Đức), West Georgia University (Hoa Kỳ),… Nhiều nhà khoa học cơ hữu thuộc các nhóm nghiên cứu mạnh của Khoa được mời đến tham gia (dài hạn và ngắn hạn) các dự án nghiên cứu tại các cơ sở này. Học bổng Sinh viên có kết quả học tập tốt của Khoa Toán và Thống kê có cơ hội nhận được các học bổng thường niên sau: - Học bổng của Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán - Học bổng Vallet - Học bổng “Quỹ tài năng và sinh viên vượt khó” của Khoa Và một số học bổng khác Liên hệ email: kt@qnu.edu.vn 5. Khoa Công Nghệ Thông Tin Năm 1992, nhận thấy Tin học là một ngành đào tạo mà xã hội có nhu cầu, Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn (nay là trường Đại học Quy Nhơn - ĐHQN) đã liên kết với Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) đào tạo cử nhân ngành Tin học, và đây được xem là khởi đầu cho việc hình thành khoa Công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay. Với việc liên kết đào tạo này, Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn đã là nơi đào tạo ngành Tin học khá sớm của khu vực miền Trung và Tây nguyên. Cũng từ đó, Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn bắt đầu đào tạo cán bộ, chuẩn bị cơ sở vật chất nhằm đáp ứng cho việc đào tạo một ngành mới đó là ngành Tin học. Với nhu cầu ngày càng tăng của nhân lực Tin học, sự gia tăng nhanh chóng về số lượng sinh viên theo học ngành Tin học cho thấy xu hướng phát triển và tầm quan trọng của lĩnh vực Tin học trong phát triển Khoa học công nghệ và Kinh tế xã hội của đất nước. Trên cơ sở đó, ngày 14 tháng 5 năm 1999, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 1649/QĐ-BGDĐT về việc thành lập Khoa Tin học, Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn. Lúc này, đội ngũ giảng viên của Khoa chủ yếu là các giảng viên từ tổ Toán ứng dụng thuộc khoa Toán được cử đi đào tạo về Tin học và một số sinh viên Tin học giỏi sau khi tốt nghiệp được giữ lại Khoa. Và cũng trong năm học 1999 - 2000, sau 7 năm liên kết đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn chính thức được tuyển sinh đào tạo và cấp bằng cử nhân Tin học. Đây là bước ngoặt lớn có ý nghĩa tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển của Khoa sau này. Cùng với sự phát triển của Trường Đại học Quy Nhơn và sự phát triển nhanh chóng của CNTT, đến năm 2010, Khoa đổi tên thành Khoa CNTT nhằm định hướng đào tạo gắn với công nghệ và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đến nay, sau một thời gian xây dựng và phát triển, vượt qua những khó khăn ban đầu, Khoa CNTT đã và đang khẳng định vị thế trong đào tạo lĩnh vực CNTT ở Việt Nam. Hiện nay, Khoa CNTT được biết đến như một đơn vị với đội ngũ trẻ, năng động, đoàn kết, với chiến lược đào tạo và quyết tâm phát triển hướng tới tiêu chuẩn chất lượng và đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội. Từ chỗ chỉ có 1 ngành đào tạo trình độ đại học, đến nay Khoa đã đào tạo thạc sĩ ngành Khoa học máy tính, 3 ngành đào tạo trình độ đại học là Sư phạm Tin học, CNTT (với 4 chuyên ngành: Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính), Kỹ thuật phần mềm (hệ kỹ sư). Để áp ứng nhu cầu của xã hội, ngoài việc đào tạo sinh viên chính quy, Khoa còn tham gia đào tạo hình thức vừa làm vừa học liên thông từ trình độ cao đẳng lên đại học ngành CNTT, Sư phạm Tin học cho các tỉnh trong khu vực miền Trung và Tây nguyên như Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Lâm Đồng, góp phần quan trọng vào đào tạo nhân lực CNTT cho các tỉnh trong khu vực và trên cả nước. Email của Khoa: kcntt@qnu.edu.vn 6. Khoa Tài chính – Ngân hàng và Quản trị kinh doanh Khoa Tài chính - Ngân hàng & Quản trị kinh doanh (TC-NH & QTKD) Trường Đại học Quy Nhơn là nơi cung cấp cho người học các chương trình đào tạo chất lượng cao về khoa học Tài chính – Ngân hàng và Quản trị kinh doanh; đồng thời chuyển giao những kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Hơn 20 năm hình thành và phát triển, Khoa TC-NH & QTKD trở thành Khoa có uy tín trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn khoa học Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, Dịch vụ Khách sạn ở Bình Định, khu vực miền Trung và cả nước; có đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý có chuyên môn cao (được đào tạo từ các nước: Anh, Australia, Newzeland, Đức, Mỹ, Hàn Quốc…); các chương trình đào tạo bắt kịp trình độ giáo dục đại học trong khu vực và tiếp cận xu thế phát triển giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới. Khoa TC-NH & QTKD thuộc Trường Đại học Quy Nhơn có tiền thân là Ban Công nghệ - Luật - Kinh tế, được thành lập năm 1996. Sau 13 năm, đến năm 2009, Khoa TC-NH & QTKD được thành lập sau khi chia tách từ Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh. Như vậy, kể từ khóa tuyển sinh đầu tiên của khối ngành Kinh tế & QTKD - Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn (năm 1994) đến nay, Khoa TC-NH & QTKD đã có hơn 20 năm xây dựng và phát triển. Các ngành đào tạo chính Mục tiêu của Khoa TC-NH & QTKD là đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp cho xã hội các nhà quản trị doanh nghiệp, các chuyên gia tài chính – ngân hàng, các nhà quản lý hoạt động du lịch và khách sạn. Bên cạnh đó, Khoa cũng tập trung nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng & quản trị kinh doanh, dịch vụ du lịch và lữ hành, dịch vụ khách sạn nhằm tham gia giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước; đồng thời bổ sung, phát triển lý luận về kinh tế trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Khoa luôn mở rộng mối quan hệ hợp tác với các Trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước nhằm từng bước hòa nhập và phát triển công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của Khoa; đa dạng hóa và nâng cao kiến thức cho người dạy và người học; đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, tình hình phát triển kinh tế xã hội. * Đào tạo trình độ đại học các ngành: (1) Ngành Quản trị kinh doanh (tuyển sinh từ K25): Cử nhân Quản trị kinh doanh có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, có kiến thức chung về kinh tế - xã hội; có kiến thức ngành quản trị kinh doanh; có kỹ năng phân tích và thực hành các nghiệp vụ trong quản trị kinh doanh; có những kỹ năng mềm cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp như kỹ năng tư duy, kỹ năng lập kế hoạch mục tiêu, kỹ năng thuyết trình - thuyết phục;... Đồng thời những cử nhân QTKD có thái độ tốt về nghề nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. (2) Ngành Quản trị Khách sạn (tuyển sinh từ K41): Cử nhân Quản trị khách sạn có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, có kiến thức chung về kinh tế - xã hội; có kiến thức ngành quản trị khách sạn; có kỹ năng phân tích và thực hành các nghiệp vụ ngành quản trị khách sạn; có những kỹ năng mềm cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, thuyết phục trong quản trị khách sạn;... Đồng thời những cử nhân QTKS có thái độ tốt về nghề nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. (3) Ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành (tuyển sinh từ K41): Cử nhân Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, có kiến thức chung về kinh tế - xã hội; có kiến thức ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; có kỹ năng phân tích và thực hành các nghiệp vụ ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; có những kỹ năng mềm cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, thuyết phục trong quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;... Đồng thời những cử nhân quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có thái độ tốt về nghề nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. (4) Ngành Tài chính – Ngân hàng (tuyển sinh từ K30): Cử nhân Tài chính - Ngân hàng có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, có kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, kiến thức chuyên sâu ngành Tài chính - Ngân hàng; có kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, tư duy và lập kế hoạch; có khả năng nghiên cứu, phân tích bối cảnh tác động của chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng;... Đồng thời, những cử nhân TC-NH có phẩm chất chính trị, đạo đức; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. * Đào tạo trình độ sau đại học (01 ngành, tuyển sinh từ K22): Thạc sĩ Quản trị kinh doanh - Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh (MBA) đào tạo học viên cao học có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp vững vàng; có kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, có kỹ năng thực hành quản trị chuyên nghiệp và hiệu quả ở các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong môi trường toàn cầu; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo, thích ứng với sự thay đổi của môi trường làm việc và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành quản trị kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Thông tin liên lạc của Khoa: - Văn phòng Khoa: Phòng 114, tòa nhà 15T, Trường Đại học Quy Nhơn - Điện thoại: 0256 3847845 - Email: kqtkd@qnu.edu.vn 7. Khoa Kinh tế & Kế toán - Năm thành lập: 2002 - Tóm tắt lịch sử thành lập khoa: Năm học 1994-1995, trường Đại học Quy Nhơn đã liên kết với trường Đại học Kinh tế Quốc dân mở lớp Quản trị kinh doanh Du lịch và khách sạn tại Trường. Có thể nói việc liên kết này là “viên gạch” đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của các ngành Kế toán, Kinh tế, Tài chính và Quản trị kinh doanh hiện đang được đào tạo tại Trường. Vào đầu những năm 2000, nhu cầu nhân lực trong các ngành này ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là rất cao, cùng với đó là sự lớn mạnh của đội ngũ giảng viên khối ngành Kinh tế của Trường sau 7 năm thực hiện liên kết đào tạo đã tạo tiền đề thuận lợi cho việc ra đời của khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh ngày 27/03/2002 theo quyết định số 1247/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngay sau khi thành lập, Khoa đã có những bước đi vững chắc trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, cũng như xây dựng đội ngũ giảng viên. Vị thế của Khoa ngày càng được khẳng định và tạo được niềm tin cho người học, các nhà tuyển dụng, … minh chứng cho điều này là kết quả đào tạo đạt được trong giai đoạn 2002-2009 với tổng số sinh viên chính quy tốt nghiệp là 1.952, tổng số học viên hệ không chính quy tốt nghiệp là 2.097. Để tiếp tục phát huy thế mạnh đã đạt được cho sự phát triển của các ngành thuộc khối ngành Kinh tế, ngày 14/10/2009 Hiệu trưởng trường Đại học Quy Nhơn đã ra quyết định số 1231/QĐ-ĐHQN thành lập khoa Kinh tế & Kế toán và khoa Tài chính – Ngân hàng & Quản trị kinh doanh trên cơ sở tách khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh. - Mô hình, các ngành đào tạo chính: + Hệ cao học: Kế toán + Hệ đại học chính quy: Kế toán (chuyên ngành: Kế toán tổng hợp); Kiểm toán; Kinh tế (với các chuyên ngành: Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Quản lý kinh tế, Kinh tế biển) + Hệ Văn bằng 2, vừa làm vừa học, liên thông Trung cấp lên Đại học, Cao đẳng lên Đại học các ngành: Kế toán, Kiểm toán, Kinh tế - Mục tiêu đào tạo: + Ngành Kế toán: Đào tạo cử nhân ngành Kế toán có năng lựcvề chuyên môn nhằm thực hiện các công tác kế toán, kiểm soát, kiểm toán, phân tích tài chính, dự toán và phân tích ngân sách trong các tổ chức một cách độc lập; có phẩm chất tốt, có ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và được công nhận bởi các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán; có kỹ năng tin học, ngoại ngữ, giao tiếp kinh doanh, làm việc nhóm nhằm thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh và khả năng cần thiết cho mục tiêu học tập suốt đời. + Ngành Kiểm toán: Đào tạo cử nhân ngành Kiểm toán có năng lựcvề chuyên môn nhằm thực hiện các công tác kế toán, kiểm soát nội bộ, kiểm toán một cách độc lập trong môi trường hội nhập quốc tế; có phẩm chất tốt, có ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và được công nhận bởi tổ chức nghề nghiệp kiểm toán cũng như xã hội; có kỹ năng tin học, ngoại ngữ, giao tiếp kinh doanh nhằm thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh và khả năng cần thiết cho mục tiêu học tập suốt đời. + Ngành Kinh tế: Đào tạo Cử nhân Kinh tế có kiến thức về kinh tế ở tầm vĩ mô và vi mô; có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, kinh doanh, kế hoạch và đầu tư; có năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và phát triển kinh tế - xã hội; có kỹ năng tin học, ngoại ngữ, giao tiếp kinh doanh, làm việc nhóm nhằm thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh và khả năng cần thiết cho mục tiêu học tập suốt đời. - Liên kết khu vực:ACCA, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Điện Lực,… - Học bổng: Đạm phú Mỹ, BIDV… - Email liên lạc của Khoa: kkt@qnu.edu.vn 8. Khoa Kỹ thuật và Công nghệ Tháng 3/1991 Đại hội Đảng bộ trường ĐHSP Quy Nhơn lần thứ VI và Đại hội Công đoàn trường vào tháng 12/1991 đã thống nhất chủ trương đổi mới, năng động trong trong các hoạt động toàn diện nhằm tạo ra một bước chuyển căn bản của nhà trường. Trong kế hoạch đổi mới được xác định có chủ động đa dạng hoá mục tiêu đào tạo, loại hình đào tạo phù hợp với yêu cầu khách quan, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trong khu vực…là tiền đề cho việc xin chuyển mục tiêu đào tạo của trường ĐHSP Quy Nhơn thành trường đào tạo đa ngành. Trên cơ sở đó, trường đã thực hiện liên kết với Đại học Bách khoa Đà Nẵng đào tạo kỹ sư Điện và Điện tử năm học 1991-1992, liên kết với Đại học KHXH& Nhân văn thuộc Đại học quốc gia Hà Nội đào tạo ngành Luật và liên kết với Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đào tạo ngành Quản trị kinh doanh từ năm học 1992-1993. Bắt đầu từ năm 1993-1994 trường liên kết với Đại học Bách khoa Hà Nội đào tạo các ngành Điện tử - Viễn thông, Kỹ thuật điện, Công nghệ Hữu cơ - Hóa dầu và Quản trị doanh nghiệp. Tiếp theo đó tháng 6/1996 Ban Công nghệ – Kinh tế – Luật được thành lập để quản lý các ngành liên kết. Về sau quy mô đào tạo ngày càng tăng lên và quy trình đào tạo thay đổi nên tháng 7/1998 tách bộ phận Kinh tế - Luật ra khỏi Ban Công nghệ –Kinh tế –Luật thành Ban Công nghệ và Ban Kinh tế - Luật. Từ năm 1996 đến năm 2002, mở rộng lien kết với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đào tạo thêm ngành Điện tử - Tin học, Công nghệ Môi trường và liên kết với ĐH Bách Khoa Đà nẵng đào tạo ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp. Trên cơ sở sự phát triển của Ban Công nghệ, ngày 27/3/2002 Bộ Giáo dục & Đào tạo ra quyết định số1247/QĐ- BGD & ĐT-TCCB chính thức thành lập Khoa Kỹ thuật & Công nghệ khẳng định sự phát triển ngày càng vững chắc của khoa. Từ những ngày đầu có 5 cán bộ giảng dạy cho đến hiện nay với 56 CBGV trong đó có 10 PGS,TS; 40 thạc sỹ và đang đi học cao học với hàng ngàn sinh viên đã ra trường đang công tác khắp mọi miền đất nước đã chứng tỏ sự cố gắng không ngừng của thầy và trò khoa Kỹ thuật và Công nghệ. Loại hình đào tạo - Thạc sỹ Kỹ thuật điện (1,5 năm). - Thạc sỹ Kỹ thuật viễn thông (1,5 năm). - Kỹ sư hệ chính quy (4,5 năm). - Kỹ sư hệ vừa làm - Vừa học (5 năm). - Kỹ sư hệ liên thông (2,5 năm) Mục tiêu đào tạo - Mục tiêu chung + Đào tạo kỹ sư kỹ thuật có năng lực vững vàng, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động cả nước trong quá trình hội nhập. - Mục tiêu cụ thể + Nắm vững kiến thức cốt lõi về khoa học cơ bản, kiến thức sâu về chuyên môn và khả năng ứng dụng vào thực tế. + Có phẩm chất cá nhân và kỹ năng nghề nghiệp. + Có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả trong môi trường làm việc đa ngành. + Có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, mô phỏng, triển khai, thi công, đánh giá, kiểm định và vận hành các hệ thống liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Liên kết đào tạo
  • Các trường đại học quốc tế:
+ Đại học San José, Mỹ + Đại học Brandenburg, Đức + Đại học công nghệ Sydney, Úc + Đại học KU Leuven, Bỉ
  • Các doanh nghiệp:
+ EVN Bình Định + Tập đoàn Hòa Phát + FPT Software + TMA Solutions + Tập đoàn xây dựng Hòa Bình + Mobifone + Vinaphone + Viettel + Schneider Electric Việt Nam + Một số doanh nghiệp khác Email liên lạc Khoa: kktcn@qnu.edu.vn 9. Khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng Tiền thân của Khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng hiện nay là tổ Thể dục được thành lập năm 1977 cùng với sự ra đời của Trường Đại học sư phạm Quy Nhơn. Quá trình xây dựng và phát triển của Khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng gắn liền với sự phát triển và trưởng thành của trường Đại học Quy Nhơn. Trước năm 1997, Tổ Thể dục trực thuộc Khoa Toán, Khoa Đại cương, Khoa Kinh tế - Luật của trường Đại học sư phạm Quy Nhơn và sau đó là trường Đại học Quy Nhơn. Ngày 25 tháng 7 năm 2005, trường Đại học Quy Nhơn ra quyết định số 503/2005/QĐ-TCCB thành lập Khoa Thể Dục Thể Thao thuộc trường Đại học Quy Nhơn trên cơ sở sát nhập hai Bộ môn: Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng. Đây là dấu mốc quan trọng cho quá trình phát triển của ngành Giáo dục thể chất, Giáo dục thể chất – Quốc phòng. Ngày 15 tháng 01 năm 2010, theo quyết định số 86/QĐ-ĐHQN đổi tên Khoa Thể Dục Thể Thao thành Khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng (GDTC - QP) trường Đại học Quy Nhơn. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, đội ngũ cán bộ viên chức của khoa ngày càng lớn mạnh, tăng về số lượng và được nâng cao về trình độ chuyên môn. Hiện nay Khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng có 24 cán bộ viên chức, trong đó có 01 PGS, 03 tiến sĩ, 15 thạc sĩ (trong đó có 03 đang là NCS trong nước), 05 cử nhân. Cơ cấu học thuật của Khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng cũng thay đổi và phát triển để đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội. Khi mới thành lập, Khoa có 02 bộ môn: Bộ môn Giáo dục thể chất và bộ môn Giáo dục quốc phòng. Hiện nay Khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng có 03 bộ môn: Bộ môn Phương pháp dạy học (08 giảng viên), bộ môn Giáo dục thể chất (08 giảng viên), bộ môn Giáo dục Quốc phòng (05 giảng viên) Mục tiêu đào tạo Đào tạo cử nhân sư phạm Giáo dục Thể chất có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, huấn luyện và tổ chức các hoạt động Thể dục thể thao tại các trường học, các trung tâm hoặc làm việc tại các cơ quan tổ chức. Thành thạo ngoại ngữ, tin học Có kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành, kỹ năng tổ chức và quản lý các hoạt động thể dục thể thao, triển khai và thực hiện công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Thể dục thể thao. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể học tiếp ở các bậc học cao hơn trong cùng lĩnh vực khoa học
  • Các ngành đào tạo của Khoa hiện nay:
+ Đào tạo giáo viên Thể dục có trình độ cử nhân sư phạm. + Hoàn chỉnh kiến thức cho học viên có trình độ Cao đẳng TDTT. + Đào tạo Đại học TDTT hệ vừa làm vừa học (VLVH) Chiến lược phát triển Đứng trước những thời cơ và thách thức mới, thầy và trò Khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng quyết tâm đoàn kết, đồng lòng, phấn đấu đưa Khoa phát triển hơn nữa, xứng đáng với truyền thống vẻ vang của khoa, cũng như góp phần đưa Trường Đại học Quy Nhơn trở thành một trong những trường đại học đầu ngành của cả nước. Trong thời gian tới, Khoa sẽ tiếp tục: - Tăng giảng viên cơ hữu có kinh nghiệm, học vị trên đại học để đáp ứng sự phát triển chung của nhà trường. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên thuộc khoa. - Cải tiến chương trình giáo dục đại học, nội dung, phương pháp giảng của các môn do khoa phụ trách theo yêu cầu của ngành và nhà trường đề ra nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo toàn diện, bắt kịp xu hướng phát triển của khu vực và thế giới. - Tổ chức hội thảo khoa học theo các chủ đề nhằm cải tiến nâng cao chất lượng dạy và học. - Xây dựng đề án mở ngành Thạc sĩ GDTC. Cơ hội việc làm: - Giảng dạy GDTC tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp và các trường thuộc hệ thống THPT của Việt Nam - Huấn luyện viên, chuyên viên tại các Sở, Trung tâm TDTT. 10. Khoa Giáo dục Tiểu học & Mầm non Thông tin về khoa: - Năm thành lập: 1990 - SL giảng viên: 23, GS/PGS: 0, TS: 05, ThS: 18, CN: 0 - SL chuyên viên: 02 - SL sinh viên hiện đang theo học: 3500 (Trong đó: Chính quy: 900, Không chính quy: 2600) - SL sinh viên đã tốt nghiệp: 10000 (Trong đó: Chính quy: 3000, Không chính quy: 7000) - Số ngành đào tạo: 02 - Số môn học (những môn học có nhiều học phần được tính là 1 môn học): Ngành Sư phạm GDTH: 50 môn, Ngành Sư phạm GDMN: 50 môn. Giới thiệu sơ lược về khoa: Khoa Giáo dục Tiếu học & Mầm non đào tạo giáo viên trình độ cử nhân Giáo dục Tiểu học và cử nhân Giáo dục Mầm non. Trong thời gian gần 25 năm, Khoa đã cung cấp cho hệ thống giáo dục quốc dân khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và trên cả nước gần 3000 giáo viên. Đào tạo bồi dưỡng chuẩn hóa trình độ cử nhân cho hơn 7000 giáo viên Tiểu học và giáo viên Mầm non. Hiện tại, Khoa đầu tư bồi dưỡng đội ngũ giảng viên có trình độ cao, đồng thời đổi mới chương trình đào tạo nhằm đáp ứng tốt nhất cho sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục. Tên các ngành đào tạo: Sư phạm Giáo dục Tiểu học Đào tạo cử nhân Giáo dục tiểu học nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của giáo dục tiểu học trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sinh viên tốt nghiệp phải có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khỏe, có năng lực dạy học, giáo dục học sinh theo các yêu cầu đổi mới của giáo dục tiểu học, có khả năng dạy tốt chương trình tiểu học, nghiên cứu khoa học giáo dục, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của giáo dục tiểu học trong những thập kỷ tới. Sinh viên tốt nghiệp hệ đào tạo này có thể tiếp tục học lên các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về Giáo dục tiểu học, Quản lí giáo dục và có khả năng trở thành giáo viên cốt cán của cấp tiểu học. Sư phạm Giáo dục Mầm non Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt; yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành mọi đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, tuân thủ pháp luật, ý thức phục vụ hết mình vì sự nghiệp giáo dục toàn dân, có lối sống lành mạnh, yêu nghề mến trẻ, đảm bảo thể chất phục vụ lâu dài... Có tri thức văn hóa, khoa học tổng hợp, tri thức tâm lý học và giáo dục học mầm non một cách hệ thống làm cơ sở để hiểu sâu các nội dung chăm sóc và giáo dục trẻ. Có khả năng giảng dạy, quản lý giáo dục mầm non và tham gia bồi dưỡng giáo viên mầm non, tư vấn giáo viên mầm non cho cộng đồng. 11. Khoa Lý luận chính trị - Luật và Quản lý nhà nước Khoa Lý luận Chính trị- Luật và Quản lý nhà nước là đơn vị đào tạo trực thuộc Trường Đại học Quy Nhơn. Tiền thân là Khoa Lịch sử - Chính trị, một trong 5 khoa đầu tiên của Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn (1977). Đến năm 1998, Khoa Giáo dục Chính trị được thành lập trên cơ sở tách các bộ môn lý luận chính trị của Khoa Lịch sử - Chính trị. Năm 2008, đổi tên thành Khoa Lý luận Chính trị - Hành chính; đến năm 2014, đổi tên thành Khoa Giáo dục Chính trị và Quản lý nhà nước; đến tháng 7 năm 2019 đổi tên thành Khoa Lý luận chính trị- Luật và Quản lý nhà nước Khoa có 4 Bộ môn: Triết học - Kinh tế chính trị - CNXH khoa học; Lịch sử Đảng - Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phương pháp dạy học; Pháp luật; Quản lý nhà nước. Đội ngũ viên chức của Khoa có 35 người (33 giảng viên, 2 chuyên viên), trong đó có: 2 PGS, TS; 8 TS, 7 nghiên cứu sinh, 17 thạc sĩ, 2 cử nhân. Chi bộ Lý luận chính trị- Luật và Quản lý nhà nước là Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Trường Đại học Quy Nhơn với 26 đảng viên. Công đoàn khoa có 4 tổ công đoàn bộ phận. Liên chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên chi hội Sinh viên Việt Nam của Khoa có 21 chi đoàn, chi hội trực thuộc. + Giảng dạy các môn các môn lý luận chính trị, pháp luật… cho sinh viên tất cả các hệ chính quy, vừa làm vừa học, các trình độ nghiên cứu sinh, thạc sĩ, cử nhân, liên thông… trong toàn Trường; + Đào tạo giáo viên THPT môn Giáo dục công dân; + Đào tạo cử nhân ngành Quản lý nhà nước; + Đào tạo cử nhân ngành Luật; + Đào tạo trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học; + Đào tạo trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế; + Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT môn Giáo dục công dân; + Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chức danh nghề nghiệp cho giáo viên, các bộ quản lý giáo dục các cấp; + Nghiên cứu khoa học phục vụ nhiệm vụ giảng dạy, học tập và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo ở các địa phương... Quy mô đào tạo hiện nay là 1419 sinh viên chính quy thuộc 3 ngành đào tạo đại học: Giáo dục Chính trị (cử nhân sư phạm), Quản lý nhà nước, Luật. Ngoài ra, Khoa đang tổ chức đào tạo cử nhân, liên thông từ trung cấp, văn bằng hai ngành Quản lý nhà nước hệ vừa làm vừa học cho gần 1500 học viên tại các địa phương trong khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Hiện tại khoa đang tuyển Tên ngành: Quản lý nhà nước Mã ngành: 7310205 - Có kỹ năng vận dụng tốt những kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề đặt ra trong tổ chức và vận hành của nền hành chính, công vụ các cấp, đặc biệt là chính quyền địa phương. - Nắm vững kiến thức cơ bản, tổng hợp, hiện đại về nền hành chính nhà nước, nội dung và cách thức, phương pháp quản lý nhà nước; nội dung quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Có kiến thức cơ bản về thực tiễn kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại; xây dựng, cải cách nền hành chính trong sạch, minh bạch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý … - Trường Đại học duy nhất trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên đào tạo ngành Quản lý nhà nước Kiến thức cơ sở: Nhà nước và Pháp luật, Khoa học quản lý, Lý luận hành chính, Kinh tế học; Chính trị học,.. Kiến thức chuyên ngành: Chính sách công; Quản lý nhân sự; QLNN về kinh tế; QLNN về đất đai, tài nguyên, môi trường; QLNN về văn hóa-xã hội; QLNN về quốc phòng-an ninh; Quản lý nguồn nhân lực xã hội; Nghiệp vụ văn phòng; Văn hóa giao tiếp hành chính,.. NGÀNH LUẬT THẾ MẠNH CỦA SINH VIÊN QNU - Nắm vững kiến thức cơ bản, tổng hợp, hiện đại về pháp luật, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật. - Có khả năng định hướng chuyên sâu và giải quyết được các vấn đề pháp lý phát sinh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Có khả năng thích ứng tốt với môi trường pháp luật năng động, nhiều áp lực hiện nay. - Vận dụng pháp luật nhạy bén, linh hoạt trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Kiến thức cơ sở: Nhà nước và Pháp luật, Lịch sử pháp luật, Tâm lý học tư pháp, Xã hội học pháp luật, Nhà nước pháp quyền. Kiến thức chuyên ngành: Hiến pháp; Luật hình sự; Luật dân sự; Luật hành chính; Luật quốc tế; Pháp luật về kinh tế, Pháp luật về tài chính; Pháp luật về đất đai; Pháp luật về du lịch; Công pháp quốc tế; Tư pháp quốc tế; Văn hóa pháp lý,… 12. Khoa ngoại ngữ Năm 1990, do nhu phát triển kinh tế-xã hội của ngành giáo dục, được sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy và Ban Giám hiệu, Khoa Ngoại ngữ được thành lập trên cơ sở Tổ Ngoại ngữ. Năm học 1990 - 1991, Khoa chính thức tuyển sinh đào tạo khóa I. Đến năm học 2018 - 2019, Khoa đã và đang đào tạo 29 khóa Cử nhân Ngôn ngữ Anh và Sư phạm tiếng Anh, và 8 khóa Thạc sĩ Ngôn ngữ Anh. Đối tượng sinh viên theo học tại Khoa có hộ khẩu rộng khắp cả nước từ các tỉnh phía Bắc cho đến tỉnh Ninh Thuận và các tỉnh Tây Nguyên. Trong những ngày đầu mới thành lập, quy mô của Khoa còn khá nhỏ. Cùng sự lớn mạnh của Nhà trường, lực lượng cán bộ giảng dạy của Khoa Ngoại ngữ tiếp tục được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng. Đến nay, Khoa Ngoại ngữ đã có 48 cán bộ giáo viên thuộc 5 Bộ môn, đảm nhiệm công tác đào tạo, giảng dạy tiếng Anh, Pháp, Trung cho Khoa Ngoại ngữ và tất cả các khoa trong trường thuộc hệ chính quy và không chính quy, đại học và sau đại học. Mô hình đào tạo, mục tiêu đào tạo Khi mới thành lập, mục tiêu của Khoa là đào tạo giáo viên Trung học phổ thông (THPT) dạy Tiếng Anh. Trong những năm qua, khoa Ngoại ngữ không ngừng đa dạng hóa các chuyên ngành và cấp đào tạo, gồm đào tạo Thạc sĩ Ngôn ngữ Anh và Cử nhân các hệ chính quy Sư phạm Tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Chuyên tu, Hoàn chỉnh kiến thức, Vừa làm vừa học và Văn bằng II Tiếng Anh. Do nhu cầu phát triển của xã hội, hiện nay Khoa Ngoại ngữ hướng đến các mục tiêu chính sau đây: - Đào tạo cử nhân Sư phạm tiếng Anh, cử nhân Ngôn ngữ Anh có đạo đức, có sức khoẻ tốt, có kiến thức lý thuyết ngôn ngữ và kỹ năng thực hành ngôn ngữ vững vàng để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau. - Giảng dạy, bồi dưỡng, cấp chứng nhận chuẩn đầu ra ngoại ngữ Anh, Pháp, Trung cho sinh viên tất cả các khoa trong trường thuộc hệ cử nhân và thạc sĩ. - Bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ cho CBGD trong trường, các sở, ban, ngành trong tỉnh Bình Định và các cơ sở đào tạo trong khu vực. - Thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên hè cho giáo viên Tiếng Anh PTTH của các tỉnh Miền Trung và Tây nguyên. - Hợp tác quốc tế với các tổ chức nước ngoài VSA (NewZealand), Viện Anh ngữ Hoa kỳ (ELI) và Fulbright hỗ trợ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân tiếng Anh của Khoa Ngoại ngữ. Giảng viên đào tạo Đến nay, Khoa Ngoại ngữ ngày càng lớn mạnh với lực lượng cán bộ có trình độ chuyên môn cao thuộc 5 Bộ môn, đảm nhiệm công tác đào tạo, giảng dạy tiếng Anh, Pháp, Trung. 2. Thông tin về từng ngành
STT Tên Ngành Tổng Số TC Thời gian đào tạo
1 Sư phạm Toán học 141 4 năm
2 Sư phạm Vật Lý 141 4 năm
3 Vật lý học 136 4 năm
4 Sư phạm Hóa học 141 4 năm
5 Hóa học 136 4 năm
6 Công nghệ kỹ thuật Hóa học 151 4 năm rưỡi
7 Sư phạm Sinh học 141 4 năm
8 Nông học 136 4 năm
9 Sinh học ứng dụng 131 4 năm
10 Công nghệ thông tin 136 4 năm
11 Sư phạm Tin học 141 4 năm
12 Kỹ thuật phần mềm 153 4 năm rưỡi
13 Sư phạm Ngữ văn 141 4 năm
14 Văn học 136 4 năm
15 Việt Nam học 136 4 năm
16 Sư phạm Lịch sử 141 4 năm
17 Đông phương học 136 4 năm
18 Quản lý đất đai 136 4 năm
19 Quản lý tài nguyên và môi trường 131 4 năm
20 Sư phạm Địa lý 141 4 năm
21 Sư phạm Tiếng Anh 141 4 năm
22 Ngôn ngữ Anh 136 4 năm
23 Tâm lý học giáo dục 136 4 năm
24 Công tác xã hội 136 4 năm
25 Quản lý giáo dục 133 4 năm
26 Giáo dục Tiểu học 136 4 năm
27 Giáo dục Mầm non 128 4 năm
28 Giáo dục Thể chất 141 4 năm
29 Giáo dục chính trị 141 4 năm
30 Quản lý nhà nước 136 4 năm
31 Luật 127 4 năm
32 Kinh tế 136 4 năm
33 Kế toán 136 4 năm
34 Quản trị kinh doanh 136 4 năm
35 Tài chính - Ngân hàng 136 4 năm
36 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 136 4 năm
37 Quản trị khách sạn 136 4 năm
38 Công nghệ kỹ thuật xây dựng 151 4 năm rưỡi
39 Kỹ thuật điện 151 4 năm rưỡi
40 Kỹ thuật điện tử - viễn thông 151 4 năm rưỡi
41 Toán ứng dụng 125 4 năm
42 Thống kê 135 4 năm
43 Kỹ thuật xây dựng 151 4 năm rưỡi
44 Kiểm toán 136 4 năm
45 SP Khoa học tự nhiên 141 4 năm
46 SP Lịch sử Địa lý 141 4 năm
Thông tin các đơn vị doanh nghiệp đã ký kết
STT Tên tổ chức/Doanh nghiệp Nội dung hợp tác Thời gian hợp tác
1 Công ty Maersk Line Việt Nam Tuyển dụng việc làm, hỗ trợ địa điểm thực tập, tài trợ học bổng cho sinh viên Từ 28/02/2018
2 Công ty CP Vinpearl Hỗ trợ thực tập và cơ hội việc làm; hỗ trợ chuyên gia đào tạo; tổ chức các chương trình thực hành; các hoạt động hỗ trợ sinh viên; Từ 24/8/2018
3 Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc Hỗ trợ tiếp cận nguồn tài nguyên học tập và phát triển chuyên môn; Hỗ trợ xây dựng chương trình đào tạo; cuộc thi học thuật; hội thảo chuyên môn; hướng nghiệp việc làm cho sinh viên ngành kế toán kiểm toán; đào tạo giảng viên 5 năm, từ ngày 30/11/2018
4 Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam Tuyển dụng việc làm, hỗ trợ địa điểm thực tập, tài trợ học bổng cho sinh viên Từ 19/5/2018
5 Công ty CP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình Tuyển dụng việc làm, hỗ trợ địa điểm thực tập, tài trợ học bổng cho sinh viên Từ 15/8/2018
6 Công ty TNHH sinh hóa Minh Dương Việt Nam Tuyển dụng việc làm, hỗ trợ địa điểm thực tập, tài trợ học bổng cho sinh viên Từ 19/5/2018
7 Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất Tuyển dụng việc làm, hỗ trợ địa điểm thực tập, tài trợ học bổng; trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên Từ 10/10/2018
8 Ngân hàng TMCP Kiên Long - CN Bình Định Tuyển dụng việc làm, hỗ trợ địa điểm thực tập, tài trợ học bổng; trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên Từ 19/5/2018
9 Tôn Hoa Sen Miền Trung Tuyển dụng việc làm, hỗ trợ địa điểm thực tập, tài trợ học bổng; trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên Từ 19/5/2018
10 Công ty TNHH Phần mềm FPT Hợp tác về Hướng nghiệp, đào tạo và tuyển dụng việc làm sinh viên; tài trợ các cuộc thi Từ 12/3/2018
11 Công ty CP Tập đoàn tài chính Đặng Nam Tuyển dụng việc làm, hỗ trợ địa điểm thực tập, tài trợ học bổng; trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên Từ 09/02/2018
12 Công ty CP Fujinet Systems Tuyển dụng việc làm, hỗ trợ địa điểm thực tập, tài trợ học bổng; trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên; các cuộc thi Từ 22/4/2019
13 Công ty Công ty TNHH Giải Pháp Phần Mềm Tường Minh (TMA) Tuyển dụng việc làm, hỗ trợ địa điểm thực tập, tài trợ học bổng; trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên; các cuộc thi học thuật Từ 18/5/2019
Các ngày hội việc làm tổ chức hàng năm - Từ năm 2017 đến nay, Trường Đại học Quy Nhơn tổ chức “Ngày hội việc làm” định kỳ trước khi sinh viên tốt nghiệp ra trường. Ngày hội việc làm hàng năm thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia, định hướng và giải quyết hàng nghìn vị trí việc làm cho sinh viên nhà trường. Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp - Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên đã 02 lần tổ chức cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sinh viên” vào năm 2017 và 2018, mỗi năm thu hút 50 ý tưởng về khởi nghiệp của sinh viên. Kết quả có nhiều ý tưởng sáng tạo, được hội đồng thẩm định đánh giá cao và có tính thực tiễn. Nhiều nhóm tham gia dự thi các cấp cao hơn và đạt được những kết quả nhất định. - Trường Đại học Quy Nhơn – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định - Tỉnh đoàn Bình Định – Hội doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định thường xuyên phối hợp, gắn kết tạo nên mạng lưới hỗ trợ sinh viên, thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh. Kêu gọi các nguồn vốn và hỗ trợ ươm tạo các ý tưởng khả thi. Vận động các doanh nghiệp tham gia hỗ trợ đào tạo, định hướng ý tưởng cho sinh viên - Một số dự án, ý tưởng tiêu biểu của các nhóm sinh viên tham gia các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp các cấp:
STT Ý tưởng
1 Hệ thống giám sát, điều khiển và tự động hóa nông nghiệp thông minh
2 Thiết bị bật tắt thông minh
3 Máy chiếu hình 3D Hologram
4 Sản xuất phân bón vi sinh
5 Máy lọc nước mi ni
6 Xây dựng vườn Sinh thái phục vụ trải nghiệm cho học sinh mẫu giáo và học sinh tiểu học tại Tp Quy Nhơn.
7 Platform hỗ trợ dạy học sinh học chương trình phổ thông mới.
8 Thiết kế bộ công cụ quản lý bằng thẻ từ cho trường học
9 Chế biến, sản xuất trà từ lá cà phê
10 Sản xuất ống hút tre - bạn của môi trường
11 Nôi em bé thông minh
Chia sẻ
Teachers Images

Đại học Quy Nhơn

Quy Nhon University

Thông tin chung

  • 170 An Dương Vương, Tp Quy Nhơn, Bình Định
  • (84-256) 3846156
  • (84-256) 3846089
  • dqn@moet.edu.vn
  • qnu.edu.vn

Trường cùng khối ngành

Trường Đại học Duy Tân

Trường Đại học Duy Tân

13/06/2020 14:01 Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Đại Học Quốc Gia Hà Nội

30/04/2020 02:19 Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

30/04/2020 02:09 Đại học Thành Đô

Đại học Thành Đô

30/04/2020 02:08 Trường Đại Học Lạc Hồng

Trường Đại Học Lạc Hồng

30/04/2020 01:53 Trường Đại học Phạm Văn Đồng

Trường Đại học Phạm Văn Đồng

30/04/2020 01:32 Trường Đại Học Phan Thiết

Trường Đại Học Phan Thiết

30/04/2020 01:15 Trường Đại Học Hoa Lư

Trường Đại Học Hoa Lư

30/04/2020 01:06 Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

30/04/2020 00:30 Trường Đại Học Tiền Giang

Trường Đại Học Tiền Giang

30/04/2020 00:29 Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Giới Thiệu Về Trường đại Học Quy Nhơn