Đái Máu – Phần 1: Khái Niệm Ban đầu

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • ĐÁI MÁU LÀ GÌ
  • NGUYÊN NHÂN ĐÁI MÁU

Đái máu là dấu hiệu thường gặp. Đái máu có thể nhận biết bằng mắt thường nhưng cũng có thể phải qua xét nghiệm. Đây là dấu hiệu bệnh lành tính hoặc bệnh ác tính hệ tiết niệu.

Bài viết cùng chủ đề

  • Đái máu – phần 1: khái niệm ban đầu
  • Đái máu – phần 2: Định hướng nguyên nhân
  • Đái máu – phần 3: Chẩn đoán phân biệt
  • Đái máu – phần 4: Làm gì khi đái máu hoặc nghi ngờ đái máu

ĐÁI MÁU LÀ GÌ

– Bình thường nước tiểu không có hồng cầu hoặc có không đáng kể.

+ Đái ra máu có thể nhiều, mắt thường có thể thấy được gọi là đái máu đại thể. Đái máu đại thể là khi hồng cầu niệu nhiều, nước tiểu có màu hồng cho đến màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, để lâu có lắng cặn hồng cầu hoặc trong nước tiểu có máu cục.

+ Khi hồng cầu trong nước tiểu it, mắt thường không thấy được, gọi là đái ra máu vi thể.

– Đái máu vi thể là khi số lượng hồng cầu niệu có đáng kể nhưng chưa đủ làm thay đổi màu sắc của nước tiểu, phải ly tâm nước tiểu trong 10-15 phút mới thấy được lắng cặn hồng cầu hoặc phải soi qua kính hiển vi mới thấy và đếm được số lượng hồng cầu.

NGUYÊN NHÂN ĐÁI MÁU

– Nguyên nhân gây đái máu có thể xuất phát từ bất kỳ vị trí nào của hệ tiết niệu.

– Máu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của một bệnh lý ác tính hoặc triệu chứng của một bệnh nặng của hệ tiết niệu hoặc toàn thân.

– Thận bình thường bài xuất không quá 1.000 hồng cầu/phút hoặc không quá 1000 hồng cầu/ml (nước tiểu trung bình 1ml/phút). Nếu xem qua kính hiển vi vật kính lớn (quang trường 40) thì chỉ thấy khoảng 0-1 hồng cầu cho một vi trường.

Khi có từ 2000 hồng cầu/phút hoặc 2000 hồng cầu/ml nước tiểu trở lên, hoặc bắt gặp 1-2 hồng cầu trở lên trong một vi trường (quang trường 40) thì chắc chắn có đái máu vi thể. Trong thực hành nếu chỉ quan sát qua vi trường thì có thể ký hiệu hồng cầu dày đặc, tuỳ theo số lượng nhiều hay ít.

Khi nước tiểu có màu hồng tức là có đái máu đại thể thì số lượng hồng cầu có thể trên 300.000/ml nước tiểu.

– Đái máu vi thể có hồng cầu đa hình thái, hồng cầu biến dạng, méo mó, răn rúm thì nhiều khả năng là có tổn thương tại cầu thận.

Ngược lại đái máu vi thể, hồng cầu không biến dạng thì nhiều khả năng chỉ do tổn thương vách biểu mô đường dẫn niệu.

Đái máu vi thể có kèm trụ hồng cầu thì chắc chắn nguồn gốc tổn thương là ở cầu thận (hội chứng cầu thận cấp, hội chứng cầu thận mạn).

– Đái máu vi thể có kèm protein niệu từ 2g/24h trở lên cũng nhiều khả năng là do tổn thương cầu thận.

– Đái máu đầu bãi là biểu hiện của tổn thương niệu đạo.

– Đái máu cuối bãi thường là do tổn thương tại bàng quang.

– Đái máu toàn bãi có thể do từ trên thận – niệu quản xuống hoặc do tổn thương nặng tại bàng quang (u bàng quang, viêm bàng quang chảy máu, …).Đái máu sau giao hợp thường là lành tính, không có bệnh lý cụ thể. Đái máu đại thể thường có những dấu hiệu gi ?

Nước tiểu màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, có thể có dây máu hay máu cục. Để lâu có lắng cặn hồng cầu. Đôi khi gây bí tiểu cấp do máu cục làm bít tắc cổ bàng quang. Nguyên nhân thường nghĩ tới là tổn thương bàng quang.

Đái máu toàn bãi: thường nghĩ tới nguyên nhân tổn thương từ thận, niệu quản và cũng không loại trừ tổn thương bàng quang mức độ nặng.

– Đái máu vi thể: Thường được phát hiện qua thăm khám toàn thể hoặc tình cờ phát hiện bằng xét nghiệm que nhúng nước tiểu. Đôi khi được phát hiện cùng với các triệu chứng khác phối hợp.

Xét nghiệm cặn Addis có trên 5000 hồng cầu/ml/phút.

Có thể thử gián tiếp bằng que thử (urine dipstick): đây là cách đơn giản, tuy nhiên độ nhạy thường không cao. Có thể xuất hiện dấu hiệu dương tính giả trong trường hợp vừa sử dụng vitamin C hoặc salicylat. Phương pháp này chủ yếu dùng để sàng lọc ban đầu, khi kết quả thử được cho là đái máu cần phải kiểm tra lại trực tiếp hồng cầu dưới kính hiển vi để cho chẩn đoán xác định có thực sự đái máu hay không.

Từ khóa » Chẩn đoán Xác định đái Máu Vi Thể