Đái Máu Vi Thể Là Gì Và đâu Là Nguyên Nhân Dẫn Tới Hiện Tượng Này?
Có thể bạn quan tâm
1. Khái niệm đái máu vi thể
Đái máu vi thể là tình trạng đi tiểu ra máu nhưng không thể quan sát được bằng mắt thường mà chỉ có thể phát hiện ra khi người bệnh đi khám sức khỏe tổng quát hoặc làm xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán bệnh lý khác. Để biết được một người có bị đái máu vi thể hay không thì người đó cần phải thực hiện xét nghiệm tế bào học nước tiểu. Những trường hợp bị triệu chứng này thường sẽ cho ra kết quả tỷ lệ hồng cầu là trên 10.000 hồng cầu/ml nước tiểu.
Đái máu đại thể là quan sát được máu lẫn trong nước tiểu bằng mắt thường, đái máu vi thể thì không
Sau khi đã khẳng định bệnh nhân bị đái máu vi thể thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này để quyết định lựa chọn phương án điều trị phù hợp.
2. Đái máu vi thể là do đâu?
Cấu tạo của đường tiết niệu trong cơ thể người bao gồm 2 niệu quản, 2 quả thận, niệu đạo và bàng quang. Trong đó, thận là cơ quan có nhiệm vụ lọc nước và chất thải ra khỏi máu, sau đó những chất này được thận chuyển thành nước tiểu. Niệu quản sẽ chuyển số nước tiểu này đến bàng quang để lưu trữ cho tới khi niệu đạo đưa ra khỏi cơ thể.
Muốn biết bệnh nhân có bị tiểu máu vi thể hay không thì cần phải làm xét nghiệm
Đối với cả đái máu vi thể và đại thể, các vấn đề bất thường tại hệ tiết niệu có thể là nguyên nhân khiến các tế bào hồng cầu “lạc trôi" vào thành phần nước tiểu. Đây có khả năng là tín hiệu cho thấy cơ thể đang mắc phải những bệnh lý sau:
-
Nhiễm trùng thận: vi khuẩn ngược dòng từ niệu quản lên thận, hoặc chúng từ máu đi vào thận sẽ làm viêm bể thận khiến người bệnh bị đái máu vi thể;
-
Nhiễm trùng đường tiểu: cả nam giới và nữ giới đều có thể mắc bệnh này nhưng nữ giới dễ bị hơn cả. Khi vi khuẩn tấn công vào niệu đạo sẽ dễ dàng xâm nhập sang các cơ quan khác thuộc hệ tiết niệu, nhân lên nhanh chóng trong bàng quang với các dấu hiệu như: buồn tiểu và đi tiểu liên tục, tiểu gấp, đau buốt khi đi tiểu và nước tiểu lẫn máu và có mùi;
-
Sỏi thận hay sỏi bàng quang: sỏi hình thành trong các cơ quan này là do sự kết tủa của các khoáng chất có trong nước tiểu lâu ngày không được lưu thông. Sỏi bàng quang hầu hết là không gây đau đớn nhưng một khi chúng di chuyển và gây tắc nghẽn thì sẽ khiến bệnh nhân đau đớn vô cùng. Những viên sỏi tại thận và bàng quang là nguyên nhân dẫn tới đái máu vi thể và cả đái máu đại thể;
-
Rối loạn di truyền: đái máu vi thể cũng có khả năng là kết quả của bệnh thiếu máu;
-
Bệnh cầu thận: viêm cầu thận cũng là nguyên nhân dẫn đến đái máu vi thể. Đây là bệnh lý khiến cho thận bị viêm nhiễm hệ thống lọc do người bệnh bị tiểu đường, gặp vấn đề về miễn dịch, mạch máu, nhiễm virus,...
-
Phì đại tuyến tiền liệt: tuyến tiền liệt nằm trên niệu đạo và dưới bàng quang. Phì đại tuyến tiền liệt thường phát triển khi nam giới bước sang tuổi trung niên làm gây cản trở dòng tiểu và chèn ép niệu đạo với một số triệu chứng như tiểu gấp, tiểu khó, đái máu vi thể hoặc đại thể. Viêm tuyến tiền liệt cũng khiến cho người bệnh gặp tình trạng tương tự;
-
Tập thể dục sai cách: vận động mạnh quá mức trong thời gian dài có thể dẫn tới mất nước hoặc tổn thương bàng quang. Nhiều trường hợp các vận động viên sau khi tham gia vào một buổi luyện tập cường độ cao lại có kết quả xét nghiệm đái máu vi thể;
-
Thuốc: tác dụng phụ của các thuốc như heparin, penicillin, aspirin hay thuốc chống ung thư cyclophosphamide cũng là một trong các nguyên nhân dẫn tới tình trạng đái máu vi thể.
3. Chữa trị đái máu vi thể bằng phương pháp nào?
Đái máu vi thể được điều trị theo 2 hướng: điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng.
Điều trị triệu chứng:
-
Dùng thuốc:
-
Nếu bệnh nhân mất máu nhiều thì cần chỉ định cho truyền máu;
-
Dùng thuốc có tác dụng cầm máu: Transamin sử dụng theo đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch;
-
Trong trường hợp xuất hiện nhiễm trùng, cần điều trị bằng kháng sinh như: nhóm Quinolon hoặc nhóm Sulfamid và dựa trên biểu hiện lâm sàng, kết quả cấy nước tiểu, cấy vi khuẩn mà có thể dùng phối hợp với nhóm kháng sinh khác để đạt hiệu quả tối ưu;
-
Phẫu thuật: nếu đường tiết niệu của bệnh nhân có hiện tượng tắc nghẽn nghiêm trọng thì phải can thiệp bằng các biện pháp ngoại khoa mang tính tạm thời như dẫn lưu và loại bỏ cục máu đông trong bàng quang trước khi tiến hành điều trị căn nguyên gây bệnh.
Tùy trường hợp bác sĩ sẽ có chỉ định dùng thuốc riêng
Điều trị nguyên nhân:
Dựa theo nguyên nhân dẫn đến đái máu vi thể là gì, thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp ngoại khoa phù hợp.
Nhìn chung đái máu vi thể là một bệnh lý rất khó phát hiện, do vậy nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chỉ đến khi bệnh nhân kiểm tra sức khỏe thông qua xét nghiệm hay siêu âm thì mới phát hiện ra. Bởi vậy bạn nên thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ và nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh đái máu vi thể thì hãy đi khám ngay.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đáp ứng dịch vụ khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu cũng như các bệnh lý khác. Đội ngũ chuyên gia tại MEDLATEC đều là những y bác sĩ chuyên môn giỏi, cùng hệ thống trang thiết bị y khoa hiện đại giúp chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại MEDLATEC xin vui lòng liên hệ tới hotline 1900 56 56 56. Tổng đài viên luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7.
Từ khóa » Chẩn đoán Xác định đái Máu Vi Thể
-
Sự Khác Nhau Giữa đái Máu Vi Thể Và đái Máu đại Thể - Vinmec
-
Tiểu Máu Vi Thể Là Bệnh Gì? - Vinmec
-
Tiếp Cận Chẩn đoán đái Máu - Sỏi Tiết Niệu
-
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐÁI MÁU - Health Việt Nam
-
ĐÁI MÁU - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh
-
Đái Máu đơn độc - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đái Máu: Nguyên Nhân Và Khi Nào Cần điều Trị - Nhà Thuốc Long Châu
-
Tiểu Máu Vi Thể: Những điều Bạn Phải Biết
-
Đái Ra Máu - Dieutri.Vn
-
Đái Ra Máu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Đái Máu: Nguyên Nhân, Chẩn đoán, Cách Phòng Và điều Trị Bệnh
-
Đái Máu – Phần 1: Khái Niệm Ban đầu
-
ĐÁI RA MÁU _ TIỂU MÁU - SlideShare
-
Tiểu Máu, Dấu Hiệu Của Một Số Bệnh Lý Nguy Hiểm