Đái Nhiều đái ít Và Vô Niệu - Dieutri.Vn

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bệnh lý học

Sự hình thành nước tiểu là một quá trình lọc ở cầu thận và tái hấp thu ở ống thận. Hai quá trình ấy chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố:

Yếu tố trước thận

Cầu thận muốn lọc được nước tiểu bình thường thì áp lực máu ở động mạch thận phải vừa đủ, khối lượng máu đến thận cũng phải đủ. Hai yếu tố này tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng đến sự lọc của cầu thận, ví dụ tăng huyết áp dùng thuốc trợ tim sẽ gây đái nhiều, truỵ tim mạch, suy tim, chảy máu sẽ gây đái ít.

Yếu tố tại thận

Qúa trình lọc của cầu thận chịu ảnh hưởng của ba yếu tố:

Ac = Áp lực máu ở cầu thận.

At = Áp lực thẩm thấu của protein huyết tương.

Ab = áp lực trong vỏ (Bowmann) phía bên đối diện với màng lọc cầu thận. Ah = Ac - At - Ab. (Ah = áp lực có hiệu lực để thận lọc được nước tiểu).

Như vậy Ac rất cao, phải lớn hơn At + Ab muốn cao thì áp lực ở động mạch thận cũng phải cao. Mặt khác Ab phải thấp. Nếu cầu thận bị tổn thương thì các yếu tố trên bị thay đổi sẽ gây đái ít hoặc vô niệu.

Qúa trình tái hấp thu của ống thận:

Đoạn đầu ống thận tái hấp thu Na+, K+, Cl- và H2O (clorothiarit chống lại tái hấp thu Na+, K+, và H2O ở đoạn này o đó gây đái nhiều). Đoạn ống thận xạ hấp thu tại Na+, Cl- và H2O đồng thời thải ra K+, và NH4+ (đoạn này hoạt động ưới tác dụng của andosteron và hocmon chống đái nhiều của thuz sau tuyến yên). Cứ mỗi phút, 130ml nước tiểu ở cầu thận xuống ống thận thì bị tái hấp thu gần hết, chỉ còn 1 - 2ml nước tiểu thực sự.

Spirolacton có tác dụng chống lại andosteron, gây đái nhiều. Suy thuỳ sau tuyến yên cũng gây đái nhiều. Viêm ống thận cấp do truyền máu, do ngộ độc Hg, sunfamit… sẽ gây vô niệu vì tắc ống thận.

Yếu tố sau thận

Do chướng ngại ở đường tiết niệu gây nên. Ví dụ sỏi thận gây ứ nước bể thận, làm cho Ab tăng lên, cầu thận lọc kém, gây đái ít hoặc vô niệu.

Đái nhiều

Định nghĩa

Bình thường mỗi người đái mỗi ngày từ 1,2 - 1,7 lít nếu là đàn ông, 1,1 lít đến 1,5 lít nếu là đàn bà. Khi đái trên 2 lít mỗi ngày với điều kiện, nghỉ ngơi trên giường lượng nước đưa vào trong 24 giờ không nhiều quá (trung bình 1,5 lít không dùng các thuốc lợi tiểu, ăn bình thường) là đái nhiều.

Chẩn đoán xác định

Rất dễ. Chỉ cần đo lưu lượng nước tiểu 24 giờ. Có khi người bệnh tự kể cho thầy thuốc. Muốn chắc chắn, phải tuân theo những điều kiện kể trên để tránh những yếu tố sinh lý.

Nguyên nhân

Đái nhiều sinh lý:

Do uống nhiều nước: Lưu lượng máu đến thận nhiều hơn. Ac sẽ tăng lên.

Dùng các chất lợi tiểu: Cà phê, chè, các thuốc lợi tiểu loại thuỷ ngân, sunfamit lợi tiểu, spirolacton, v.v… tác dụng chung của các thầy thuốc này là chống lại tái hấp thu của ống thận.

Dùng các thuốc trợ tim: Digitalin, ubain, long não. Các thuốc này làm tăng lưu lượng tim/phút, AC tăng, gây đái nhiều.

Giai đoạn lui bệnh của một số bệnh: Thương hàn, viêm phổi, viêm gan virut, cúm…

Mùa rét: Việc thoát nước qua da kém đi, thận phải bài tiết nhiều hơn.

Đái nhiều bệnh lý:

Tại thận: Viêm thận mạn, một số trường hợp đái nhiều hơn bình thường một chút. Ban đêm đái nhiều hơn ban ngày.

Ngoài thận: Hai nguyên nhân thông thường và quan trọng.

Đái tháo đường: Người bệnh ăn uống rất nhiều, đái cũng rất nhiều hàng chục lít, hơn chục lít một ngày. Nước tiểu có glucoza, glucoza máu cao.

Đái tháo nhạt: Suy thuỳ sau tuyến yên, hocmon chống đái nhiều được bài tiết ra ít, do đó tái hấp thu ở ống thận giảm đi. Người bệnh cũng uống nhiều, đái rất nhiều nhưng nước tiểu không có protein, không có glucoza. Glucoza máu không cao. Tỷ trọng nước tiểu giảm (tới 1,003).

Đái ít và vô niệu

Định nghĩa

Đái ít: Lượng nước tiểu 24 giờ được từ 300 - 500ml.

Vô niệu: Không có nước tiểu trong bàng quang khi thông đái, hoặc nước tiểu 24 giờ thấp ưới 300ml. Hậu quả nguy hiểm của nó là tăng nitơ máu và rối loạn thăng bằng nước, điện giải, kiềm toan. Cần phải chống lại nguy cơ này một cách tích cực.

Chẩn đoán xác định

Đo lượng nước tiểu 24 giờ hoặc thông đái lấy nước tiểu trong 24 giờ nếu quá ít.

Cần phải phân biệt vối bí đái, vì bí đái là hiện tượng nước tiểu có đầy trong bàng quang mà không tự đái được, như vậy chứng tỏ thận vẫn còn làm việc tốt. Còn đái ít và vô niệu chứng tỏ thận bị tổn thương.

Nguyên nhân

Sinh lý:

Nếu vô niệu thì chắc chắn là yếu tố bệnh lý (chỉ có đái ít nhẹ ) mới có yếu tố sinh lý.

Do ăn nhạt.

Do ăn khô, uống ít nước: Khối lượng máu đến thận ít, Ab sẽ giảm xuống.

Ra mồ hôi nhiều: Thành phần mồ hôi gần giống nước tiểu, mồ hôi ra nhiều gây mất nước, mất muối, thận bài tiết ít.

Do nằm nhiều, ít vận động (liệt, bệnh mạn tính…) lưu lượng máu đến thận giảm, Ac giảm gây đái ít.

Bệnh lý:

Tại thận:

Viêm thận:

Viêm ống thận cấp: Ngộ độc Hg, ngộ độc mật cá trắm, tai biến truyền máu khác loại, sunfumit…thường gây vô niệu.

Viêm cầu thận cấp: Thường gây đái ít, nặng cũng có thể gây vô niệu nhưng ít gặp hơn.

Viêm cầu thận mạn: Đái ít vừa.

Viêm thận do leptospira.

Sỏi thận: Gây ứ nước ở ống thận và cầu thận, Ab tăng do đó nước tiểu bị giảm. Nếu bị một bên thận, thận lành sẽ làm việc bù. Cơn đau quặn thận thường gây vô niệu nhất thời do phản xạ.

Lao thận: Khi đã ảnh hưởng đến chức năng thận sẽ gây đái ít hoặc không có nước tiểu.

Ung thư thận: Giai đoạn cuối cùng gây vô niệu hoặc đái ít.

Biến chứng của nhiễm khuẩn nặng như thương hàn, bạch cầu (gây viêm cầu thận).

Ngoại thận:

Sốt cao: Sốt cao nên ra mồ hôi nhiều, thờ nhiều, gây mất nước, mất muối.

Suy tim: Lưu lượng máu đến thận giảm, áp lực ộng mạch thận cũng giảm.

Xơ gan: Vì ứ Na trong cơ thể, andosteron bài tiết tăng lên hậu phát, lại càng giữ Na+ lại.

Những nguyên nhân trên đây ít khi gây vô niệu, dù nặng. Nhưng những nguyên nhân dưới đây, nếu nặng, có thể gây vô niệu, nếu nhẹ thì gây đái ít.

Nôn nhiều, ỉa chảy do mất nước nhiều, Ac giảm, ây ít đái, vô niệu.

Truỵ tim mạch, mất máu nặng: Do Ac và cung lượng máu đến thận giảm.

Kết luận

Vô niệu bao giờ cũng có nguyên nhân bệnh lý và phải coi như là một trường hợp cấp cứu, phải xét kịp thời tìm nguyên nhân, xử trí kịp thời.

Từ khóa » Chẩn đoán Thiểu Niệu