Thế Nào Là Thiểu Niệu? - Bloomaxx
Có thể bạn quan tâm
Thiểu niệu là tình trạng lượng nước tiểu tính trong 24 giờ giảm, chẩn đoán thiểu niệu dựa vào việc đo nước tiểu 24 giờ. Nguyên nhân gây ra tình trạng thiểu niệu có thể do sinh lý, cũng có thể do bệnh lý nguy hiểm, nếu do bệnh lý thì cần nhận biết sớm để nhanh chóng điều trị.
1. Thiểu niệu là gì?
Sự hình thành nước tiểu ở thận gồm hai quá trình:
- Quá trình lọc ở cầu thận: Một phần huyết tương được lọc qua mao mạch vào bọc Bowman và trở thành dịch lọc cầu thận.
- Quá trình tái hấp thu và bài tiết ở ống thận: Khi dịch lọc đi xuống ống thận, thì thể tích và thành phần của dịch lọc sẽ bị thay đổi. Nước và một số chất hòa tan được đưa trở lại mái nhờ quá trình tái hấp thu. Ngược lại một số chất hòa tan được bài tiết vào dịch ống thận và trở thanh nước tiểu.
Qúa trình tạo nước tiểu giúp cơ thể giữ lại nước, các chất điện giải và các chất quan trọng, đồng thời giúp cơ thể đào thải các sản phẩm có hại cho cơ thể….
Lượng nước tiểu đào thải liên quan tới 3 yếu tố:
- Yếu tố trước thận: Cầu thận muốn lọc được nước tiểu bình thường thì áp lực máu ở động mạch thận phải vừa đủ, khối lượng máu đến thận cũng phải đủ. Hai yếu tố này tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng đến sự lọc của cầu thận
- Yếu tố tại thận: Liên quan tới quá trình lọc và quá trình hấp thu tại thận.
- Quá trình lọc: Cần áp lực máu quá cầu thận phải đủ lớn, tạo áp lực đẩy huyết tương vào bọc bowman.
- Quá trình hấp thu thận: Xảy ra tại các ống thận vì vậy chức năng các ống thận phải bình thường, ngoài ra sự hoạt động này phụ thuộc vào hormon aldosterone ( do tuyến thượng thận tiết) và hormon chống bài niệu ADH ( do thùy sau tuyến yên tiết ra) chi phối.
- Yếu tố sau thận: Liên quan tới sự cản trở trên đường bài tiết nước tiểu ra bên ngoài cơ thể, từ bể thận cho đến niệu đạo. Nguyên nhân có thể do sỏi, u…
Bất kể nguyên nhân nào tác động đến 3 yếu tố trên đều có thể gây ra sự thay đổi về số lượng và thành phần của nước tiểu.
Thiểu niệu được định nghĩa là khi lượng nước tiểu nhỏ hơn 500ml trong vòng 24 giờ.
2. Nguyên nhân dẫn đến thiểu niệu
Có thể do nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý.
Sinh lý
- Do uống ít nước
- Do ra mồ hôi nhiều
Bệnh lý: Dựa vào những yếu tố ảnh hưởng đến lượng nước tiểu có thể chia nguyên nhân thành 3 nhóm nguyên nhân là thiểu niệu do nguyên nhân trước thận, tại thận và sau thận.
- Nguyên nhân trước thận
- Mất nước, mất máu: Khi cơ thể bị mất nước do các nguyên nhân như sốt cao, tiêu chay, nôn, chảy máu, xuất huyết tiêu hóa… làm cho thể tích tuần hoàn giảm, không đủ lưu lượng máu qua thận dẫn đến thiểu niệu. Nhân là trẻ em là đối tượng rất hay sốt cao, tiêu chảy gây thiểu niệu ở trẻ em. Khi có tình trạng mất nước cần bổ sung nước qua đường uống hay qua dịch truyền nếu không uống được.
- Sốc: Có thể gặp trong bệnh lý nhiễm trùng hay chấn thương, trạng thái sốc làm giảm lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể trong đó có thận.
- Suy tim: Lưu lượng máu đến thận giảm, áp lực động mạch thận cũng giảm.
- Xơ gan: Do xơ gan gây phù mất dịch vào khoảng kẽ hay vào khoang trong cơ thể.
- Sử dụng một số loại thuốc: Thuốc chống viêm không steroid, kháng sinh…
- Nguyên nhân tại thận
- Viêm cầu thận cấp: Có thể gây ra thiểu niệu hoặc thậm chí là vô niệu. Biểu hiện sốt, mệt mỏi, tiểu ra máu, phù, tăng huyết áp, đau đầu buồn nôn.
- Viêm cầu thận mạn
- Hoại tử ống thận cấp: Thiểu niệu là dấu hiệu sớm của bệnh, nguyên nhân gây bệnh có thể do ngộ độc cấp tính hay sốc.
- Viêm mô kẽ thận: Viêm mô kẽ có thể do dùng một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm… hay do nhiễm trùng ( tụ cầu, E.coli, liên cầu) hoặc lao.
- Do bệnh mạch thận: Tắc động mạch thận 2 bên, tắc tĩnh mạch thận 2 bên. Thường kèm theo đau vùng hông lưng, sốt…
- Nguyên nhân sau thận
- Tắc nghẽn niệu đạo hoặc cổ bàng quang: Phì đại tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, bệnh bàng quang thần kinh, sỏi niệu đạo…
- Tắc nghẽn niệu quản: Có thể tắc một hoặc cả hai bên do sỏi, u ác tính, xơ hóa phúc mạc…
3. Điều trị thiểu niệu như thế nào?
Thiểu niệu là một triệu chứng của một bệnh nào đó, chính vì vậy để điều trị thiểu niệu thì cần phải tìm được nguyên nhân, từ đó điều trị nguyên nhân gây bệnh.
- Đối với những trường hợp thiểu niệu sinh lý chủ động tăng cường uống nước hay uống bù lại lượng nước đã mất.
- Trường hợp bệnh lý điều trị nguyên nhân như:
- Giảm khối lượng tuần hoàn: Cần truyền bù lại khối lượng tuần hoàn đã mất.
- Nhiễm khuẩn cần điều trị bằng kháng sinh.
- Lọc máu khi ứ đọng các chất độc khi chức năng lọc máu của thận giảm.
- Phẫu thuật hay dùng thuốc điều trị các nguyên nhân gây tắc nghẽn đường tiểu.
4. Thiểu niệu có nguy hiểm không?
Là một tình trạng nguy hiểm cần xử lý kịp thời nếu không sẽ dẫn đến các bệnh lý như:
- Tăng huyết áp
- Suy tim
- Thiếu máu
- Suy thận cấp
- Ứ đọng các chất chuyển hóa gây độc cho cơ thể
Thiểu niệu có thể do nguyên nhân bệnh lý nào đó, chú ý theo dõi lượng nước tiểu trong vòng 24h giúp phát hiện sớm nguy cơ bệnh lý. Khi phát hiện tình trạng thiểu niệu cần đến cơ sở y tế để xác định nguyên nhân tránh để quá lâu gây những biến chứng nguy hiểm.
Nguồn: Bệnh Viện Vinmec
Share FacebookGoogle+TwitterLinkedinTừ khóa » Chẩn đoán Thiểu Niệu
-
Thế Nào Là Thiểu Niệu? - Vinmec
-
Thiểu Niệu - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Chẩn đoán Thiểu Niệu ở Người Suy Thận Cấp - Vinmec
-
Thế Nào Là Thiểu Niệu? Bệnh Này Có Nguy Hiểm Không?
-
Thiểu Niệu Và Các Nguyên Nhân Thường Gặp | BvNTP
-
Đái Nhiều đái ít Và Vô Niệu - Dieutri.Vn
-
Suy Thận Cấp: Chẩn đoán Và điều Trị
-
Vô Niệu: Triệu Chứng, Chẩn đoán Và Cách điều Trị • Hello Bacsi
-
Suy Thận Cấp Trong Hồi Sức - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Các Rối Loạn Về Nước Tiểu - Sỏi Tiết Niệu
-
[PDF] SUY THẬN CẤP - Sở Y Tế Bình Định
-
Tiep Can Roi Loan Di Tieu - SlideShare
-
Suy Thận Cấp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách điều Trị Và Phòng Ngừa