Đại Tá Nguyễn Văn Bảy Người Phi Công Huyền Thoại
Có thể bạn quan tâm
Trên cương vị là một biên đội trưởng, Nguyễn Văn Bảy đã dìu dắt, chỉ huy nhiều phi công lớp đàn em trưởng thành, dù họ có rất nhiều cá tính khác nhau. Ông không đao to búa lớn, lý thuyết dài dòng mà chỉ bằng hành động và tấm chân tình, thẳng thắn nên được hầu hết các anh em phi công mến phục và tin tưởng.
Trong một trận chiến đấu trên không, biên đội: Bảy, Hoàng, Chao, Mẫn gặp một tốp F-4 ở thế bất lợi. Nguyễn Văn Bảy lệnh cho biên đội hạ thấp độ cao để phát huy tính năng cắt bán kính đánh F-4 ở độ cao thấp, phi công Lưu Huy Chao hạ thấp độ cao và thoát li về trước. Khi toàn biên đội hạ cánh về sân bay, Nguyễn Văn Bảy vỗ vai phi công Chao hỏi nhỏ: “Nay cậu bay đi đâu đấy?”. Chỉ nhỏ nhẹ vậy thôi nhưng đồng chí Chao đã nhận ra khuyết điểm của mình và từ những trận đấu sau đã hiệp đồng biên đội tốt hơn và cũng được Nguyễn Văn Bảy kèm cặp trở thành Biên đội trưởng và đạt được nhiều thành tích trong chiến đấu, bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. Trường hợp của phi công Võ Văn Mẫn cũng rất đặc biệt. Trước trận ngày 5-9-1966 có 3 lần gặp địch nhưng có một lần phi công Mẫn chưa bắn được và có 2 lần bắn không trúng. Trong đơn vị khi đó có người băn khoăn và đặt câu hỏi. Nhưng riêng phi công Nguyễn Văn Bảy rất tin tưởng và tạo mọi điều kiện để phi công Mẫn bắn rơi F-8 vào ngày 5-9-1966 và đào tạo trở thành biên đội trưởng và một phi công giỏi về sau.
Tháng 9-1966, nấc thang chiến tranh phá hoại của Mỹ bằng Không quân đã áp sát Hà Nội, chỉ còn cách 50km tính theo đường chim bay. Ngày 5-9-1966 Không quân và Hải quân Mỹ tổ chức đánh phá trục đường sắt Bắc Nam sát Hà Nội. Tuyến đường huyết mạch của ta ở ga Bình Lục (phía Đông Phủ Lý). Lực lượng tham gia trận không chiến này của Mỹ chủ yếu là A-4; A-7 và F-8 làm nhiệm vụ yểm hộ. Trong ngày hôm đó chúng tổ chức đánh bằng 3 đợt: Sáng, trưa và chiều. Chủ trương của ta là theo dõi hành động của địch và giữ lực lượng để bảo vệ Hà Nội. Trong đợt thứ nhất và thứ 2 ta không cất cánh. Tới đợt thứ 3, từ 15 giờ 30 phút, cường kích A-4 và A-7 bắt đầu đánh nhưng ra đa dẫn đường của ta chưa phát hiện được địch cho F-8 yểm hộ nên trực ban dẫn đường nhận định: Địch cho là không quân ta án binh bất động nên lơ là yểm hộ. Khi Tư lệnh Quân chủng lệnh cho biên đội MiG-17 Nguyễn Văn Bảy và Võ Văn Mẫn trực ban ở Sân bay Gia Lâm cất cánh chiến đấu. Các sĩ quan dẫn đường đã không dẫn biên đội ra Phủ Lý nhằm bảo đảm bí mật, tạo bất ngờ. Độ cao ban đầu cũng rất thấp (150m) để ra đa địch không phát hiện được ta.
Khi biên đội bay đến Thanh Oai, sĩ quan dẫn đường hỏi đồng chí Nguyễn Văn Bảy: “Anh có nhìn thấy phía trước tốt không?”. Nguyễn Văn Bảy trả lời nhìn tốt. Sĩ quan dẫn đường tiếp tục cho bay độ cao thấp gần đến Chợ Bến thì phát hiện 1 tốp 2 chiếc bay ở độ cao 4.000m. Trực ban dẫn đường đo tốc độ 800km/h và phán đoán tốp F-8 yểm hộ nhưng chưa phát hiện được máy bay ta nên cho bay tốc độ 800.
Sĩ quan dẫn đường đề nghị cấp trên thay đổi phương án đánh tốp F-8, vì nếu ta đánh cường kích thì phải vượt qua đầu F-8 và bị F-8 tăng tốc đuổi, ta không thể đánh được cường kích mà còn bị F-8 tấn công. Được sự đồng ý của trên, sĩ quan dẫn đường lập tức cho biên đội vòng trái hướng bay 80 độ, độ cao 4.500m. Sau khi vòng trái xong còn cách 50km, lệnh cho vứt thùng dầu phụ và tăng tốc từ 800 lên 900km/h. Sau đó cho hướng bay 70 độ và thông báo “Địch bên phải 30 độ, 15km”. Sau 30 giây, phi công Nguyễn Văn Bảy báo cáo: “Phát hiện địch, cự ly 12km”. Vào thời điểm này ta có lợi hơn địch về độ cao, tốc độ và thuận hướng Mặt trời cho nên phi công Nguyễn Văn Bảy lao vào như cắt bắn rơi chiếc F-8 đi đầu ngay từ loạt công kích đầu tiên cực kỳ chính xác. Phi công Mỹ nhảy dù. Chiếc F-8 thứ 2 thấy đang ở thế bất lợi vòng phải gấp vào đám mây mỏng định thoát ra phía biển nhưng không kịp. Khi chiếc F-8 vừa ra khỏi mây thì bị phi công Mẫn bắn ở cự ly rất gần và rơi tại chỗ, phi công nhảy dù. Với 2 chiếc MiG cổ lỗ, song biên đội đã diệt gọn 2 chiếc F-8 hiện đại. Sau 30 phút ta cũng bắt sống hai viên phi công Mỹ bằng lối đánh dũng mãnh của phi công Nguyễn Văn Bảy và cách đánh gần của phi công Mẫn.
Trận đánh diễn ra nhanh gọn, hiệu quả mang thắng lợi trọn vẹn bằng sự dũng cảm, tài trí của phi công Nguyễn Văn Bảy và Võ Văn Mẫn; cùng sự đóng góp công sức không nhỏ của những sĩ quan dẫn đường.
NGUYỄN VĂN CHUYÊNTừ khóa » Nguyễn Văn Bảy Phi Công
-
Những Thước Phim Quý Về đại Tá, Anh Hùng Phi Công Nguyễn Văn Bảy
-
Những Huyền Thoại Của Phi Công Anh Hùng Mọi Thời đại Nguyễn Văn ...
-
Nguyễn Văn Bảy (A) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cuộc đời Huyền Thoại Của Anh Hùng Phi Công Nguyễn Văn Bảy
-
Phi Công Nguyễn Văn Bảy - Người Anh Hùng Chân đất - VnExpress
-
Những Kỷ Vật Của Phi Công Nguyễn Văn Bảy - VnExpress
-
Phi Công Huyền Thoại Nguyễn Văn Bảy Và “con Số 7 Huyền Thoại”
-
Phi Công Huyền Thoại Nguyễn Văn Bảy Qua Lời Kể Của Tướng Quân đội
-
Trao Tượng đồng Anh Hùng Phi Công Nguyễn Văn Bảy Cho Gia đình
-
Phi Công Huyền Thoại Nguyễn Văn Bảy Và Những Vị Khách đặc Biệt
-
Đại Tá Nguyễn Văn Bảy - Phi Công Huyền Thoại
-
Đồng đội đặt Tượng Tưởng Nhớ Cố Đại Tá Phi Công Nguyễn Văn Bảy
-
Trao Tặng Bức Tượng đồng Cho Gia đình Anh Hùng Phi Công Nguyễn ...
-
Phi Công Huyền Thoại Nguyễn Văn Bảy