Mới nhất Thời sự Góc nhìn Thế giới Video Podcasts Kinh doanh Bất động sản Khoa học Giải trí Thể thao Pháp luật Giáo dục Sức khỏe Đời sống Du lịch Số hóa Xe Ý kiến Tâm sự Tất cả Thứ sáu, 27/9/2019, 00:00 (GMT+7) Những kỷ vật của phi công Nguyễn Văn Bảy
Đồng Tháp Hình ảnh thời chiến đấu cùng các đồ vật thân thuộc của đại tá Nguyễn Văn Bảy đong đầy hình bóng ông trong căn nhà giữa bốn bề đồng nước ở Lai Vung.
Tấm ảnh cỡ lớn được treo ở vị trí trang trọng trong phòng khách, lưu lại khoảnh khắc ông Bảy (bìa phải) trò chuyện cùng đồng đội sau một trận đánh.
Đầu năm 2018, khi phóng viên VnExpress thăm nhà, ông cho biết: "Đời tao chưa bao giờ nghĩ sẽ lái máy bay. Lần đầu mở một cục sắt thấy nó quay rào rào. Tao khoái quá nên buông cả cần lái, vỗ tay. May có thầy giáo ngồi sau nhắc nhở".
Tấm ảnh cỡ lớn được treo ở vị trí trang trọng trong phòng khách, lưu lại khoảnh khắc ông Bảy (bìa phải) trò chuyện cùng đồng đội sau một trận đánh.
Đầu năm 2018, khi phóng viên VnExpress thăm nhà, ông cho biết: "Đời tao chưa bao giờ nghĩ sẽ lái máy bay. Lần đầu mở một cục sắt thấy nó quay rào rào. Tao khoái quá nên buông cả cần lái, vỗ tay. May có thầy giáo ngồi sau nhắc nhở".
Gian phòng nhỏ cạnh phòng khách là nơi đại tá nằm nghỉ trưa trên võng, xem tivi.
Trong tủ kính, trên bàn đặt nhiều kỷ vật gắn bó một thời "làm bạn với bầu trời" của ông.
Gian phòng nhỏ cạnh phòng khách là nơi đại tá nằm nghỉ trưa trên võng, xem tivi.
Trong tủ kính, trên bàn đặt nhiều kỷ vật gắn bó một thời "làm bạn với bầu trời" của ông.
Dãy bằng khen trong đó có danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam" cùng ảnh đời thường của Nguyễn Văn Bảy được đóng khung, lưu giữ cẩn thận.
Dãy bằng khen trong đó có danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam" cùng ảnh đời thường của Nguyễn Văn Bảy được đóng khung, lưu giữ cẩn thận.
Bé Minh Anh (13 tuổi, cháu nội phi công Nguyễn Văn Bảy) cầm trên tay một mô hình máy bay bằng sắt. Em cho biết ông nội thích sưu tập máy bay mô hình, nhất là những chiếc chiến đấu.
Trong hai năm 1966 - 1967, ông đã lái chiếc MiG-17 xuất kích 94 lần, 13 lần nhả đạn và bắn rơi 7 máy bay Mỹ (hai chiếc F-105 và năm chiếc F-4).
Bé Minh Anh (13 tuổi, cháu nội phi công Nguyễn Văn Bảy) cầm trên tay một mô hình máy bay bằng sắt. Em cho biết ông nội thích sưu tập máy bay mô hình, nhất là những chiếc chiến đấu.
Trong hai năm 1966 - 1967, ông đã lái chiếc MiG-17 xuất kích 94 lần, 13 lần nhả đạn và bắn rơi 7 máy bay Mỹ (hai chiếc F-105 và năm chiếc F-4).
Trong tủ kính, ông Bảy bày mô hình máy bay có tiếng động đèn nhấp nháy tự chế tạo hơn 2 năm trước.
Trong tủ kính, ông Bảy bày mô hình máy bay có tiếng động đèn nhấp nháy tự chế tạo hơn 2 năm trước.
Phù điêu biểu tượng của không quân Việt Nam được người đại tá anh hùng tạo trên mái nhà mình, như một cách nhớ về những năm tháng oanh liệt.
Phù điêu biểu tượng của không quân Việt Nam được người đại tá anh hùng tạo trên mái nhà mình, như một cách nhớ về những năm tháng oanh liệt.
Hai chiếc xe máy ông thường đi lại trong lối xóm giờ cũng dựng yên ở góc nhà.
Hai chiếc xe máy ông thường đi lại trong lối xóm giờ cũng dựng yên ở góc nhà.
Chiếc thuyền người phi công thường đi đổ dớn, thăm lưới cá nằm yên một góc. "Khoảng hai tháng con về thăm nội một lần. Mỗi khi về nội đều dẫn con ra thuyền chơi rồi ra ao bắt cá nấu canh chua", bé Phúc (cháu nội ông Bảy) nói.
Chiếc thuyền người phi công thường đi đổ dớn, thăm lưới cá nằm yên một góc. "Khoảng hai tháng con về thăm nội một lần. Mỗi khi về nội đều dẫn con ra thuyền chơi rồi ra ao bắt cá nấu canh chua", bé Phúc (cháu nội ông Bảy) nói.
Chiếc cầu khỉ do ông tự làm phía sau nhà để tiện đi thăm ao cá.
Rời bỏ binh nghiệp, người anh hùng ngày nào vui thú điền viên miền sông nước. Ông đào ao thả cá, trồng cây trái, sống cuộc đời nông dân chân chất.
Chiếc cầu khỉ do ông tự làm phía sau nhà để tiện đi thăm ao cá.
Rời bỏ binh nghiệp, người anh hùng ngày nào vui thú điền viên miền sông nước. Ông đào ao thả cá, trồng cây trái, sống cuộc đời nông dân chân chất.
"Chúng tôi quen nhau khi ông ấy đang huấn luyện ở sân bay Cát Bi - Hải Phòng. Nhớ ngày tổ chức đám cưới (tháng 4/1966) mới 45 phút thì có báo động, ông phải tức tốc lên máy bay đi chiến đấu, bỏ tôi mặc nguyên đồ cưới làm lễ một mình", bà Trần Thị Niên - vợ phi công Bảy nhớ lại.
Ông bà an dưỡng tuổi già trong căn nhà vùng miệt vườn. Họ có hai con trai đang sống ở TP HCM, con gái út lấy chồng ở Sa Đéc.
"Chúng tôi quen nhau khi ông ấy đang huấn luyện ở sân bay Cát Bi - Hải Phòng. Nhớ ngày tổ chức đám cưới (tháng 4/1966) mới 45 phút thì có báo động, ông phải tức tốc lên máy bay đi chiến đấu, bỏ tôi mặc nguyên đồ cưới làm lễ một mình", bà Trần Thị Niên - vợ phi công Bảy nhớ lại.
Ông bà an dưỡng tuổi già trong căn nhà vùng miệt vườn. Họ có hai con trai đang sống ở TP HCM, con gái út lấy chồng ở Sa Đéc.
Người phi công anh hùng sẽ an nghỉ dưới bóng khóm tre trong vườn nhà, cạnh mộ phần của cha mẹ mình.
Ông qua đời tại Bệnh viện Quân Y 175 tại TP HCM tối 22/9, sau 6 ngày nhập viện vì xuất huyết não.
Lễ an táng đại tá Nguyễn Văn Bảy diễn ra lúc 10h30 ngày 27/9.
Người phi công anh hùng sẽ an nghỉ dưới bóng khóm tre trong vườn nhà, cạnh mộ phần của cha mẹ mình.
Ông qua đời tại Bệnh viện Quân Y 175 tại TP HCM tối 22/9, sau 6 ngày nhập viện vì xuất huyết não.
Lễ an táng đại tá Nguyễn Văn Bảy diễn ra lúc 10h30 ngày 27/9.
Căn nhà của ông Bảy nhìn từ trên cao giữa bốn bề đồng nước. Hơn hai năm nay, ngôi nhà mới được xây kiên cố. Nguyễn Văn Bảy là một trong 19 phi công Việt Nam đạt đẳng cấp ACE - danh hiệu có từ chiến tranh thế giới thứ hai dành cho những phi công lái máy bay quân sự có số lần bắn hạ máy bay đối phương đạt con số từ 5 trở lên.
Căn nhà của ông Bảy nhìn từ trên cao giữa bốn bề đồng nước. Hơn hai năm nay, ngôi nhà mới được xây kiên cố. Nguyễn Văn Bảy là một trong 19 phi công Việt Nam đạt đẳng cấp ACE - danh hiệu có từ chiến tranh thế giới thứ hai dành cho những phi công lái máy bay quân sự có số lần bắn hạ máy bay đối phương đạt con số từ 5 trở lên.
Quỳnh Trần
Trở lại Thời sựTrở lại Thời sự Copy link thành công ×