Đại Thủ ấn – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Tham khảo
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  • x
  • t
  • s
Phật giáo Tây Tạng
Các truyền thống
  • Bodong
  • Bön
  • Gelug
  • Kadam
  • Jonang
  • Kagyu
  • Nyingma
  • Rimé
  • Sakya
Tập tin:Buddha painted on a rock wall in Tibet.jpg
Tu tập
  • Chöd
  • Dzogchen
  • Kālacakra
  • Lamdre
  • Lamrim
  • Mahamudra
  • Pure Land
  • Vajrayana
Thực hành
  • Deity yoga
  • Empowerment
  • Guru yoga
  • Mandala
  • Mantra
  • Mudra
  • Phowa
  • Preparatory practices
  • Refuge
  • Sadhana
  • Six Dharmas
  • Tibetan tantric practice
  • Transfer of merit
Thể chế
  • Lama
  • Khenpo
  • Ngagpa
  • Rigdzin
  • Rinpoche
  • Tertön
  • Tulku
  • Vajracharya
  • Vidyadhara
Nhân vật
Nyingma
  • Padmasambhava
  • Yeshe Tsogyal
  • Longchenpa
  • Jigme Lingpa
  • Patrul Rinpoche
  • Dudjom Lingpa
  • Mipham
  • Dudjom Rinpoche
Sakya
  • Khön Könchok Gyalpo
  • Sakya Trizin
  • Sakya Pandita
  • Drogön Chögyal Phagpa
Kagyu
  • Milarepa
  • Karmapa
  • Thang Tong Gyalpo
Gelug
  • Je Tsongkhapa
  • Dalai Lama
  • Panchen Lama
Khác
  • Trisong Detsen
  • Akong Rinpoche
  • Anagarika Govinda
  • Arija Rinpoche
  • Atiśa
  • Chagdud Tulku Rinpoche
  • Chatral Rinpoche
  • Chetsang Rinpoche
  • Chögyam Trungpa
  • Chökyi Nyima Rinpoche
  • Dampa Sangye
  • Dezhung Rinpoche
  • Dilgo Khyentse
  • Dolpopa Sherab Gyaltsen
  • Drukpa Kunley
  • Dzigar Kongtrul Rinpoche
  • Dzogchen Ponlop Rinpoche
  • Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche
  • Dzongsar Khyentse Chökyi Lodrö
  • Gampopa
  • Ganden Tripa
  • Gorampa Sonam Sengye
  • Gyalwang Drukpa
  • Jamgon Kongtrul
  • Jamyang Khyentse Wangpo
  • Kalu Rinpoche
  • Karma Thinley Rinpoche
  • Khamtrul Rinpoche
  • Khandro Rinpoche
  • Khenpo Tsultrim Gyamtso Rinpoche
  • Lama Jampa Thaye
  • Ling Rinpoche
  • Marpa Lotsawa
  • Mikyö Dorje, 8th Karmapa Lama
  • Namkhai Norbu
  • Nyoshul Khenpo Rinpoche
  • Orgyen Chokgyur Lingpa
  • Orgyen Tobgyal
  • Phabongkha
  • Pema Lingpa
  • Penor Rinpoche
  • Phagmo Drupa Dorje Gyalpo
  • Rangjung Dorje, 3rd Karmapa Lama
  • Ratna Vajra Sakya
  • Rechung Dorje Drakpa
  • Reting Rinpoche
  • Sakya Chokden
  • Second Beru Khyentse
  • Shamarpa
  • Sogyal Rinpoche
  • Tai Situpa
  • Taranatha
  • Tarthang Tulku
  • Tenga Rinpoche
  • Tenzin Palmo
  • Tenzin Wangyal Rinpoche
  • Tenzin Ösel Hita
  • Thinley Norbu
  • Thrangu Rinpoche
  • Thubten Yeshe
  • Thubten Zopa Rinpoche
  • Traleg Kyabgon Rinpoche
  • Trijang Rinpoche
  • Trulshik Rinpoche
  • Tsangnyön Heruka
  • Tsele Natsok Rangdröl
  • Tulku Urgyen Rinpoche
  • Vairotsana
  • Vimalamitra
  • Yudra Nyingpo
  • Zong Rinpoche
Kinh văn
  • Gyubum
  • Kangyur
  • Tengyur
  • Terma
  • Tibetan canon
Pháp khí
  • Chöda
  • Damaru
  • Ghanta
  • Phurba
  • Serkyem
  • Stupa
  • Thangka
  • Vajra
  • Yidam
Tự viện
  • Drepung Monastery
  • Dzogchen Monastery
  • Dzongsar Monastery
  • Ganden Monastery
  • Jokhang Monastery
  • Kathok Monastery
  • Namdroling Monastery
  • Palyul Monastery
  • Ramoche Temple
  • Sakya Monastery
  • Sanga Monastery
  • Sera Monastery
  • Shechen Monastery
  • Tashilhunpo Monastery
Địa phương
  • Bhutan
  • Buryatia
  • Dharamshala
  • Kalmykia
  • Ladakh
  • Lhasa
  • Mongolia
  • Mustang
  • Shambhala
  • Sikkim
  • Tibet
  • Tuva

Đại thủ ấn (zh. 大手印, sa. mahāmudrā, bo. chag-je chen-po ཕྱག་རྒྱ་ཆེན་པོ་) là một trong những giáo pháp tối thượng của Kim cương thừa (sa. vajrayāna), được truyền dạy trong tông phái Ca-nhĩ-cư (bo. kagyupa བཀའ་བརྒྱུད་པ་). của Tây Tạng. Trong tiếng Tây Tạng, Đại thủ ấn được hiểu là tâm ấn của sự chứng ngộ được tính Không (sa. śūnyatā), của việc giải thoát khỏi Luân hồi (sa. saṃsāra) và sự thông hiểu rằng, hai mặt đó không hề rời nhau.

Giáo pháp này xem Bản Sơ Phật Phổ Hiền (sa. samantabhadra)—hiện thân của Pháp thân (sa. dharmakāya, xem Tam thân)—là người đã truyền Đại thủ ấn cho vị Đại thành tựu (sa. mahāsiddha) Đế-la-ba (sa. tilopa). Đế-la-ba tiếp tục truyền cho Na-lạc-ba. Mã-nhĩ-ba (bo. marpa) được chân truyền giáo pháp này và mang về Tây Tạng chỉ dạy cho Mật-lặc Nhật-ba (bo. milarepa མི་ལ་རས་པ་). Phép tu Đại thủ ấn bắt đầu bằng tu Chỉ (sa. śamatha) và lấy đó làm căn bản để biến chuyển mọi kinh nghiệm thành sự trực ngộ tính Không. Có người xem Đại thủ ấn như "Thiền" Tây Tạng. Ngoài phép tu thông thường, người ta còn lưu truyền phép tu "đặc biệt" của Na-lạc-ba với tên Na-lạc lục pháp (Sáu giáo pháp của Na-lạc-ba, bo. nāro chödrug ནཱ་རོ་ཆོས་དྲུག་). Truyền thống Tây Tạng xem xét phép Đại thủ ấn dưới ba khía cạnh: kiến (sa. darśana), tu (sa. bhāvanā) và hành (sa. caryā).

  1. Kiến được định nghĩa là tri kiến nhận ra rằng thể tính đích thật của tâm là sự thống nhất giữa tính Không và Tịnh quang, là ánh sáng rực rỡ thanh tịnh. Mỗi hiện tượng đều mang dấu ấn đặc biệt này.
  2. Mục đích quan trọng nhất của tu tập thiền định là trực nhận thể tính của tâm thức, một sự trực nhận rất tự nhiên không cần sự cố gắng nào. Có hai cách để chuẩn bị phép thiền đó: a) bốn phép tu quán chiếu sự quý báu khi có được thân người, luật vô thường, Nghiệp báo và tính bất toàn của luân hồi; b) bốn phép tu đặc biệt gồm những Thành tựu pháp (sa. sādhana) với những phương pháp thanh lọc Thân, khẩu, ý.
  3. Hành là hành động, ứng dụng sau khi đã kinh nghiệm trực tiếp Đại thủ ấn, dẫn đến một tâm thức tự tại, siêu việt các quy ước thông thường, dẫn đến các tác phong kì lạ của các bậc "Cuồng thánh."

Cát-mã-ba Nhưỡng-huýnh Đa-kiệt (zh. 攘迥多杰, bo. rangjung dorje རང་བྱུང་རྡོ་རྗེ་, 1284-1339) viết như sau về Đại thủ ấn:

Điều gì phải thanh lọc: là tâm, tự tâm là tính Không, là Ánh sáng; Ai thanh lọc: đó là phép tu kim cương của Đại thủ ấn; Cái gì được lọc bỏ: Vô minh hiện tiền đang lừa dối con người. Mong thay quả vị thanh tịnh, Pháp thân diệu dụng sẽ được thực hiện! Đó là kiến giải đối trị vô minh, là phép tu đích thật, đó là sự dẫn đến hành động vô thượng. Mong thay tín tâm nơi ba điều đó luôn luôn hiện diện.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đại_thủ_ấn&oldid=68661074” Thể loại:
  • Mật tông
  • Phật giáo Tây Tạng
  • Triết lý Phật giáo
  • Nghi thức Phật giáo
Thể loại ẩn:
  • Trang có sử dụng tập tin không tồn tại

Từ khóa » Cách Bắt ấn Kim Cang