Đại Từ Là Gì? Chức Năng Và Phân Loại đại Từ

495 Mục lục ẩn 1. Định nghĩa 2. Các tiểu loại: 3. Chức năng ngữ pháp của đại từ

1. Định nghĩa

Đại từ là những từ dùng để trỏ, xưng hô hoặc thay thế cho một bộ phận nào đó trong câu (bộ phận đó có thể là từ cùng có thể là một đơn vị lớn hơn từ). Do đặc điểm này mà đại từ có thể giữ bất cứ chức vụ ngữ pháp gì ở trong câu. Nói cách khác hoạt động ngữ pháp của đại từ trên đại thể là giống như hoạt động ngữ pháp của những đơn vị được nó thay thế.

Đại từ là những từ dùng để tả sự vật chứ không nói rõ nội dung. Có nghĩa đó là những từ mà tự nó không có đầy đủ nghĩa từ vựng.

Ví dụ: Hai anh bộ đội mỉm cười nghe bài hát quen thuộc, họ đứng rất thẳng bên nhau có vẻ hài lòng lắm. (“họ” thay thế cho “hai anh bộ đội”)

2. Các tiểu loại:

– Đại từ nhân xưng (còn gọi là đại từ xưng hô)

Trong tiếng Việt đại từ chỉ người chân chính chỉ có mấy từ sau:

Số ítSố nhiều
Ngôi thứ 1Tôi, taoChúng tôi, chúng tao, chúng ta
Ngôi thứ 2MàyChúng mày
Ngôi thứ 3Chúng nó, họ, chúng

Ngoài những đại từ chỉ người chân chính trên đây tiếng Việt còn có hệ thống những đại từ chỉ người lâm thời được mượn danh từ:

Ngôi thứ 1: Tớ, mình

Ngôi thứ 2: Anh, chị, ông, bà, các con, các chị, các cụ, các ông Ngôi thứ 3: Hắn, y, ông ấy, bà ấy, các ông ấy, các anh ấy …

– Đại từ nghi vấn (còn gọi là đại từ để hỏi)

Đó là những từ dùng trong câu hỏi nghi vấn (câu hỏi) để hỏi về các phương diện khác nhau theo ý muốn của người hỏi: Ai? Làm gì? Cái gì? Mấy (bao nhiêu)? Nào (gì), bao giờ, bao lâu, vì sao (tại sao) để làm gì, thế nào, ở đâu.

Ví dụ: Ai làm việc này ?

Anh muốn ăn món nào?

Một số đại từ nghi vấn có thể “hỏi về số nhiều” bằng cách kết hợp với từ “những”:

Anh đi những đâu?

Anh làm những gì?

Những ai đến đây?

Những nơi nào nghỉ tốt?

– Đại từ thay thế: Trong tiếng Việt chỉ có 1 đại từ thay thế: “thế” (vậy). Đại từ thay thế thường giữ chức năng vị ngữ trong câu. Nó thay thế cho cả 1 ý đã nói đến trước đó. Nó thường kết hợp với phụ từ “cũng” trong cấu tạo vị ngữ.

Khi dùng đại từ này nhất thiết phải có hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

Ví dụ: – Chiều nay tôi muốn đi chơi, không học.

Tôi cũng thế !

– Đại từ chỉ lượng: Là những từ chỉ số lượng gộp (bao quát): Tất cả, mọi, hết thảy, cả …

Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả.

Mọi người phải chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông.

– Đại từ chỉ định sự vật: Dùng để trỏ người, vật được xác định trong không gian phụ thuộc vào khoảng cách, hoặc thay thế cho 1 điều đã được đề cập tới. Đại từ chỉ định sự vật bao gồm: này, nọ, kia, ấy, đó …

Ví dụ: Bông hoa này đẹp hơn bông hoa kia.

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy đó không bao giờ thay đổi.

– Đại từ chỉ định vị trí không gian: Là đại từ dùng để chỉ một vị trí (địa điểm) nào đó trong không gian mà vật đang tồn tại cách “xa” hay “gần” so với khoảng cách của người nói.

“Đây” – đại từ chỉ vị trí gần. Ví dụ: Đây là em tôi.

“Đây, kia” – đại từ chỉ vị trí xa: Kia là chị An

Những đại từ này thường làm chủ ngữ trong câu.

3. Chức năng ngữ pháp của đại từ

– Làm chủ ngữ: Đại từ nhân xưng, đại từ chỉ vị trí trong không gian.

Ví dụ: Tôi là sinh viên; Đây là An

– Làm định ngữ: Đại từ chỉ định sự vật.

– Cấu tạo câu nghi vấn: Đại từ nghi vấn

Ngoài ra một số đại từ có thể tạo thành những cặp để liên kết 2 vế câu ghép.

3.3/5 - (55 bình chọn)Bài viết liên quan:
  1. Danh từ là gì? Chức năng và phân loại danh từ
  2. Phó từ là gì? Chức năng và phân loại phó từ
  3. Quan hệ từ là gì? Chức năng và phân loại
  4. Trợ từ là gì? Các loại trợ từ
Từ loại tiếng Việt

Từ khóa » đại Từ Trong Ngữ Văn Là Gì