Đại Từ Là Gì? Phân Loại đại Từ - Lafactoria Web
Có thể bạn quan tâm
Đại từ trong tiếng Việt là một chủ đề rất quan trọng và được nhiều người nhắc đến. Vậy đại từ là gì? Đại từ được phân chia thành những loại nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp giúp bạn những vấn đề trên.
Đại từ là gì?
Cho đến ngày nay, chủ yếu có 2 phương pháp để phân loại từ loại: phân chia từ vựng của một ngôn ngữ thành hai lớp khái quát là thực từ và hư từ; hoặc phân chia từ vựng thành nhiều lớp cụ thể hơn với các đặc trưng xác định hơn. Đây là các cách phân chia của ngữ pháp truyền thống châu Âu. Lịch sử nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt có hai xu hướng: một xu hướng cho rằng từ vựng tiếng Việt không được định loại vì chúng không có một dấu hiệu hình thức nào cả, nói cách khác là không tồn tại từ loại trong tiếng Việt. Tuy nhiên số đông các nhà nghiên cứu tiếng Việt vẫn cho rằng tiếng Việt vẫn có từ loại và tồn tại những dấu hiệu khách quan để định loại. Việc phân loại cũng theo hai cách: phân biệt thực từ và hư từ; phân biệt thành những lớp ngữ pháp cụ thể. Hiện nay, trong tiếng Việt có thể phối hợp 2 cách phân loại này.
Việc phân định từ loại tiếng Việt theo cách thứ 2 thành những lớp từ cụ thể chủ yếu căn cứ vào ba tiêu chuẩn:
Ý nghĩa khái quát: có tác dụng tập hợp các từ có cùng kiểu ý nghĩa khái quát thành các lớp (và lớp con); ví dụ như ý nghĩa về sự vật, về hành động, về trạng thái, về tính chất, về quan hệ,…; đến lượt ý nghĩa khái quát về sự vật lại được chia nhỏ thành ý nghĩa khái quát về vật thể (ví dụ các từ nhà, cửa, cây…), về chất thể (ví dụ nước, khí, muối…), v.v…
Khả năng kết hợp, được hiểu ở 3 mức độ như sau:
Khả năng kết hợp của từ đang xét với một hay một số hư từ, từ đó nói lên được bản tính từ loại của từ đang xét. Những hư từ trong trường hợp này được gọi là các chứng tố. Và với chứng tố, thường chỉ xác định được ba lớp từ chính trong tiếng Việt là: lớp danh từ, lớp động từ và lớp tính từ. Ví dụ: những từ có thể đứng trước các chỉ định từ này, nọ thì thuộc lớp danh từ; những từ có thể đứng sau đang, vẫn… thì thuộc lớp động từ; những từ đứng sau rất thường thuộc lớp tính từ.
Khả năng kết hợp của từ đang xét được đặt trên cơ sở cách cấu tạo của cụm từ chính phụ. Với cách này, có thể xác định thêm lớp các phó từ của động từ.
Khả năng kết hợp từ với từ, không chỉ tính đến các yếu tố không nằm trong cụm từ, thông qua các tiêu chuẩn sau: khả năng làm đầu tố trong cụm từ chính phụ; khả năng làm yếu tố mở rộng trong cụm từ chính phụ; không tham gia vào cụm từ chính phụ, chỉ xuất hiện ở bậc câu nhưng có thể có quan hệ với cụm từ chính phụ trong các trường hợp cụ thể.
Chức vụ ngữ pháp: Khả năng giữ chức vụ ngữ pháp trong một câu thường được dùng như một tiêu chuẩn hỗ trợ cho việc phân định từ loại.
Từ những tiêu chuẩn trên, trong ngữ pháp Tiếng Việt được chia thành các loại từ: Động từ, danh từ, tính từ, đại từ, số từ, lượng từ, giới từ, quan hệ từ, phó từ.
Và trong đó, đại từ được rất nhiều người nhắc đến. Vậy đại từ là gì?
Đại từ là các từ ngữ được dùng để xưng hô hay dùng để thay thế các danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu, với mục đích tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần.
Phân loại đại từ
– Đại từ nhân xưng (dùng để xưng hô), dùng chỉ ngôi, đại diện hay thay thế cho danh từ. Gồm có 3 ngôi:
+ Trong ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,…
+ Trong ngôi thứ hai (chỉ người nghe): cậu, các cậu, …
+ Trong ngôi thứ ba (chỉ người không có trong giao tiếp nhưng được nhắc đến trong giao tiếp): họ, hắn, bọn nó, chúng nó,…
Ngoài các đại từ nhân xưng phổ biến còn có các danh từ làm từ xưng hô ví dụ như trong quan hệ gia đình như ông, bà, anh, chị, em, con, cháu,… trong các nghề nghiệp hoặc chức vụ riêng như bộ trưởng, thầy giáo, luật sư,…
– Đại từ sử dụng với mục đích hỏi. Như hỏi về người, vật (là ai, cái gì,…),hỏi về nơi chốn, hỏi về thời gian, hỏi về tính chất sự vật, hỏi về số lượng…
– Đại từ thay thế các từ khác nhằm tránh việc lặp từ hoặc không muốn đề cập trực tiếp.
Căn cứ vào chức năng thay thế sẽ chia thành:
– Đại từ thay thế cho danh từ. Ví dụ như: chúng tôi, chúng mày, họ, chúng,…
– Đại từ thay thế động từ, tính từ. Ví dụ: thế, vậy, như thế, như vậy…
– Đại từ thay thế cho số từ. Ví dụ bao, bao nhiêu…
Theo SGK lớp 7, đại từ sẽ chia làm 2 loại:
– Đại từ để trỏ: trỏ từ, trỏ sự vật (tôi, tao, mình, tớ,… ). Trỏ số lượng. Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
– Đại từ để hỏi: hỏi về người, sự vật. Hỏi về số lượng. Hỏi hoạt động, tính chất, sự việc.
Đại từ dùng để đặt câu hỏi
Loại đại từ này có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu hỏi, dùng để hỏi một điều nào với người khác. Ví dụ như Ai?, gì?, ở đâu?, tại sao?. Có thể chia loại này thành đại từ hỏi số lượng, hỏi về chất lượng, hỏi nguyên nhân, kết quả…
Đại từ nhân xưng
Đại từ nhân xưng dùng để thay thế danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ… và còn gọi là đại từ chỉ ngôi, cụ thể có 3 ngôi chính gồm:
Ngôi thứ nhất để chỉ người nói, nó tương đương với danh từ. Ví dụ: “Tại sao họ không tới đúng giờ?” Ta thấy đại từ ở đây là “ họ”.
Ngôi thứ hai để chỉ người nghe.
Đại từ ngôi số 3 là đại từ được người thứ nhất và thứ hai nói đến.
Các loại đại từ khác
Ngoài 2 loại đại từ chính trên, trong ngữ pháp Tiếng Việt có thể sử dụng danh từ làm đại từ xưng hô. Trong đó 2 loại chính là đại từ chỉ quan hệ xã hội và đại từ chỉ chức vụ.
Đại từ chỉ quan hệ xã hội: Các mối quan hệ xã hội và gia đình thường dùng danh từ làm đại từ để xưng hô. Ví dụ như ông, bà, cha, mẹ, chú, bác… Quan trọng là biết phân biệt và sử dụng đúng người đóng vai trò có quan hệ ra sao thì sử dụng danh từ để chỉ ngôi cho chính xác.
Đại từ chỉ chức vụ: Là những chức vụ trong cơ quan nhà nước, công ty, xí nghiệp như giám đốc, thư ký, chủ tịch…
Đại từ theo sách giáo khoa ngữ văn lớp 7
Đại từ để trỏ
Có tác dụng trỏ người, sự vật, hoạt động…được nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc trò chuyện. Loại này có 3 nhóm chính là:
Đại từ để trỏ số lượng: gồm các từ như bao nhiêu, bấy nhiêu, nhiêu…
Đại từ để trỏ người hoặc sự vật: Gồm các từ như Nó, tụi nó, tôi, tụi này, tụi kia…
Đại từ chỉ hoạt động và tính chất: Gồm các từ như thế, vậy…
Đại từ để hỏi
Để hỏi nguyên nhân, lý do hay kết quả một sự việc, hành động mà mình đang thắc mắc. Loại này dùng trong câu nghi vấn, không phải câu trả lời hay khẳng định.
Gồm các loại chính là:
Đại từ để hỏi người, vật: Gồm các từ như ai, gì, đâu, sao…
Đại từ để hỏi số lượng: Như Bao nhiêu, bấy nhiêu…
Vai trò trong câu
Các đại từ trong câu vừa có thể là chủ ngữ, vị ngữ, hoặc là phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.
Đại từ có thể trở thành thành phần chính trong câu , đại từ không làm nhiệm vụ định danh. Phần lớn các đại từ có chức năng trỏ và mục đích thay thế .
Ví dụ đại từ
Đại từ để trỏ người sự vật: Nó đã về chưa ?
Đại từ để trỏ số lượng: Chúng ta nên làm việc nghiêm túc.
Đại từ để hỏi số lượng: Có bao nhiêu sinh viên tham gia đại hội ?
Đại từ để hỏi hoạt động tính chất sự việc: Diễn biến câu chuyện ra sao ?
Bài tập đại từ
Dưới đây là một số bài tập điển hình về đại từ:
Bài 1:
Xác định đại từ “tôi” trong câu đảm nhiệm chức năng ngữ pháp gì?
- a) Tôi đang học bài ở nhà thì bạn Phong đến.
- b) Người được lớp học biểu dương là tôi.
- c) Cả nhà đều yêu mến tôi.
- d) Anh chị tôi học rất giỏi.
- e) Trong lòng tôi, cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.
Bài 2:
Tìm đại từ xuất hiện trong câu:
Trong giờ ra chơi, Bình hỏi An
– An ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh ? (câu 1)
– Tớ đạt điểm 10, còn cậu mấy điểm ?- Bình nói (câu 2)
– Tớ cũng thế. (câu 3)
Bài 3:
Thay thế từ hoặc cụm từ bằng đại từ thích hợp trong các câu bên dưới,.
- a) Một con sói đang khát nước, con sói tìm thấy một cái lọ.
- b) Nam đi qua cây cầu, Nam vô ý đánh rơi một chiếc dép.
c)
– Bắc ơi! Hôm nay cậu được mấy điểm môn toán?
– Tớ được 10 điểm. Còn cậu được mấy điểm?
– Tớ cũng đạt 10 điểm.
Bài giải:
Bài 1:
- a) Tôi là Chủ ngữ trong câu: Tôi đang học bài ở nhà thì bạn Phong đến.
- b) Tôi là vị ngữ trong câu: Người được lớp học biểu dương là tôi.
- c) Tôi là Bổ ngữ trong câu: Cả nhà đều yêu mến tôi.
- d) Tôi là Định ngữ trong câu: Anh chị tôi học rất giỏi.
- e) Tôi là Trạng ngữ trong câu: Trong lòng tôi, cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.
Bài 2:
– Trong câu 1 từ bạn thay thế cho từ An.
– Trong câu 2 “tớ” thay thế cho An, “cậu’ thay thế cho Bình.
– Trong câu 3 “tớ” thay thế cho An, còn “thế” thay thế cho đạt điểm 10,
Câu 3:
- a) Thay từ con sói trong đoạn thứ 2 bằng từ “nó”. => Một con sói đang khát nước, nó tìm thấy một cái lọ.
- b) Thay từ Nam trong vế 2 thành từ cậu hoặc anh => Nam đi qua cây cầu, cậu/anh vô ý đánh rơi một chiếc dép.
- c) Thay cụm từ “được mấy điểm” bằng “thì sao”; cụm từ “được 10 điểm” phía dưới thành “cũng vậy”.
=> – Bắc ơi! Hôm nay cậu được mấy điểm môn toán?
– Tớ được 10 điểm. Còn cậu “thì sao”?
– Tớ “cũng vậy”.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết đại từ là gì rồi đúng không. Đại từ là một thành phần rất quan trọng trong tiếng Việt vậy nên hãy nhớ kỹ và xác định đúng để tránh sai lầm trong vấn đề này nhé! Chúc các bạn thành công.
Từ khóa » đại Từ Trong Ngữ Văn Là Gì
-
Đại Từ Là Gì? Phân Loại đại Từ, Ví Dụ đại Từ - Luật Hoàng Phi
-
Đại Từ Là Gì? Tác Dụng, Phân Loại Và Cho Ví Dụ Về đại Từ - IIE Việt Nam
-
Đại Từ Là Gì? Phân Loại Đại Từ, Một Số Ví Dụ Về Đại Từ
-
Đại Từ Trong Tiếng Việt Là Gì? Phân Loại Và Ví Dụ - Daful Bright Teachers
-
Đại Từ Là Gì? Các Loại đại Từ Phổ Biến? Vai Trò Của đại Từ Trong Câu
-
Đại Từ Trong Tiếng Việt: Khái Niệm - Cách Phân Loại Và Một Vài Ví Dụ
-
Đại Từ Trong Tiếng Việt Là Gì? Cách Phân Loại Và Ví Dụ
-
Đại Từ Là Gì? - Ôn Tập Về đại Từ
-
Đại Từ Là Gì? Nó Có Tác Dụng Gì? Có Những Loại đại Từ Nào?
-
Đại Từ Là Gì? Chức Năng Và Phân Loại đại Từ
-
Đại Từ Trong Tiếng Việt Là Gì? Phân Loại Và Luyện Tập - Wiki Hỏi Đáp
-
Đại Từ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đại Từ Là Gì Trong Tiếng Việt Lớp 7? Phân Loại Và Cách Sử Dụng đại Từ
-
Đại Từ Trong Tiếng Việt Là Gì? - Áo Kiểu đẹp