Đại Từ Quan Hệ Là Gì? Cấu Trúc Và Cách Dùng Các đại Từ Quan Hệ

Đại từ quan hệ là một trong những kiến thức ngữ pháp vô cùng quan trọng đối với những người học tiếng Anh. Bởi cho dù là khi bạn học hay làm các bài thi tiếng Anh. Thì bạn cũng sẽ thường xuyên bắt gặp các đại từ quan hệ.

Vậy đại từ quan hệ là gì? Đại từ quan hệ có chức năng gì? Cách sử dụng như thế nào? Cấu trúc ra sao?… Hãy cùng itqnu.vn đi tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Mục lục

Toggle
  • Đại từ quan hệ là gì?
  • Đại từ quan hệ có chức năng gì?
  • Cấu trúc và cách dùng đại từ quan hệ thường gặp trong tiếng Anh
    • 1. WHO
    • 2. WHOM
    • 3. WHICH
    • 4. THAT
    • 5. WHOSE
  • Những lưu ý quan trọng khi dùng đại từ quan hệ
    • 1. Khi nào dùng dấu phẩy?
    • 2. Dấu phẩy đặt ở đâu?
  • Khi nào có thể lược bỏ đại từ quan hệ?
    • 1. Khi nào KHÔNG ĐƯỢC dùng THAT?
    • 2. Khi nào bắt buộc dùng THAT?

Đại từ quan hệ là gì?

Đại từ quan hệ là một phần trong câu mệnh đề quan hệ. Dùng để thay thế cho các đại từ khác trong tiếng Anh. Nó xuất hiện và được sử dụng rất thường xuyên qua các bài luận, cũng như các câu nói hàng ngày.

Đặc biệt, đây cũng là một trong những cấu trúc mà các sĩ tử của kỳ thi IELTS và kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia nên lưu ý.

Đại từ quan hệ có chức năng gì?

Đại từ quan hệ có 3 chức năng chính trong câu:

  • Thay thế cho danh từ đứng trước nó, làm nhiệm vụ của một mệnh đề theo sau và liên kết các mệnh đề với nhau.
  • Đại từ quan hệ có hình thức không thay đổi dù thay cho một danh từ số ít hay số nhiều.
  • Động từ theo sau thay đổi tùy theo tiền tiến của đại từ quan hệ. Mệnh đề có chứa đại từ quan hệ được gọi là mệnh đề quan hệ hay mệnh đề tính ngữ. Danh từ được đại từ quan hệ thay thế gọi là tiền tiến từ của nó.

Đại từ quan hệ có thể được dùng trong những mệnh đề xác định (defining clause) hay những mệnh đề không xác định (non-defining clause). Ở một số tài liệu học tiếng anh khác người ta còn gọi là mệnh đề hạn chế (restrictive clause) hay mệnh đề không hạn chế (non-restrictive clause).

Mệnh đề xác định: là những mệnh đề giúp làm rõ nghĩa tiền tiến từ. Không có mệnh đề này ta không hiểu rõ nghĩa mệnh đề còn lại.

Ví dụ: The man whom you met yesterday is a dentist. => Không có mệnh đề “whom you met yesterday” ta không rõ “the man” đó là ai.

Mệnh đề không xác định: là mệnh đề không làm rõ nghĩa tiền tiến từ. Không có nó mệnh đề còn lại vẫn rõ nghĩa.

Ví dụ: My father, whom you met yesterday, is a dentist. => Không có mệnh đề “whom you met yesterday” người ta vẫn hiểu rõ mệnh đề còn lại.

Cấu trúc và cách dùng đại từ quan hệ thường gặp trong tiếng Anh

Mỗi đại từ quan hệ được sử dụng với vai trò và ý nghĩa khác nhau. Cụ thể như sau:

1. WHO

Là đại từ quan hệ chỉ người làm chủ ngữ. Đứng sau tiền ngữ chỉ người để làm chủ ngữ cho động từ đứng sau nó.

Cấu trúc: … N (chỉ người) + who + V + O

Ví dụ: The man who is sitting by the fire is a policeman. (Người đàn ông đứng cạnh đống lửa là cảnh sát).

2. WHOM

Là đại từ quan hệ chỉ người làm tân ngữ, đứng sau tiền ngữ chỉ người để làm tân ngữ cho động từ đứng sau nó. Theo sau Whom là một chủ ngữ.

Ví dụ:

  • The woman whom you met yesterday is my aunt. (Người phụ nữ bạn gặp hôm qua là cô của tôi)
  • The man whom you see in the coffee shop is an engineer. (Người đàn ông bạn nhìn thấy ở quán cà phê là một kỹ sư)

3. WHICH

Which và What là 2 từ để hỏi phổ biến trong tiếng Anh. Nên không ít người thường nhầm lẫn về đại từ quan hệ What và Which.

Thực chất trong 2 từ này chỉ có Which là đại từ quan hệ thay thế cho danh từ chỉ vật. Có vai trò làm túc từ hoặc chủ từ trong mệnh đề quan hệ.

Theo sau Which có thể là một động từ hoặc một chủ ngữ.

Cấu trúc: … N (chỉ vật) + which + V + O hoặc … N (chỉ vật) + which + S + O

Ví dụ: I was born in Hanoi which is the capital of Vietnam. (Tôi sinh ra ở Hà Nội, thủ đô của Việt Nam).

Trong trường hợp which đóng vai trò là tân ngữ thì chúng ta có thể lược bỏ đại từ quan hệ which. Thêm nữa, với cách dùng mệnh đề quan hệ có giới từ. Chúng ta không thể lược bỏ đại từ quan hệ mà phải giữ nguyên cả đại từ và giới từ.

Ví dụ: This is the house in which my family live. (Đây là ngôi nhà mà gia đình tôi sống ở đó).

4. THAT

Đại từ quan hệ That có thể thay thế vị trí của các từ who, which, whom trong mệnh đề quan hệ xác định. That thường được đi sau các hình thức so sánh nhất, đi sau các từ only, first, last,… hoặc các đại từ bất định như anyone, something,…

Lưu ý, that không đi sau giới từ và không thể xuất hiện trong mệnh đề quan hệ không xác định.

Ví dụ: That is the car that belongs to Michael. (Đây là chiếc xe ô tô của Michael).

5. WHOSE

Whose được dùng chỉ sở hữu cho danh từ chỉ vật hoặc chỉ người, thường thay thế cho các tính từ sở hữu như her, his, their, our, my, its.

Cấu trúc: …N (chỉ người, vật) + Whose + N + V

Ví dụ: Mary found a dog whose leg was broken. (Mary đã tìm thấy một con chó có chân bị thương).

Những lưu ý quan trọng khi dùng đại từ quan hệ

1. Khi nào dùng dấu phẩy?

Khi danh từ đứng trước đại từ quan hệ là:

  • Danh từ riêng ,tên: Ha Noi , which … Mary ,who is …
  • Có this ,that ,these ,those đứng trước danh từ: => This book ,which ….
  • Có sở hữu đứng trước danh từ: => My mother ,who is ….
  • Là vật duy nhất ai cũng biết : ( Sun ( mặt trời ) ,moon ( mặt trăng ) => The Sun ,which …

2. Dấu phẩy đặt ở đâu?

  • Nếu mệnh đề quan hệ ở giữa thì dùng 2 dấu phẩy đặt ở đầu và cuối mệnh đề. Ví dụ: My mother , who is a cook , cooks very well.
  • Nếu mệnh đề quan hệ ở cuối thì dùng một dấu phẩy đặt ở đầu mệnh đề ,cuối mệnh đề dùng dấu chấm. Ví dụ: This is my mother , who is a cook.

Khi nào có thể lược bỏ đại từ quan hệ?

Khi nó làm túc từ và phía trước nó không có dấu phẩy, không có giới từ (whose không được bỏ).

Ví dụ:

  • This is the book which I buy. => Ta thấy which là túc từ ( chủ từ là I, động từ là buy ), phía trước không có phẩy hay giới từ gì cả nên có thể bỏ which đi: -> This is the book I buy.
  • This is my book, which I bought 2 years ago. => Trước chữ which có dấu phẩy nên không thể bỏ được.
  • This is the house in which I live. => Trước which có giới từ “in” nên cũng không bỏ which đựơc.
  • This is the man who lives near my house. => Who là chủ từ ( của động từ lives ) nên không thể bỏ nó được.

1. Khi nào KHÔNG ĐƯỢC dùng THAT?

Khi phía trước nó có dấu phẩy hoặc giới từ

Ví dụ:

  • This is my book , that I bought 2 years ago. (sai) vì phía trước có dấu phẩy -> phải dùng which
  • This is the house in that I live. (sai) vì phía trước có giới từ in -> phải dùng which

2. Khi nào bắt buộc dùng THAT?

Khi danh từ mà nó thay thế gồm 2 danh từ trở lên trong đó vừa có người vừa có vật.

Ví dụ: The man and his dog that …. (That thay thế cho : người và chó)

Trên đây là tổng hợp tất cả những kiến thức bạn cần biết về đại từ quan hệ. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và luyện thi tiếng Anh. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi! Chúc bạn thành công!

Từ khóa » đại Từ Quan Hệ Với Giới Từ Có đặc điểm Gì