Đảm Bảo Công Bằng, Bình đẳng Cơ Hội Tiếp Cận Chương Trình Phục ...

Truy cập nội dung luôn

Hoạt động Hội XD người Phụ nữ thời đại mới

Xem cỡ chữ Đảm bảo công bằng, bình đẳng cơ hội tiếp cận chương trình phục hồi kinh tế - xã hội 05/01/2022 Tại phiên thảo luận tại tổ chiều 4/1, nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất cần bổ sung thêm quan điểm cần đảm bảo bình đẳng, công bằng trong tiếp cận các nguồn lực Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Hà Thị Nga, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, phát biểu tại tổ chiều 4/1. Ảnh HH

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội thảo luận tại tổ về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tại phiên thảo luận tại tổ 6, bà Hà Thị Nga, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp bày tỏ đồng tình cần thiết ban hành Nghị quyết về Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Để tăng cường hiệu quả hơn nữa trong các nhóm nhiệm vụ, giải pháp, đại biểu kiến nghị bổ sung thêm những đánh giá tác động rất cụ thể của từng giải pháp; qua đó thực hiện các giải pháp hiệu quả nhất trong thời gian tới.

Về công tác phòng chống dịch, theo lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam, nội dung dự kiến chi cho phòng chống dịch, đầu tư mới, cải tạo, sửa chữa, hiện đại hóa hệ thống cơ sở y tế, y tế dự phòng, trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp vùng, viện và bệnh viện cấp trung ương được bố trí 14 ngàn tỷ đồng. Mục tiêu của chính sách là nâng cao năng lực của hệ thống y tế, nhất là y tế tuyến cơ sở, y tế dự phòng. Vì vậy, trong bối cảnh còn hạn chế nguồn lực, trước mắt cần tập trung cho y tế dự phòng và y tế cơ sở.

Về an sinh xã hội, giải quyết việc làm, đại biểu Hà Thị Nga đề nghị cần có đánh giá tác động cụ thể với các giải pháp về hỗ trợ lãi suất, cấp bù lãi suất, cho vay ưu đãi để tạo việc làm; vay ưu đãi để thuê, mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; vay ưu đãi học sinh sinh viên; bổ sung nguồn vốn tín dụng để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số… Qua đó cần làm rõ về phạm vi, nhu cầu của các đối tượng vay vốn, mức vay, để mở rộng hơn nữa phạm vi, đối tượng được hỗ trợ và nâng mức vay tín dụng ưu đãi với các đối tượng chính sách xã hội.

Về chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho công nhân, người lao động, dự kiến áp dụng cho khoảng 4 triệu lao động có giao kết hợp đồng lao động tại doanh nghiệp, khu kinh tế - khu công nghiệp với tổng kinh phí 6,6 ngàn tỷ đồng. Theo đại biểu, quy mô chính sách có diện bao phủ còn hẹp, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ trong số lao động cần thuê nhà. Thực tế cho thấy, chính sách mới chỉ tập trung cho nhóm có quan hệ lao động khu vực chính thức. Trong khi đó, chưa áp dụng với nhóm lao động khu vực phi chính thức – đây lại là nhóm rất cần được quan tâm, bởi việc làm không ổn định, thu nhập thấp, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

Đại biểu Nguyễn Thanh Cầm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội, đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang. Ảnh HH

Còn tại Tổ 8, bày tỏ đồng tình với Chính phủ có gói giải pháp tài khoá, tiền tệ, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội, đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang, cho rằng, cần bổ sung thêm quan điểm cần đảm bảo bình đẳng, công bằng trong tiếp cận các nguồn lực một cách hợp lý, chống tiêu cực, lợi ích nhóm, đảm bảo công khai, minh bạch.

Theo đại biểu Nguyễn Thanh Cầm, đại dịch Covid-19 tác động rất sâu sắc tới mọi tầng lớp nhân dân. Đặc biệt là tác động nặng nề hơn với một số nhóm đối tượng như người nghèo, người yếu thế, lao động khu vực phi chính thức, lao động tự do, những người mất việc làm, thu nhập ít hơn, không tham gia BHXH và ít được tiếp cận tới các cơ chế, chính sách hỗ trợ.

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh, doanh nghiệp có đông lao động nữ, doanh nghiệp nữ làm chủ chịu thiệt hại nhiều hơn; có thời điểm tỷ lệ phải tạm ngừng một phần hoặc ngừng toàn phần hoạt động kinh doanh cao gấp đôi so với doanh nghiệp do nam giới làm chủ.

Các đoàn ĐBQH họp tại các điểm cầu địa phương

Theo đại biểu, các nhóm giải pháp cho thấy sự phân bổ vẫn tập trung nhiều hơn vào đầu tư hạ tầng cơ sở. Còn chính sách hỗ trợ trực tiếp cho an sinh xã hội và người lao động vẫn hẹp; phạm vi đối tượng còn hạn chế.

Đại biểu Nguyễn Thanh Cầm đề nghị bổ sung thêm việc đảm bảo phân bổ nguồn lực công bằng, bình đẳng trở thành quan điểm xuyên suốt, để chương trình thực sự đạt được mục tiêu là tạo động lực để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, không để một ai, một nhóm đối tượng, ngành và địa phương nào bị bỏ lại phía sau.

Báo PNVN In bài viết Gửi mail tới bạn Share Facebook Share Google+

Tin tức cùng chuyên mục

  • Đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả Phong trào thi đua 'Xây dựng người Phụ nữ Việt Nam thời đại mới"
  • Bến Tre: Biểu dương 70 gương điển hình nữ tín đồ tôn giáo tiêu biểu
  • Gia Lai: Thắp sáng ngọn lửa bình đẳng giới tại các buôn làng
  • Phụ nữ - Động lực cho phát triển bền vững
  • Đa dạng các hoạt động kỷ niệm Ngày 20/10
  • Phú Yên: Tổ chức Biểu dương chi hội trưởng phụ nữ tiêu biểu và Hội thi “Phụ nữ Phú Yên đảm đang khéo tay hay làm”
  • 50 tập thể, cá nhân được biểu dương trong thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Tiền Giang đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới”
  • Phụ nữ nông thôn thích ứng nhanh trong thời đại 4.0
  • Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hưng Yên vinh dự được trao Giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ Nhất
  • Lễ trao giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ Nhất và biểu dương Chủ tịch Hội LHPN cấp huyện tiêu biểu toàn quốc năm 2024

TÂM ĐIỂM

Image

Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước

  • 30 năm thực hiện Cương lĩnh hành động Bắc Kinh: Việt Nam đạt nhiều thành quả về bình...
  • Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là nguồn lực mạnh mẽ nhất để vượt qua mọi khó khăn
  • Trao Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

CÁC ĐỀ ÁN

Image

Thách thức với lao động nữ khu vực kinh tế tập thể trong bối cảnh chuyển đổi số

  • Đẩy mạnh các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn trong dịp cuối năm
  • Quảng bá và mở rộng đầu ra cho đặc sản vùng miền Việt Nam
  • Phát triển kinh tế xanh: Hướng đi bền vững cho hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý

VĂN BẢN HỘI

  • (8/CV-DTTG) V/v tăng cường hiệu quả các mô hình/hoạt động thu hút, tập hợp ...
  • (298/TB-ĐCT) Thông báo tiếp nhận công chức, viên chức vào làm công chức tại ...
  • (3745/QĐ-ĐCT) Quyết định phê duyệt danh sách bài dự thi tham gia vòng chung ...
  • (3222/ĐCT-GĐXH) v/v bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nhân dịp nghỉ lễ Giỗ ...
  • (8/TB-VP) Thông báo về việc thay đổi tên tài khoản của Văn phòng Cơ quan ...

Video

play stop repeat full screen Update Required To play the media you will need to either update your browser to a recent version or update your Flash plugin.

THƯ VIỆN HÌNH ẢNH

Lễ trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2024

Liên kết Website

Các cơ quan ban ngành Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Bộ Kế hoạch và đầu tư Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ban Dân vận trung ương Các đơn vị của Hội Nhà xuất bản Phụ nữ Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam Báo Phụ nữ Việt Nam Phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài Trường trung cấp Lê Thị Riêng Tổ chức TCVM TNHH 1TV Tình thương Học viện Phụ nữ Việt Nam Các tỉnh, thành Hội Báo Phụ nữ Thủ đô Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hà Nội Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh Bắc Giang Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh bến Tre Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Định Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Phước Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh Cà Mau Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh Cao Bằng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Bình Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi

Từ khóa » Hình ảnh Công Bằng Và Bình đẳng