DĂM-BI-A - Các Quốc Gia Và Vùng Lãnh Thổ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Quá trình hình thành và phát triển
    • Chức năng - Nhiệm vụ- Quyền hạn
    • Sơ đồ, cơ cấu tổ chức
    • Thông tin liên hệ
  • Tin tức - Sự kiện
    • Cải cách hành chính
    • Chuyển đổi số
    • Dữ liệu mở Sở Ngoại vụ
    • Dịch vụ công trực tuyến
    • Công tác lễ tân
    • Công khai ngân sách
    • Chi bộ - Công đoàn
    • Hoạt động của Sở Ngoại Vụ
    • Lịch công tác
    • Thanh toán không dùng tiền mặt
    • Công tác lãnh sự
    • Hoạt động Đối ngoại
    • Sự kiện quốc tế
    • Hợp tác quốc tế
    • Hội nghị - Hội thảo quốc tế
    • Bảo hộ công dân
    • Người Việt Nam ở ngước ngoài
    • Quản lý biên giới
    • Thông tin đối ngoại
    • Ngoại giao văn hóa
    • Cộng đồng Asean
  • Thủ tục hành chính
    • Danh mục thủ tục hành chính
    • Công khai thủ tục hành chính
    • Lĩnh vực Khiếu nại tố cáo
  • Hệ thống Văn bản
    • Văn bản của Chính phủ
    • Văn bản Bộ Ngoại giao
    • Văn bản của Tỉnh Ủy
    • Văn bản của HĐND tỉnh
    • Văn bản của UBND tỉnh
    • Văn bản Quy phạm pháp luật
    • Văn bản chỉ đạo điều hành
    • Góp ý dự thảo VBPL
  • Định hướng Đối ngoại
  • Biển đảo Việt Nam
DĂM-BI-A Thứ Năm, ngày 16/05/2019 15:00 | GMT +7 -   +   A -   A + In DĂM-BI-A Email

TÀI LIỆU CƠ BẢN

CỘNG HÒA DĂM-BI-A

1. Khái quát • Tên nước: Cộng hòa Dăm-bi-a (Republic of Zambia) • Thủ đô: Lu-sa-ca (Lusaka) • Vị trí địa lý: miền Nam Châu Phi, Bắc giáp CHDC Công-gô (Congo) và Tan-da-ni-a (Tanzania), Tây giáp Ăng-gô-la (Angola), Nam giáp Dim-ba-bu-ê (Zimbabwe) và Na-mi-bi-a (Namibia), Đông giáp Ma-la-uy (Malawi) và Mô-dăm-bích (Mozambique). Zambia không có đường ra biển. • Diện tích 752.614 km2 • Dân số 13,8 triệu người, 73 bộ tộc người Phi và người gốc châu Á, châu Âu (2010) • Tôn giáo Đạo cơ đốc 75%, Cổ truyền 23%, đạo Hồi và Hindu 1% • Ngôn ngữ Tiếng Anh và 5 thứ tiếng dân tộc • Đơn vị tiền tệ: đồng Kwacha. 1 USD = 4,87 Zambian Kwacha (ZMK) • Tổng thống Mai-cơn Sa-ta (Michael Sata) (từ tháng 9/2011) • Phó Tổng thống Gai-xờ-cốt (Guy Scott) (từ 9/2011) • Bộ trưởng Ngoại giao và Du lịch: Ghi-vần Lu-bin-đa (Given Lubinda) (từ tháng 1/2012) • Quốc khánh: 24/10/1964 2. Lịch sử Từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, một quốc gia Lunda hùng mạnh của người Lunda và Luba được thành lập bao gồm lãnh thổ Angola, Congo, Zambia và một phần Cộng hoà Dân chủ Congo ngày nay. Từ giữa thế kỷ XIX, người phương Tây bắt đầu xâm nhập, khai thác, buôn bán tại vùng đất này. Năm 1888, Cecil Rhodes, triệu phú người Anh, tới buôn bán và khai thác mỏ vùng lãnh thổ thuộc Zambia, Zimbabwe, Malawi ngày nay. Từ đó, Anh xác lập vùng kiểm soát của mình bao gồm vùng Rhodesia Bắc (Zambia) (từ 1924), Rhodesia Nam (Zimbabwe) (từ 1923) và Nyasaland (Malawi) (từ 1953). Năm 1937, mô hình tổ chức công đoàn đầu tiên được thành lập bởi những người lao động châu Phi, là tiền thân của Đại hội dân tộc Phi Bắc Rhodesia (NRANC). Năm 1953, liên bang Rhodesia và Nyasaland ra đời, trải qua nhiều biến động và khủng hoảng do phong trào đấu tranh giành độc lập của người Phi ngày càng cao. Năm 1962, Anh buộc phải tiến hành một cuộc bầu cử, lập ra hội đồng lập pháp, thông qua nghị quyết cho phép vùng Bắc Rhodesia ly khai, lập ra một chính phủ tự trị, có hiến pháp và quốc hội riêng. Sau khi Liên bang bị giải thể (1963), ngày 24/10/1964, nước Cộng hòa Dăm-bi-a chính thức ra đời. Đảng Độc lập Dân tộc thống nhất (UNIP) giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử, ông K. Kaunda – chủ tịch Đảng (nguyên Tổng thư ký NRANC) làm Tổng thống. 3. Chính trị a) Đối nội Dăm-bi-a theo chế độ đa Cộng hoà Tổng thống, Tổng thống cũng đồng thời là người đứng đầu Chính phủ. Trước 1972, Zambia có 3 Đảng chính nhưng Đảng độc lập Dân tộc thống nhất (UNIP) luôn thắng thế và là Đảng cầm quyền từ khi đất nước độc lập (1964). Năm 1973, Hiến pháp Dăm-bi-a thay đổi tuyên bố thực hiện chế độ độc Đảng, các Đảng phái ngoài Đảng cầm quyền bị cấm hoạt động và ông Kaunda, chủ tịch Đảng cầm quyền UNIP, tiếp tục giữ chức Tổng Thống (từ 1978-1988). Năm 1990 đánh dấu sự nổi lên của một phong trào đấu tranh đòi Dân chủ đa Đảng có tên là MMD (Movement for Multiparty Democracy) gồm nhiều nhân vật quan trọng trong Đảng UNIP tách ra và những thủ lĩnh của lực lượng lao động. Năm 1991, trước những đòi hỏi mới xuất hiện và sức ép của các lực lượng đối lập, Zambia trở lại nền dân chủ đa Đảng. Ngay sau đó, một cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội được tiến hành. Đảng MMD giành thắng lợi áp đảo với 125/150 ghế trong Quốc hội, trở thành Đảng cầm quyền (từ 1991 đến nay). b) Đối ngoại Dăm-bi-a theo chính sách KLK, dân tộc chủ nghĩa, cân bằng quan hệ với các nước lớn (EU, Mỹ, Canada), tăng cường hợp tác với các nước châu Phi trong Cộng đồng phát triển miền Nam Châu Phi (SADC), chú trọng quan hệ với các nước Châu Á trong đó có Trung Quốc, Việt Nam; chủ trương hoà bình thương lượng để giải quyết mâu thuẫn, tích cực tham gia tìm giải pháp về vấn đề nợ nước ngoài, hợp tác kinh tế, xung đột khu vực v.v.. đặc biệt Dăm-bi-a đã làm trung gian để đi đến ký kết Nghị định thư Lusaka (11/1994) giữa Chính phủ Ăng-gô-la và UNITA. Dăm-bi-a ủng hộ thành lập lực lượng gìn giữ hoà bình ở Châu Phi cũng như xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới. Dăm-bi-a là thành viên của AU (trước đây là OUA), LHQ, KLK, Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC), Khối thịnh vượng chung, WTO, IMF, G15. 4. Kinh tế Dăm-bi-a có tài nguyên thiên nhiên phong phú: đồng (trữ lượng 1 tỉ tấn, chiếm 90% thu nhập ngoại tệ xuất khẩu), kẽm, coban, vàng, uranium, chì v.v… Dăm-bi-a không có đường ra biển nên có khó khăn trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Công nghiệp khai khoáng, du lịch, chăn nuôi, trồng bông, rau quả tương đối phát triển. Trước đây, Dăm-bi-a xây dựng nền kinh tế theo mô hình tập trung, kế hoạch hoá, chú trọng công nghiệp. Do vậy, nền nông nghiệp bị trì trệ, các ngành chăn nuôi, trồng trọt không phát triển, kinh tế lâm vào khủng hoảng. Từ năm 1990, WB và IMF đã thúc ép Dăm-bi-a cải cách kinh tế, thực hiện kinh tế thị trường, khuyến khích tư nhân hoá sản xuất, chú trọng phát triển nông nghiệp, tranh thủ vốn, đầu tư, kỹ thuật của các nước phương Tây, WB, IMF. Năm 2005, IMF và WB đã xoá 502 triệu USD trong tổng số gần 7,2 tỉ USD tiền nợ của Dăm-bi-a. Từ năm 2000, Dăm-bi-a được Mỹ đưa vào danh sách các nước được hưởng ưu đãi từ Đạo luật Cơ hội và Tăng trưởng Châu Phi (AGOA). Theo đó, nhiều mặt hàng của Dăm-bi-a, đặc biệt là hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ được hưởng mức thuế ưu đãi ở mức 0%. Từ 2005 đến nay, kinh tế Dăm-bi-a tăng trưởng ổn định, đạt trung bình 6%/năm. Tuy nhiên tình trạng đói nghèo vẫn là vấn đề lớn đối với kinh tế Dăm-bi-a. Nhờ giá đồng thế giới tăng kỷ lục thời gian qua và việc bội thu vụ mùa ngô, Dăm-bi-a đã nhanh chóng hồi phục sau suy thoái kinh tế thế giới 2008. • GDP: 21,93 tỷ USD (2011) • GDP bình quân : 1.600 USD (2011) • Tăng trưởng 6,7% (2011) • Nhập khẩu 6,45 tỷ USD (2011). Chủ yếu là: dầu thô, sản phẩm hóa dầu, hàng hóa tiêu dùng, dược phẩm, phương tiện giao thông, máy móc thiết bị. • Xuất khẩu 9,01 tỷ USD (2011). Chủ yếu là: đồng, chì, rau quả, bông, thuốc lá. • Nợ nước ngoài 4,1 tỷ USD (12/2011) • Nợ công: 27,3% GDP (2011) • Tỷ lệ lạm phát: 8,4% (2011) (Nguồn cia.gov) Bạn hàng lớn của Dăm-bi-a: Nam Phi, CHDC Công-gô, Trung Quốc, Pakistan, Cô-oét, Thụy Sỹ, Anh. 5. Quan hệ với Việt Nam Hai nước lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ ngày 15/9/1972. Hai nước có nhiều tiềm năng hợp tác. Việt Nam có thể khai thác thị trường ở Dăm-bi-a cũng như ở các nước miền Nam Châu Phi. Dăm-bi-a có thể xuất sang Việt Nam đồng, sợi bông, gỗ quý, da thú và các loại đá quý, đồng thời Dăm-bi-a có nhu cầu nhập gạo (nhập trực tiếp không qua trung gian), hàng tiêu dùng và may mặc của Việt Nam. Dăm-bi-a quan tâm đến mô hình hợp tác nông nghiệp 2+1 mà ta đang triển khai hiệu quả với một số nước châu Phi và mong muốn ta cử chuyên gia sang giúp Dăm-bi-a trong các lĩnh vực trồng lúa nước, thuỷ lợi, ngư nghiệp..., đồng thời cung cấp cho Dăm-bi-a các máy móc nông nghiệp nhỏ và các giống lúa cao sản. Kim ngạch thương mại 2011 đạt 63,5 triệu USD (tăng gần gấp đôi năm 2010); quý I năm 2012 đạt 14 triệu USD. Ta chủ yếu nhập siêu: đồng, thuốc lá, bông. Trao đổi đoàn giữa hai nước: phía ta: Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (3/1995); phía Bạn: đoàn chuyên gia kinh tế Dăm-bi-a (12/1975), Bộ trưởng Ngoại giao Dăm-bi-a Keli S.Walubita (4/1998). 6. Địa chỉ cơ quan đại diện ngoại giao kiêm nhiệm mỗi nước: Đại sứ quán Việt Nam tại Ăng-gô-la kiêm nhiệm Dăm-bi-a: Địa chỉ: Via AL4, Lotes No. 4-5, Talatona-Luanda Sul, Luanda. Mã bưu chính: C.P. 1774 Điện thoại: (+244) 222.010697 Fax: (+244) 222.010696 Email: vnemb.angola@mofa.gov.vn ; sqvnangola@gmail.com Đại sứ quán Dăm-bi-a tại Bắc Kinh kiêm nhiệm Việt Nam: Địa chỉ: 5 Dong Si Jie San Li Tun, Beijing Mã bưu chính: 100600, Beijing, China Điện thoại: +(8610) 65321554 / 65321778 Fax: +(8610) 65321891 Email: diplomat@zambiaembassy.cn

Tin bài liên quan
  • Lịch sử hình thành Châu Phi (16/05)
  • ĂNG-GÔ-LA (16/05)
  • Ê-THI-Ô-PI-A (16/05)
  • XÊ-NÊ-GAN (16/05)
  • XU-ĐĂNG (16/05)
  • U-GAN-ĐA (16/05)
  • TUY-NI-DI (16/05)
  • TRUNG PHI (16/05)
  • TÔ-GÔ (16/05)
  • TAN-DA-NI-A (16/05)
  • XI-Ê-RA LÊ-ÔN (16/05)
  • RU-AN-ĐA (16/05)
  • NAMIBIA (16/05)
  • NI-GIÊ (16/05)
  • MÔ-DĂM-BÍCH (16/05)

Từ khóa » đất Nước Zambia