Đám Giỗ To Nhất Nhì Miền Tây đãi 3 Ngày 3 đêm, Ai Cũng Có Thể Tham ...

Nói đến miền Tây người ta không chỉ nghĩ ngay đến khung cảnh vùng quê sông nước, đặc sản các món ăn ngon mà còn nô nức tới lui vì các ngày lễ hội lớn.

Vừa qua là một đám giỗ chỉ nhìn thôi thì bạn chưa thể tưởng tượng được hết sự hoành tráng, linh đình của nó – đám giỗ ông Ba Thới. Đám giỗ lớn được toàn người dân An Giang quy tụ thực hiện này tổ chức tại Phủ thờ ông Ba, xã Kiến An, huyện Chợ Mới.

Ảnh: @upinpham0501

Đám giỗ diễn ra từ mùng 7 đến mùng 9 tháng 4 âm lịch hằng năm, đặc biệt toàn bộ đồ ăn sẽ đãi miễn phí 100% cho bất kì ai đến ăn, dù số lượng đông hay ít, nán lại nhanh hay lâu, đều không tính tiền trong vòng 3 ngày 3 đêm.

Đám giỗ ông Ba ở An Giang với hàng trăm món ăn được đãi miễn phí

Để chuẩn bị được bữa giỗ to như thế này, người dân đã phải mua nguyên liệu, đến phủ thờ nấu và gói hơn 40.000 đòn bánh tét trước đó mấy ngày. Vì ngoài đãi ăn tại chỗ miễn phí, khi về mỗi người sẽ được tặng bánh tét hay đồ ăn tự chọn làm quà.

Mọi người cùng nhau quây quần chuẩn bị đám giỗ "khổng lồ" đãi khách - Ảnh: Đây đó An Giang

Toàn bộ chi phí cho đám giỗ này đều là người dân tự đóng góp, ai có gì góp nấu món nấy, ai không đãi to được sẽ đãi các món nhỏ. Tuy là tự nguyện, nhưng người dân ở đây cũng phải xin phép đãi món gì, để được xếp chỗ bày biện đón khách đến.

Đa dạng cả trăm loại món ăn được đãi miễn phí tại đám giỗ ông Ba

Ở đây có đa dạng các loại thức ăn để mọi người lựa chọn. Nếu bạn muốn ăn nhẹ sẽ có bánh mì, bánh canh,... còn nếu muốn ăn no hơn sẽ có cơm phần, bánh xèo, bún riêu... Tuy nhiên toàn bộ đều là đồ chay.

Về món tráng miệng sẽ có đủ các loại bánh ngọt và nước sâm, nước cam, chè các loại, sữa đậu nành,... Ngoài ra, tại đám giỗ còn có thầy thuốc ngồi ở các bàn khám và cấp thuốc Đông Y miễn phí.

Có hơn 10 loại nước giải khát, chè cho bạn giải nhiệt

Nguyễn Văn Thới (1866 - 1927) được dân gian gọi là ông Ba Thới. Ông là một tu sĩ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, một chí sĩ kháng Pháp cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, đồng thời là một nhà thơ để lại kho tàng tác phẩm đồ sộ. Ông sinh ra tại vùng đất Cao Lãnh và mất tại làng Kiến An. Để tưởng nhớ chí sĩ ái quốc tiền bối ở tỉnh An Giang, người dân đã xây dựng đền thờ và vào các ngày 7, 8, 9 tháng 4 âm lịch, từ nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long người ta lại tìm về xã Kiến An tham dự lễ giỗ.

Từ khóa » đám Giỗ ở Miền Tây