Dân Ca “ví, Dặm” Hay “ví, Giặm” ? - Công đoàn Xây Dựng Việt Nam

Công đoàn Xây dựng Việt Nam Công đoàn Xây Dựng Việt Nam
  • Giới thiệu
    • Lịch sử truyền thống
    • Cơ cấu tổ chức
    • Ban Chấp hành các thời kỳ
    • Ban Thường vụ
    • Ban Chấp hành
  • Triển khai Nghị quyết Đại hội XIV CĐXDVN
  • Ưu đãi đặc biệt cho đoàn viên và doanh nghiệp ngành Xây dựng
  • Tin CĐXDVN
  • Công đoàn trực thuộc
  • Công đoàn ngành địa phương
  • Tin doanh nghiệp, đơn vị ngành Xây dựng
  • Thông tin tuyển dụng, đào tạo, doanh nghiệp, đơn vị ngành Xây dựng

Thứ ba, 26/11/2024 | 05:40

Search Liên kết Đảng Cộng Sản Quốc Hội Chính Phủ Tổng Liên đoàn LÐVN Bộ Xây Dựng Báo Xây Dựng Thứ ba, 26/11/2024 | 05:40

Tin xem nhiều

Bài hát: "Một vòng Việt Nam" - Đông Thiên Đức

  • Bài hát: "Hào khí Việt Nam"
  • Bài hát: "HÃY HÁT LÊN BÀI CA CÔNG ĐOÀN"
  • Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
  • Những ca khúc cách mạng còn mãi với thời gian: Đảng đã cho ta mùa Xuân...
  • Giải mã sức hấp dẫn Giải chạy bộ “Vì Công trình xanh Việt Nam năm 2024”
  • Những BÀI CA XÂY DỰNG còn lắng mãi với thời gian
  • Cán bộ Quản lý tiêu biểu – Cô giáo Hồ Thị Huyền Trang và mong muốn tạo lập môi trường giáo dục an toàn

Đoàn viên Công đoàn

Cập nhật lúc 10:40 ngày 05/12/2016

Dân ca “ví, dặm” hay “ví, giặm” ?

Sau khi UNESCO vinh danh Dân ca ví, dặm (giặm) của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, nhiều người mới “ngã ngửa” vì không biết phải viết thế nào mới đúng chính tả.Trong thông cáo báo chí ngày 28-11 gửi tới các cơ quan truyền thông, Bộ Ngoại giao cho hay Dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam đã được công nhận là “Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại”. Tuy nhiên, trên website www.dsvh.gov.vn của Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL), trong danh mục Di sản văn hóa quốc gia, cơ quan này lại gọi “Dân ca ví, giặm xứ Nghệ”. Tại hội thảo khoa học quốc tế “Bảo tồn và Phát huy giá trị dân ca trong xã hội đương đại” (trường hợp dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh) được Bộ VH-TT-DL phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh Hà Tĩnh đồng tổ chức hồi tháng 5, BTC cũng dùng từ “ví, giặm” trong các tài liệu khoa học. Điều này cho thấy không chỉ nhiều người mà giữa các cơ quan nhà nước cũng không có sự thống nhất về cách gọi “ví, dặm” hay “ví, giặm”. Sân khấu liên hoan dân ca của địa phương tổ chức ghi “Liên hoan Dân ca ví, giặm xứ Nghệ”

Các chuyên gia về ngôn ngữ cũng có những quan điểm khác nhau về “ví, dặm/giặm”. Theo cuốn Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, 2011) thì hát dặm là “lối hát dân gian ở Nghệ Tĩnh, nhịp điệu dồn dập, lời dựa vào thơ năm chữ, hai câu cuối bao giờ cũng lặp lại về âm vận và câu chữ”, còn hát ví là “hát đối đáp có tính chất trữ tình giữa trai và gái trong lao động” (như ví đò đưa, ví phường nón, ví phường vải, ví trèo non). Còn “giặm” được hiểu là một động từ, có nghĩa: 1. Đan, vá thêm vào chỗ nan hỏng; 2. Thêm vào chỗ còn trống, còn thiếu cho đủ. Theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên (Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 2-2012): “Gọi là ví, giặm bởi bài nào cũng chứa ít nhất một câu lặp lại câu đi trước giữa khoảng trống hai khổ thơ, giống như giặm mạ thêm vào chỗ trống. Bài ít thì chỉ một cặp giặm, bài nhiều thì có đến 12 cặp lặp lại”.TS Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, cho rằng gọi như thế nào thì phải tuân theo phong tục địa phương. “Tôi đã đi thực tế ở vùng Nghệ Tĩnh nhiều năm nên hiểu đồng bào ở đây. Cách họ dùng là “giặm”, theo nghĩa là thêm vào chỗ còn trống, chỗ đang thiếu, chứ dùng “dặm” thì lại thành đơn vị đo lường độ dài rồi” - TS Thanh nói. Ông cũng giải thích thêm, thể thơ của giặm là câu cuối cùng nhắc lại câu áp chót dưới hình thức tương tự, ví dụ: “Bà trao cho một tiền/ Bà truyền mua đủ thứ/ Bà lại truyền đủ thứ...”Được biết, tại hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy các giá trị dân ca hò, ví, giặm xứ Nghệ” tổ chức ở TP Vinh, tỉnh Nghệ An vào tháng 3-2011, căn cứ nhiều cứ liệu và luận cứ khá thuyết phục, các nhà khoa học đã trao đổi và nhất trí là từ sau hội thảo sẽ sử dụng cách viết “giặm” trên tất cả các văn bản chính thức. Tuy nhiên, có lẽ do cách dùng “ví, dặm” đã quen thuộc với nhiều người, lại thêm sự thống nhất này chưa được thông báo rộng rãi nên “ví, dặm” vẫn được dùng phổ biến.Vậy gọi ví, dặm theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao hay theo cách gọi ví, giặm của Bộ VH-TT-DL là đúng sau khi được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại?

Theo: nguoilaodong(nld.com.vn)

  • Bản in

CÁC TIN KHÁC

  • Giải mã sức hấp dẫn Giải chạy bộ “Vì Công trình xanh Việt Nam năm 2024”
  • Xu hướng giảm sinh ở Việt Nam
  • Ngày Gia đình Việt Nam 28/6: “Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng”
  • Thầy giáo Khoa học – Đặng Minh Hải – Truyền tri thức, tiếp đam mê
  • Năng lượng và niềm đam mê của Thầy giáo trẻ Bùi Xuân Dũng

Video / Hình ảnh

  • Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị trao Quyết định bổ nhiệm 2 tân Thứ trưởng Bộ Xây dựng
  • Bộ Xây dựng phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra
  • PHÓNG SỰ CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

Văn bản/Tra cứu

  • Phụ lục kèm theo Quy chế khen thưởng 555 của CĐXDVN
  • Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 07/NQ-BCH ngày 29/8/2024 của Ban Chấp hành TLĐLĐVN về "Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho ĐV, NLĐ trong tình hình mới
  • Kế hoạch thực hiện Chương trình "Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023-2028"

Tư vấn pháp luật

  • HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG, CÔNG ĐOÀN
  • Ngừng việc phía có được trả tiền lương
  • Pháp luật quy định như thế nào về thử việc, thời gian thử việc và mức lương thử việc hiện hành
  • Sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động có bắt buộc phải ký kết hợp đồng mới không?
  • Trang chủ
  • Sơ đồ
  • Quy chế
  • Liên hệ
Công đoàn Xây Dựng Việt Nam

© Bản quyền thuộc Công đoàn Xây dựng Việt NamChịu trách nhiệm nội dung: Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Địa chỉ: 12 Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 024.3825.2977 - 024.3828.1407 - Fax: 024.3828.1407Email: [email protected]Ghi rõ nguồn: http://congdoanxaydungvn.org.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này.

Phát triển bởi VtkMedia Tổng số lượt truy cập :
  • 3
  • 1
  • 5
  • 5
  • 8
  • 0
  • 1
  • 6
lên đầu trang

Từ khóa » Câu Hò Ví Dặm Là Gì