Ví Dặm Nghệ Tĩnh | Đọt Chuối Non

Chào các bạn,

Hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn một loại hình dân ca đặc sắc của nước Việt mình, đó là dân ca ví dặm (hay giặm) Nghệ Tĩnh (nay là Nghệ An và Hà Tĩnh). Ngày 27/11/2014 vừa qua, tại kỳ họp thứ 9 của UNESCO, loại hình này đã được công nhận là văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Dân ca ví dặm chủ yếu được hát trong lao động, các sinh hoạt của đời sống thường ngày, từ ru con, dệt vải, trồng lúa… Lời ca của dân ca ví, dặm ca ngợi những giá trị sâu sắc và truyền thống như: sự tôn trọng với các bậc cha mẹ, lòng chung thủy, tận tụy vì người khác cũng như ngợi ca đức tính thật thà và cách cư xử tử tế giữa con người với con người.

Hát ví thường là hát tự do, không có tiết tấu từng khuôn nhịp, người hát có thể co dãn một cách ngẫu hứng. Âm điệu cao thấp ngắn dài có khi còn tuỳ thuộc vào lời thơ (ca từ) bằng hay trắc, ít từ hay nhiều từ. Ví thuộc thể ngâm vĩnh, bằng phương pháp phổ thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, lục bát biến thể…)

Thể hát ví có nhiều điệu như: ví đò đưa, ví phường vải, ví phường cấy, ví phường võng, ví phường chè, ví đồng ruộng, ví trèo non, ví mục đồng, ví chuỗi, ví ghẹo.v.v

Dặm là thể hát nói, bằng thơ ngụ ngôn (thơ / vè 5 chữ), nói cách khác thì dặm là thơ ngụ ngôn / vè nhật trình được tuyền luật hoá. Khác với ví, dặm là thể hát có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh phách nhẹ, có nhịp nội nhịp ngoại.Thông thường một bài dặm có nhiều khổ, mỗi khổ có 5 câu (câu 5 thường điệp lại câu 4), mỗi câu có 5 từ (không kể phụ âm đệm). Tuy vậy, cũng có những bài dặm/ vè không phân khổ rõ ràng, mà cứ hát một lèo, có khi đến hàng chục hàng trăm câu, và mỗi câu cũng không nhất nhất 5 chữ mà có thể 4 hoặc 6,7 chữ (do lời thơ biến thể).

Dặm rất giàu tính tự sự, tự tình, kể lể khuyên răn, phân trần bày giải. Cũng có loại dặm dí dỏm khôi hài, châm biếm trào lộng và có cả dặm trữ tình giao duyên. Âm nhạc đi theo thường là phách. “Dặm” có nghĩa là ghép vào, xen kẽ với nhau, thường 2 hay 3 người hát đối diện nhau hát.

Các làn điệu của hát dặm như: Dặm xẩm, dặm nối, dặm vè, dặm điên, dặm cửa quyền, dặm kể.v.v

Theo thống kê năm 2013, tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hiện vẫn còn 260 làng có thực hành dân ca ví, giặm, có 75 nhóm dân ca ví, dặm đang hoạt động với trên 1.500 thành viên.

Qua tìm hiểu và nghiên cứu về tính chất và môi trường không gian diễn xướng dân ca hò-ví-dặm các nhà nghiên cứu tìm thấy các đặc trưng diễn xướng của ví giặm Nghệ Tĩnh:

  1. Hát gắn với không gian và môi trường lao động
  2. Hát mang tính du hý vào những dịp Hội hè, Tết nhất, Đình đám, thi thố tài năng.
  3. Tính giao duyên giữa những lứa đôi trai gái.
  4. Tính tự tình, nghĩa là mượn câu hát để bộc lộ nội tâm.
  5. Tính tự sự, dùng hình thức kể vè để thuật lại những sự việc xẩy ra.
  6. Tính chất tâm linh.
  7. Tính giáo huấn.
  8. Tính hành nghề (mưu sinh) đối với các phường trò chuyên nghiệp hoá.
  9. Tính đa dùng. Nghĩa là nó giàu tính biểu cảm.
  10. Tính phổ cập. Hầu như khắp mọi miền quê, trai gái trẻ già ai ai cũng có thể hát được.

( theo wikipedia )

Mời bạn nghe,

Ví đò đưa – Dặm kể – NSND Thu Hiền

Bần hát ghẹo – NSƯT Hồng Lựu-Hồng Dương

Giận mà thương – ca sĩ Lê Mận – Việt Hoàn

http://www.youtube.com/watch?v=bMj84TQCQW0

Hát phường vải xứ Nghệ – chương trình văn học nghệ thuật VTV4

http://www.youtube.com/watch?v=HdnTdYt3G9A

Các loại hình dân ca khác:

  • Hát xẩm
  • Ca trù 
  • Chầu văn
  • Nghệ thuật Tuồng
  • Nghệ thuật hát Chèo
  • Nghệ thuật Cải Lương
  • Dân ca quan họ vùng Kinh Bắc
  • Hát Ống
  • Hát Xoan – Phú Thọ

Share this:

  • Facebook
  • Email
  • More
  • Print
  • Twitter
  • Reddit
Like Loading...

Related

Từ khóa » Câu Hò Ví Dặm Là Gì