Dân Số – General Statistics Office Of Vietnam - Tổng Cục Thống Kê
Có thể bạn quan tâm
DÂN SỐ
Dân số trung bình là số lượng dân số tính bình quân cho cả một thời kỳ (thường là một năm), được tính theo công thức sau:
Pt = P0 × ert
Trong đó:
– Pt: Dân số trung bình năm cần tính;
– P0: Dân số năm gốc;
– e: Cơ số lô-ga-rit tự nhiên, e = 2,71828;
– r: Tỷ lệ tăng dân số của thời điểm cần tính so với thời điểm gốc;
– t: Thời gian từ thời điểm gốc đến thời điểm cần tính (số năm cần tính).
Dân số thành thị là dân số của các đơn vị lãnh thổ được Nhà nước quy định là khu vực thành thị (phường và thị trấn).
Dân số nông thôn là dân số của các đơn vị lãnh thổ được Nhà nước quy định là khu vực nông thôn (xã).
Mật độ dân số là số dân tính bình quân trên một kilômét vuông diện tích lãnh thổ, được tính bằng cách chia dân số (thời điểm hoặc bình quân) của một vùng dân cư nhất định cho diện tích lãnh thổ của vùng đó. Mật độ dân số có thể tính cho toàn quốc hoặc riêng từng vùng (nông thôn, thành thị, vùng kinh tế); từng tỉnh, huyện, xã, v.v… nhằm phản ánh tình hình phân bố dân số theo địa lý vào một thời gian nhất định.
Mật độ dân số (người/km2) | = | Số lượng dân số (người) |
Diện tích lãnh thổ (km2) |
Tỷ số giới tính của dân số phản ánh số lượng nam giới tính trên 100 nữ giới. Tỷ số giới tính của dân số được xác định theo công thức sau:
Tỷ số giới tính của dân số | = | Tổng số nam | × 100 |
Tổng số nữ |
Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh còn gọi là tỷ số giới tính khi sinh phản ánh sự cân bằng giới tính của số trẻ em mới sinh trong một thời kỳ. Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh là số bé trai tính bình quân trên 100 bé gái mới được sinh ra trong kỳ:
Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh | = | Tổng số bé trai mới sinh trong kỳ | × 100 |
Tổng số bé gái mới sinh trong kỳ |
Tỷ suất sinh thô là chỉ tiêu đo lường mức sinh của dân số, một trong hai thành phần của tăng tự nhiên dân số. Tỷ suất sinh thô lớn hay nhỏ có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng dân số. Tỷ suất sinh thô cho biết cứ 1.000 dân, có bao nhiêu trẻ em sinh ra sống trong thời kỳ nghiên cứu.
Trong đó:
B: Tổng số sinh trong thời kỳ nghiên cứu;
P: Dân số có đến thời điểm nghiên cứu.
Tổng tỷ suất sinh (TFR) phản ánh số con đã sinh ra sống tính bình quân trên một phụ nữ (hoặc một nhóm phụ nữ) trong suốt thời kỳ sinh đẻ nếu người phụ nữ (hoặc nhóm phụ nữ) đó trải qua các tỷ suất sinh đặc trưng của thời kỳ nghiên cứu đã cho trong suốt thời kỳ sinh đẻ (15 tuổi đến 49 tuổi).
Trong trường hợp tỷ suất sinh đặc trưng được tính cho các nhóm (khoảng tuổi của mỗi nhóm là 5 tuổi) thì số “i” biểu thị 7 nhóm tuổi, gồm: 15-19, 20-24, 25-29, 30-34, 35-39, 40-44 và 45-49. Tổng tỷ suất sinh được tính theo công thức:
Trong đó:
Bi : Số trẻ sinh ra sống trong thời kỳ nghiên cứu của những bà mẹ thuộc nhóm tuổi i;
i : Nhóm tuổi thứ i;
Wi : Số phụ nữ ở nhóm tuổi thứ i có đến thời điểm nghiên cứu.
Hệ số 5 trong công thức trên nhằm áp dụng cho tỷ suất bình quân của nhóm 5 độ tuổi liên tiếp sao cho TFR tương xứng với tổng các tỷ suất đặc trưng từng độ tuổi nêu trong công thức trên.
Tỷ suất chết thô là một trong hai thành phần của tăng tự nhiên dân số. Tỷ suất chết thô lớn hay nhỏ có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng dân số. Tỷ suất chết thô cho biết cứ 1.000 dân, có bao nhiêu người bị chết trong thời kỳ nghiên cứu.
Công thức tính:
Trong đó:
CDR : Tỷ suất chết thô;
D : Tổng số người chết trong thời kỳ nghiên cứu;
P : Dân số có đến thời điểm nghiên cứu.
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là số đo mức độ chết của trẻ em trong năm đầu tiên của cuộc sống, được định nghĩa là số trẻ em dưới 1 tuổi chết tính bình quân trên 1.000 trẻ em sinh ra sống trong thời kỳ nghiên cứu.
Trong đó:
IMR : Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi;
D0 : Số trẻ em chết ở độ tuổi dưới 1 tuổi trong thời kỳ nghiên cứu;
B : Tổng số trường hợp sinh ra sống trong thời kỳ nghiên cứu.
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là số đo mức độ chết của trẻ em trong 5 năm đầu tiên của cuộc sống, được định nghĩa là số trẻ em dưới 5 tuổi chết tính bình quân trên 1.000 trẻ em sinh ra sống trong thời kỳ nghiên cứu.
Trong đó:
U5MR : Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi;
5D0 : Số trẻ em chết ở độ tuổi dưới 5 tuổi trong thời kỳ nghiên cứu;
B : Tổng số trường hợp sinh ra sống trong thời kỳ nghiên cứu.
Tỷ lệ tăng dân số
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là tỷ lệ phần nghìn giữa mức chênh lệch của số sinh và số chết so với dân số trong thời kỳ nghiên cứu, hoặc bằng hiệu số giữa tỷ suất sinh thô với tỷ suất chết thô của dân số trong thời kỳ nghiên cứu.
Trong đó:
NIR : Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên;
B : Số sinh trong thời kỳ nghiên cứu;
D : Số chết trong thời kỳ nghiên cứu;
P : Dân số có đến thời điểm nghiên cứu;
CBR : Tỷ suất sinh thô;
CDR : Tỷ suất chết thô.
Tỷ lệ tăng dân số chung hoặc Tỷ lệ tăng dân số phản ánh mức tăng/giảm dân số trong thời kỳ nghiên cứu được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm.
Tỷ suất di cư
Tỷ suất nhập cư phản ánh số người từ đơn vị lãnh thổ khác (nơi xuất cư) nhập cư đến một đơn vị lãnh thổ trong thời kỳ nghiên cứu tính bình quân trên 1.000 dân của đơn vị lãnh thổ đó (nơi nhập cư).
Trong đó:
IR : Tỷ suất nhập cư;
I : Số người nhập cư trong thời kỳ nghiên cứu;
P : Dân số có đến thời điểm nghiên cứu.
Tỷ suất xuất cư phản ánh số người xuất cư của một đơn vị lãnh thổ trong thời kỳ nghiên cứu tính bình quân trên 1.000 dân của đơn vị lãnh thổ đó.
Trong đó:
OR : Tỷ suất xuất cư;
O : Số người xuất cư trong thời kỳ nghiên cứu;
P : Dân số có đến thời điểm nghiên cứu.
Tỷ suất di cư thuần phản ánh tình trạng nhập cư của dân số vào một đơn vị lãnh thổ và tình trạng xuất cư của dân số khỏi đơn vị lãnh thổ đó trong thời kỳ nghiên cứu, được tính bằng hiệu số giữa người nhập cư và người xuất cư của một đơn vị lãnh thổ tính bình quân trên 1.000 dân của đơn vị lãnh thổ đó.
Trong đó:
NR : Tỷ suất di cư thuần;
I : Số người nhập cư trong thời kỳ nghiên cứu;
O : Số người xuất cư trong thời kỳ nghiên cứu;
P : Dân số có đến thời điểm nghiên cứu.
Hoặc: NR = IR – OR
Trong đó:
NR : Tỷ suất di cư thuần;
IR : Tỷ suất nhập cư;
OR : Tỷ suất xuất cư.
Số liệu các tỷ suất nhập cư, xuất cư và di cư thuần của Toàn quốc, 6 vùng kinh tế – xã hội và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ tính cho di cư nội địa (không bao gồm di cư quốc tế).
Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh phản ánh triển vọng một người mới sinh có thể sống được bao nhiêu năm nếu như mô hình chết hiện tại được tiếp tục duy trì, đây là chỉ tiêu thống kê chủ yếu của Bảng sống.
Trong đó:
e0: Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh (đơn vị tính: năm);
T0: Tổng số năm của những người mới sinh trong Bảng sống sẽ tiếp tục sống được;
l0: Số người sống đến độ tuổi 0 của Bảng sống (tập hợp sinh ra sống ban đầu được quan sát);
Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh là một trong những chỉ tiêu tổng hợp được tính từ Bảng sống.
Bảng sống là bảng thống kê bao gồm những chỉ tiêu biểu thị khả năng sống của dân số khi chuyển từ độ tuổi này sang độ tuổi khác và mức độ chết của dân số ở các độ tuổi khác nhau. Bảng sống cho biết từ một tập hợp sinh ban đầu (cùng một đoàn hệ), sẽ có bao nhiêu người sống được đến 1 tuổi, 2 tuổi,…, 100 tuổi,…; trong số đó có bao nhiêu người ở mỗi độ tuổi nhất định bị chết và không sống được đến độ tuổi sau; những người đã đạt được một độ tuổi nhất định sẽ có xác suất sống và xác suất chết như thế nào; tuổi thọ trung bình trong tương lai là bao nhiêu.
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ phản ánh trình độ về biết đọc, biết viết của dân số, phục vụ việc đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia, một vùng hay một địa phương.
Chỉ tiêu này được tính là tỷ lệ giữa số người từ 15 tuổi trở lên tại thời điểm nhất định biết chữ (có thể đọc, viết và hiểu được một câu đơn giản bằng chữ quốc ngữ, chữ dân tộc hoặc chữ nước ngoài) so với tổng dân số từ 15 tuổi trở lên tại thời điểm đó.
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ (%) | = | Số người từ 15 tuổi trở lên biết chữ | × 100 |
Tổng số dân số từ 15 tuổi trở lên |
Số vụ ly hôn trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch) là số vụ đã được tòa án xử cho các cặp vợ chồng được ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình trong kỳ hoặc năm đó. Số vụ ly hôn không tính các trường hợp ly thân của các cặp vợ chồng.
Tuổi kết hôn trung bình lần đầu: chỉ tiêu phản ánh số năm độc thân trung bình của một đoàn hệ giả định đã sống độc thân trước khi kết hôn lần đầu, với giả định rằng tỷ trọng độc thân theo độ tuổi của đoàn hệ này giống như kết quả thu được tại thời điểm điều tra.
Từ khóa » Dân Số Bình Quân Là Gì
-
Số Bình Quân – Wikipedia Tiếng Việt
-
Số Bình Quân (Average Figure) Là Gì? Đặc điểm Và Phân Loại
-
Từ điển Tiếng Việt "dân Số Trung Bình" - Là Gì?
-
[PDF] LÝ THUYẾT THỐNG KÊ - Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
-
[PDF] DÂN SỐ HỌC CƠ BẢN
-
[PDF] Giải Thích Thuật Ngữ, Nội Dung Và Phương Pháp Tính
-
GDP Và GRDP Bình Quân đầu Người Có Phải Là Thu Nhập Bình Quân ...
-
Quy Mô Dân Số Là Gì? - DanSo.Org
-
[PDF] Một Số Khái Niệm, ðịnh Nghĩa Sử Dụng Trong Tổng
-
[PDF] CHƯƠNG 4
-
Thu Nhập Bình Quân đầu Người Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Phân Biệt GRDP BQ đầu Người Với Thu Nhập BQ đầu Người
-
Tuổi Thọ Trung Bình Của Việt Nam Qua Kết Quả Tổng điều Tra Dân Số ...