Dân Sự - Trang Thông Tin Tuyên Truyền, Phổ Biến Pháp Luật
Có thể bạn quan tâm
Cô chú tôi sinh sống ở nước ngoài, nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Cô chú có một số tài sản ở Việt Nam, do dịch bệnh và già yếu không về được, nhưng muốn lập di chúc bằng văn bản và để lại cho tôi thì có được hay không? Để hạn chế việc tranh chấp không đáng có sau này, có bắt buộc phải công chứng, chứng thực di chúc hay không?
TIN LIÊN QUANTrả lời
Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Về nguyên tắc, chủ sở hữu tài sản hợp pháp có quyền định đoạt tài sản đó, bao gồm lập di chúc để lại cho người khác.
Người lập di chúc có các quyền như chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; Phân định phần di sản cho từng người thừa kế; Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; Giao nghĩa vụ cho người thừa kế; Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Điều 630 của Bộ luật này quy định về di chúc hợp pháp như sau:
“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng”.
Di chúc gồm các nội dung chủ yếu như ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản…
Di chúc bằng văn bản bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Theo Điều 635 của Bộ luật này, “người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc”.
Đối với một số trường hợp, Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực. Cụ thể, Điều 638 của Bộ luật này quy định:
“1. Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.
2. Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó.
3. Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.
4. Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.
5. Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.
6. Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó”.
Đối chiếu các quy định nêu trên, cô chú của bạn có quyền lập di chúc để lại di sản cho bạn. Nếu có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước mà cô chú bạn đang sinh sống, bản di chúc đó bằng văn bản đó có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực (không phải công chứng, chứng thực tại Việt Nam).
Hùng Phi
Vũ Thị Thanh Tú
Các tin khác- Chia di sản thừa kế của người mất
- Thời hiệu chia thừa kế
- Di chúc chung vợ chồng thì hiệu lực như thế nào?
- Trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông giữa phương tiện giao thông cơ giới và người đi bộ?
- Những người không được làm chứng trong việc lập di chúc miệng?
- Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm?
- Tuyên truyền, phổ biến Tài liệu giới thiệu Luật Thủ đô số 39/2024/QH15
- Kế hoạch Hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024
- Phóng sự “Luật Thủ đô năm 2024 - Khơi thông nguồn lực phát triển Thủ đô”
- Các chứng chỉ được miễn thi môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT 2025
- Giữ gìn sức khỏe mùa lạnh cho người già và trẻ nhỏ
- Cảnh báo tham gia đầu tư ngoại hối qua 3 sàn lừa đảo “RichSmart, Topmax, GFS”
- Khuyến cáo đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng tại mỗi gia đình
Từ khóa » Di Chúc Hợp Pháp Bằng Văn Bản
-
Điều Kiện để Di Chúc Có Hiệu Lực Pháp Luật - Tư Vấn Luật
-
Điều Kiện để Di Chúc Hợp Pháp - Thư Viện Pháp Luật
-
Di Chúc Thế Nào được Coi Là Hợp Pháp?
-
Như Thế Nào Là Di Chúc Hợp Pháp được Pháp Luật Công Nhận ?
-
Cách Lập Di Chúc Hợp Pháp - Văn Phòng Tư Vấn Luật Thừa Kế
-
Điều Kiện để Di Chúc Nhà đất Viết Tay Hợp Pháp - Xã Vinh Hưng
-
Thế Nào Là Di Chúc Hợp Pháp? - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Di Chúc Hợp Pháp Không Có Công Chứng, Chứng Thực - Tạp Chí Tòa án
-
Trường Hợp Nào Di Chúc Hợp Pháp Không Có Hiệu Lực? - LuatVietnam
-
Di Chúc Bằng Văn Bản Là Gì? Các Loại Di Chúc Bằng Văn Bản?
-
Di Chúc Hợp Pháp Là Gì ? Quy định Pháp Luật Về Di Chúc Hợp Pháp
-
Điều Kiện để Di Chúc Có Hiệu Lực Pháp Luật Theo Quy định Mới Nhất
-
DI CHÚC NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP PHÁP?ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC ...
-
DI CHÚC BẰNG VĂN BẢN - HTC Law