Di Chúc Bằng Văn Bản Là Gì? Các Loại Di Chúc Bằng Văn Bản?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Di chúc bằng văn bản là gì?
  • 2 2. Di chúc bằng văn bản:
  • 3 3. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng:

1. Di chúc bằng văn bản là gì?

Trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì không có quy định rõ về khái  niệm di chúc bằng văn bản là gì? những dựa theo những quy định khác về di chúc bằng băn bản trong Bộ luật này thì có thể hiểu một cách đơn giản thì: Di chúc bằng văn bản là loại di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết ( viết tay , đánh máy , in ) có chứng nhận hoặc không có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền .

Bên cạnh đó thì trong văn bản di chúc dưới góc độ pháp lý thì được quy định cần có những nội dung gì? Theo quy định của pháp luật Dân sự, đối với những bản di chúc được người lập di chúc thể hiện bằng hình thức văn bản phải đáp ứng các yêu cầu chung về nội dung. Do đó, khi người lập di chúc muốn bản di chúc của mình thể hiện dưới hình thức bằng văn bản mà phải có được hiệu lực pháp luật thì người lập di chúc cần phải đáp ứng các yêu cầu về nội dung đối với mọi di chúc viết như sau:

– Di chúc phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc. Bởi lẽ, Một người có quyền định đoạt đối với tài sản của mình trước khi chết thì có thể lập nhiều di chúc để thục hiện việc phân chia di sản thừa kế của mình. Cho nên việc pháp luật có quy định về nội dung này để nhằm mục đích xác định tính hiệu lực của di chúc, vì thông qua ngày, tháng, năm lập di chúc sẽ xác định được tại thời điểm đó người lập di chúc có năng lực hành vi dân sự, minh mẫn, sáng suốt hay không và bản di chúc này có phải là bản di chức cuối cũng mà người chết để lại di chúc hay không.

– Di chúc phải ghi rõ họ tên, nơi cư trú của người lập di chúc. Do đó, theo quy định của pháp luật thì để xác định được địa điểm mở thừa kế, thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với những di chúc mà có tranh chấp thì  đều được xác định dựa trên nơi cư trú của người lập di chúc. Bởi lẽ đó, để tránh những rắc rối của tranh chấp di sản khó giải quyết thì pháp luật đã quy định một di chức hợp lệ phải đáp ứng về việc phải xác định rõ nơi cư trú của người lập di chúc

– Di chúc phải ghi rõ họ, tên người,  tên cơ quan, tổ chức được hưởng di sản. Tuy nhiên, người hưởng thừa kế theo di chúc được pháp luật quy định khác với những người hưởng thừa kế theo pháp luật. Sự khác nhau này được thể hiện là đối với quy định về việc thừa kế theo pháp luật thì đối tượng được thừa kế di sản ở đây được xác định là những người nằm trong diện, hàng thừa kế có quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Trong khi những người được hưởng thừa kế theo di chúc là do ý chí quyết định của người có tài sản muốn để lại phần di sản của mình cho ai mà người chết đã hướng đến chứ không bị giới hạn phạm vi như trên.

– Di chúc phải ghi rõ di sản và nơi có di sản. Trong đó, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì di sản thừa kế của người đã chết để lại được xác định là những di sản thuộc sở hữu của người chết và theo như quy định của pháp luật Dân sự về quyền định đoạt đối với tài sản thì chỉ với những tài sản thuộc sở hữu của mình thì người lập di chúc mới định đoạt người thừa kế.

-Di chúc phải ghi rõ việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. Theo quy định chung của pháp luật này thì khi người có di sản để lại di chúc chia thừa kế thì tất cả những người hưởng di sản thừa kế của người đã chết đều phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người này để lại trên cơ sở tương ứng với phần tài sản thừa kế mà họ được hưởng.

2. Di chúc bằng văn bản:

Trên cơ sở quy định về di chúc bằng văn bản tại Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”. Như vậy, theo quy định của pháp luật về thừa kế thì di chúc chỉ được lập bằng một trong hai hình thức là di chúc bằng văn bản hoặc di chúc miệng. Do đó, để giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về các loại di chúc bằng văn bản thì trong mục 2 này, tác giả sẽ gửi tới các bạn về quy định của Bộ luật này về các loại di chúc bằng văn bản được quy định tại Điều 628 , như sau:

“Điều 628. Di chúc bằng văn bản

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.

4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.”

Từ quy định của pháp luật được nêu ở trên thì di chúc bằng văn bản để trở thành di chúc hợp pháp thì tất cả các di chúc được chủ thể có quyền lập di chúc lập thành văn bản, thì trong bản di chúc được lập nên đó đều phải đáp ứng các yêu cầu chung về nội dung, trình tự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành. Chính vì vậy mà mỗi loại di chúc bằng văn bản theo như quy định của Bộ luật này thì cần đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

Thứ nhất, di chúc bằng văn bản không có người làm chứng được xem là hợp pháp khi người lập di chúc khi có ý định lập di chúc để phân chi di sản của mình bằng văn bản nhưng trong trường hợp không có ai xung quanh để ra làm người làm chứng thì người lập di chúc quyết định lập bản di chúc đó phải tự viết, ký vào bản di chúc và phải có những nội dung theo quy định của pháp luật. Chính vì thế, để đam bảo quyền của người có di sản để lại thì việc xác định là di chúc hợp pháp khi  không có người làm chứng thì phải người lập di chúc tự viết tay mà là văn bản đánh máy thì cũng không được thừa nhận dù rằng có chữ kí. Mặt khác, nếu người lập di chúc tự viết tay nhưng lại không tự ký mà người khác ký hộ thì di chúc đó cũng không hợp pháp.

3. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng:

“Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy. Tuy nhiên, khi lập di chúc loại này phải có ít nhất là hai người làm chứng và người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng, đồng thời những người làm chứng phải ký vào di chúc và có xác nhận về chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc”.

Không chỉ có vậy, mà theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối với di chúc có người làm chứng phải đáp ứng được những điều kiện về nội dung theo quy định tại điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2015 và những người làm chứng cũng phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại điều 632 Bộ luật Dân sự năm 2015 đó là: Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Thứ ba, di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực thì theo như quy định của bộ luật này người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng, chứng thực bản di chúc đúng theo các trình tự thực hiện việc vông chứng di chúc. Bên cạnh đó, đối với việc mà bản di chúc được người lập di chúc tự mình thực hiện  viết bản di chúc sau đó người lập di chúc đến ván phòng cồng chứng yêu cầu công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực thì người lập di chúc phải ký vào bản di chúc trước mặt người có thẩm quyền chứng nhận hoặc chứng thực. Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục quy định của pháp luật.

Như vậy, có thể thấy rằng, sự ra đời và quy định của Bộ luật Dân sự đã quy định rất rõ ràng và chi tiết về vấn đề lập di chúc hợp pháp của các các nhân có tài sản và thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản đó của mình. Bên cạnh đó việc quy định về di chúc bằng nhiều hình thức lập khác nhau cũng giúp cho việc thực hiện di chúc của cá nhân được dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:

– Bộ Luật Dân sự 2015

Từ khóa » Di Chúc Hợp Pháp Bằng Văn Bản