Dân Tộc Giáy ở Lào Cai Thi đua Yêu Nước, Phát Triển Kinh Tế (Bài 1)
Có thể bạn quan tâm
Một trong những chủ trương được Lào Cai tập trung triển khai và được đồng bào dân tộc Giáy nhiệt tình hưởng ứng đó chính là phong trào thi đua yêu nước. Phong trào này đã tạo khí thế thi đua sôi nổi trên những xã, thôn, bản có người Giáy sinh sống. Hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, đã có nhiều mô hình của người Giáy làm kinh tế giỏi, làm động lực cho người dân phát triển sản xuất.
Lan tỏa gương phụ nữ Giáy làm kinh tế giỏi
Bà Hoàng Thị Chắp, dân tộc Giáy, ở thôn Luổng Đơ, xã Cốc San, TP. Lào Cai là một trong những điển hình của câu chuyện này. Với mô hình sản xuất kinh doanh cá thịt và cá giống, hàng năm cơ sở của bà đã cung cấp hàng triệu con cá giống cho thị trường trong và ngoài tỉnh với doanh thu 1 tỷ đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho 5 - 6 lao động tại chỗ, 40 - 50 lao động thời vụ với mức lương từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng…
Ngoài phát triển kinh tế gia đình, bà Chắp còn mang cá giống cùng kinh nghiệm nuôi cá của mình chia sẻ cho rất nhiều hộ nông dân khác. Theo gương bà, những hộ xung quanh trong xã cũng tin tưởng học theo nuôi cá và đều thành công. Nhiều người ở xa nghe tiếng cũng tự tìm đến, ai khó khăn, bà sẵn sàng nhiệt tình giúp đỡ không nề hà.
“Những gia đình nào muốn nuôi cá nhưng gặp khó khăn về vốn, gia đình vẫn sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ. Khi họ đào xong ao còn được cấp giống, hướng dẫn cách nuôi, thậm chí cung cấp cả thức ăn cho cá, đến khi họ thu hoạch hoàn trả lại vốn cũng không phải tính lãi”, bà Chắp cho biết.
Ngoài phát triển kinh tế gia đình, bà Hoàng Thị Chắp còn mang cá giống cùng kinh nghiệm nuôi cá của mình chia sẻ cho rất nhiều hộ nông dân khác. |
Giống như bà Chắp, chị Seo Thị Nhúc (người dân tộc Giáy ở thôn Đá Đinh, xã Tả Phời, TP. Lào Cai) là một trong những gương điển hình tiên tiến được lựa chọn tham dự Đại hội thi đua yêu nước Hội LHPN Việt Nam lần thứ IV. Không chỉ là một phụ nữ chăm chỉ, năng động trong phát triển kinh tế, chị Nhúc còn giúp đỡ nhiều hội viên phụ nữ vươn lên thoát nghèo tại địa phương.
Để có được thành công trên, chị Nhúc đã khởi đầu bằng mô hình chăn nuôi, từ 1 con lợn nái ban đầu, đến nay, chị đã phát triển lên gần 20 con lợn nái. Ngoài ra, gia đình chị còn nuôi thêm khoảng 300 con lợn thương phẩm kết hợp với chăn nuôi 450 con vịt, gà, đầu tư 4ha ao nuôi cá để đa dạng đầu ra, hạn chế rủi ro trong sản xuất.
Nhờ tham gia các lớp tập huấn của Hội Phụ nữ tổ chức, mỗi năm gia đình chị xuất bán 30-35 tấn cá, trên 17 tấn lợn thương phẩm, gà, vịt… trừ chi phí thu về khoảng 500 triệu đồng.
"Trước kia, gia đình tôi cũng rất khó khăn. Từ khi chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế chăn nuôi tổng hợp, thu nhập của gia đình cũng đã ổn định hơn", chị Seo Thị Nhúc chia sẻ.
Không chỉ làm giàu cho gia đình, chị Seo Thị Nhúc còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, giúp các hội viên phụ nữ nghèo bằng việc cho mượn giống trâu, lợn để chăn nuôi. Vào thời vụ thu hoạch, cần nhiều lao động trợ giúp, chị Nhúc đã tạo việc làm cho các chị em dân tộc thiểu số trong vùng với mức lương từ 2 – 3 triệu đồng/tháng.
Chính sách phù hợp thực tiễn
Dân tộc Giáy là một nhánh của nhóm các dân tộc Tày - Thái, sống tập trung ở các bản quanh thung lũng Tả Van, Lao Chả, ngoài ra còn rải rác ở các thôn bản khác trên địa bàn tỉnh. Người Giáy canh tác trên các mảnh ruộng bằng phẳng và tập trung trồng lúa tẻ.
Trước kia, các hộ chỉ làm mỗi năm một vụ lúa, nhưng nay đã mở rộng sang hai vụ hoặc kết hợp trồng các loại cây ăn quả, làm du lịch, trồng rau, trồng rừng. Ngoài ra, đồng bào dân tộc Giáy còn phát triển thêm chăn nuôi lợn, gà, nuôi nhiều trâu, ngựa để bán hoặc để thồ hàng, làm sức kéo.
Một trong những thế mạnh của đồng bào dân tộc Giáy là có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc. Do đó, tỉnh đã xác định các giá trị văn hóa chính là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc Giáy, góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân.
Dẫn chứng rõ nét nhất là việc khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Giáy vào phát triển kinh tế hàng hóa như nghề làm các loại bánh của Tổ hợp tác sản xuất bánh truyền thống dân tộc Giáy, hay mô hình kết hợp giá trị văn hóa với phát triển du lịch.
Tả Van là một xã có đông đồng bào dân tộc Giáy và cũng là một trong những xã đi đầu của tỉnh áp dụng mô hình du lịch cộng đồng gắn với xóa đói, giảm nghèo cho cộng đồng người dân tộc thiểu số.
Đồng bào Giáy ở xã Tả Van vốn rất yêu văn nghệ. Ngoài việc làm du lịch, kinh doanh nhà nghỉ, họ còn tham gia biểu diễn văn hóa - văn nghệ để phục vụ du khách. Nhiều chị ban ngày là những người nông dân chất phác nhưng ban đêm, trước các du khách lại trở thành những nghệ sĩ thực thụ trong từng điệu múa Then, múa Kèn và trong điệu hát giao duyên...
Người Giáy xã Tả Van nâng cao thu nhập nhờ phát triển du lịch cộng đồng. |
Những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Giáy ở Tả Van chính là điểm nhấn ấn tượng nhất trong lòng khách du lịch. Việc mở rộng hoạt động du lịch đến các làng bản ở xã Tả Van đã tạo ra cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho các hộ dân người Giáy, với mức thu nhập bình quân từ 25-35 triệu đồng/hộ/năm.
Ngoài phát triển các giá trị văn hóa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, tỉnh còn chú trọng hỗ trợ đồng bào Giáy phát triển kinh tế, định hướng người dân những trồng, nuôi những cây con phù hợp để nâng cao thu nhập.
Các hộ dân tộc Giáy thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ vay vốn tín dụng, hỗ trợ giống, kỹ thuật sản xuất. Những nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ chương trình giảm nghèo 135, xây dựng nông thôn mới... làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi có đông đồng bào dân tộc Giáy sinh sống. Điều này đã góp phần quan trọng vào việc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn.
Ông Nông Đức Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai, cho biết với những chính sách phù hợp, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện không ít mô hình, tấm gương làm ăn kinh tế giỏi, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của người dân tộc Giáy trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước của tỉnh.
Vĩnh Bảo
Bài 2: Có HTX, đồng bào yên tâm sản xuất
Từ khóa » Dân Tộc Giáy Lào Cai
-
Đến Lào Cai Tìm Hiểu Văn Hóa Người Giáy
-
Dân Tộc Giáy - UBND Tỉnh Lào Cai
-
Người Giáy – Wikipedia Tiếng Việt
-
Người Giáy ở Lào Cai
-
Người Giáy Lào Cai Một Dân Tộc Đa Sắc Màu
-
Nặng Lòng Gìn Giữ Văn Hóa Dân Tộc Giáy - Báo Biên Phòng
-
Giữ Gìn Văn Hóa Dân Tộc Giáy Trong Xu Thế Hội Nhập - Vnbusiness
-
Lưu Giữ Nét đẹp Văn Hóa Dân Tộc Giáy - Báo Lào Cai
-
Người Giải Mã Văn Hóa Truyền Thống Người Giáy - Ngày Mới Online
-
Dân Tộc Giáy | VOV4
-
Lào Cai: Hàng Chục Hộ Dân Tộc Giáy Khốn Khổ Vì ở Trên đất Quy Hoạch
-
Lào Cai: Phát Huy Nét Văn Hóa ẩm Thực Và Sản Phẩm Thổ Cẩm Của ...
-
Lưu Giữ Nét đẹp Văn Hóa Truyền Thống Dân Tộc Giáy | Đài Phát Thanh