Dân Tộc Giáy - UBND Tỉnh Yên Bái
Có thể bạn quan tâm
Trang phục truyền thống của người Giáy (Nguồn ảnh: Báo điện tử ĐCSVN)
Ngoài tên gọi dân tộc Giáy, đồng bào còn có tên bản địa là: Nhắng hay Giẳng và có tiếng nói riêng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (hệ ngôn ngữ Nam Á).
Theo các nhà nghiên cứu, người Giáy di cư vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Đồng bào Giáy có nghề truyền thống là trồng lúa nước. Ngoài ra còn làm nương, khai thác lâm thổ sản và chăn nuôi. Đồng bào Giáy ở ngôi nhà truyền thống là nhà sàn nhưng hiện nay có một số gia đình ở nhà đất. Phía trước nhà người Giáy thường dựng một sàn phơi. Gian giữa của ngôi nhà là nơi trang nghiêm đặt bàn thờ. Trên bàn thờ có nhiều bát hương thờ: trời, đất, tổ tiên, vua bếp, thổ thần… Trong buồng cữ lập một bàn thờ Mụ, khi con được đầy tháng mới làm lễ báo tổ tiên và đặt tên cho con.
Người Giáy quan niệm thế giới gồm ba tầng, con người ở tầng giữa. Tầng trời được hình dung là đẹp đẽ, vinh hiển, tầng trong lòng đất được quan niệm là nhỏ bé, tội lỗi.
Trang phục: Phụ nữ Giáy mặc quần chàm đen, áo cánh 5 thân hở tà, dài che kín mông, khuy cài sang nách phải, ở cổ áo, vạt áo và cổ tay được viên vải khác màu nổi trên nền áo. Tóc vấn quanh đầu với những sợi chỉ hồng thả theo đuôi tóc, hoặc đội khăn vuông. Hiện nay do số lượng người Giáy ở Yên Bái ít, cư trú xen kẽ cùng các dân tộc Tày, Thái nên nhiều phong tục tập quán bị ảnh hưởng. Đa số phụ nữ Giáy mặc trang phục như người Thái.
Đồng bào Giáy tổ chức ăn tết như người Tày, chủ yếu là tết Nguyên đán, tết mùng 5/5, tết 14/7. Trong ăn uống có một số kiêng kỵ, ví dụ: Họ Lục kiêng ăn thịt chó, họ Trần kiêng ăn thịt con cuốc… Trong tín ngưỡng dân gian người Giáy quan niệm có 2 loại ma: Ma nhà và ma ở ngoài. Ma nhà là ma linh hồn người thân trong gia đình, ma ở ngoài là ma linh hồn của người khác dòng họ, họ quan niệm cả hai loại ma đều có ma lành và ma dữ. Trên bàn thờ ma chính trong nhà thường có ba bát hương theo trật tự từ trái sang phải gồm thần bếp, thần đất và tổ tiên.
Đồng bào Giáy không có chữ viết riêng, một số rất ít người già, thầy cúng ở xen kẽ người Tày sử dụng thành thạo chữ nôm Tày, còn đa phần trí nhớ là phương tiện duy nhất để lưu truyền như truyện cổ, tục ngữ, thơ ca, đồng dao, câu đố… Nội dung các bài hát của người Giáy phong phú về đề tài hát giao duyên, mỗi chủ đề đều có kịch tính và phong cách thể hiện riêng. Người Giáy hát bên mâm rượu, hát qua đêm điệu “Phướn” của mình, còn được người Tày, người Thái cùng vui vào rằm tháng bảy, các dịp làm quen, giải hạn.
Đồng bào Giáy ở Yên Bái sống hòa đồng, đoàn kết, tôn trọng tập quán của dân tộc khác, không có tính biệt lập dân tộc riêng, dù ở đâu họ cũng luôn sát cánh cùng các dân tộc khác cần cù lao động, sáng tạo, xây dựng quê hương, đất nước.
(Tài liệu được tham khảo từ cuốn “Một số đặc trưng các đồng bào dân tộc tỉnh Yên Bái", do Ban Dân vận Tỉnh ủy xuất bản)
185041 lượt xemTừ khóa » Dân Tộc Giáy
-
Người Giáy – Wikipedia Tiếng Việt
-
NGƯỜI GIÁY - Ủy Ban Dân Tộc
-
Dân Tộc Giáy - Topas Ecolodge
-
Đặc Sắc Văn Hóa Dân Tộc Giáy
-
Dân Tộc Giáy - Thị Xã Sa Pa
-
Dân Tộc Giáy - Tỉnh ủy Lai Châu
-
Dân Tộc Giáy
-
Dân Tộc Giáy | 54 Dân Tộc Việt Nam
-
Người Giáy ở Việt Nam - Thế Giới Di Sản
-
Dân Quân Dân Tộc Giáy - Cổng TTĐT Bộ Quốc Phòng Việt Nam
-
Dân Tộc Giáy - UBND Tỉnh Lai Châu
-
Giữ Nét Văn Hóa độc đáo Của Lễ Cầu An Dân Tộc Giáy ở Hà Giang
-
Nặng Lòng Gìn Giữ Văn Hóa Dân Tộc Giáy - Báo Biên Phòng