Dàn ý Nghị Luận Về đức Tính Khiêm Tốn - Blog Ngữ Văn

Đề bài. Em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau: “Phẩm giá con người là những viên đá quý, viên đá đó còn lấp lánh đẹp đẽ hơn nếu được lồng vào cái giá khiêm tốn”.

I. Mở bài

- Khiêm tốn là đức tính, phẩm chất có ý nghĩa quan trọng khẳng định giá trị con người.

- Sự khiêm tốn làm phẩm giá con người trở nên cao quý hơn, toàn vẹn hơn.

- Trích dẫn câu nói.

Dàn ý nghị luận về đức tính khiêm tốn

II. Thân bài

1. Giải thích

+ Phẩm giá con người: là phẩm chất tốt đẹp, cao quý của con người.

+ Viên đá quý: là hình ảnh gợi lên cái đẹp, sự trong sáng, luôn được trân trọng, nâng niu.

+ Khiêm tốn: là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người.

+ “viên đá đó còn lấp lánh đẹp đẽ hơn nếu được lồng vào cái giá khiêm tốn: Phẩm giá của con người càng đẹp hơn, càng tỏa sáng và có giá trị hơn khi những phẩm giá ấy được gắn liền với lòng khiêm tốn

=> Câu nói khẳng định, sự khiêm tốn làm phẩm giá con người trở nên cao quý hơn, toàn vẹn hơn. Là đức tính tốt mà mỗi người cần trau dồi, rèn luyện.

2. Biểu hiện: Tính khiêm tốn được thể hiện ở một số phương diện sau:

+ Trong quá trình nhận thức của mỗi cá nhân khi suy đoán hay trình bày một vấn đề nào đó trước đám đông.

+ Thể hiện trong cách phát ngôn: sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, có sức tác động đến lòng người, không “đao to búa lớn” hay “cao siêu huyền bí”.

+ Thái độ ứng xử của mỗi người: luôn nghiêm khắc với mình, rộng lượng với người, luôn “kính trên nhường dưới”

3. Phân tích, chứng minh vấn đề:

- Mỗi người sinh ra đều nỗ lực hoàn thiện phẩm giá của bản thân. Khiêm tốn là đức tính, phẩm chất có ý nghĩa quan trọng khẳng định giá trị con người. Đó thái độ không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về khả năng của bản thân, luôn tích cực học hỏi người khác.

- Ý nghĩa của tính khiêm tốn:

+ Sự khiêm nhường trong cuộc sống giúp chúng ta có thể hài hòa trong mọi mối quan hệ, thân thiện trong giao tiếp

+ Khi biết khiêm nhường, không tự mãn với những gì mình có, không kiêu căng trước những thành công đạt được, nhìn nhận đúng khả năng của bản thân chúng ta sẽ có động lực để vượt qua những trở ngại thực hiện những hoài bão, ước mơ. Trên hành trình bước đến thành công, người khiêm nhường học hỏi được nhiều điều hữu ích, mở mang thêm hiểu biết, hoàn thiện bản thân nhiều hơn.

- Khiêm tốn là đức tính quý nhưng cũng không nên khiêm nhường thái quá mà trở nên nhút nhát, thụ động, hèn yếu.

4. Phê phán:

- Phê phán những người luôn tự cao, tự mãn, kiêu căng, khoe khoang.

- Tác hại: mọi người xa lánh; tầm nhìn cũng hạn hẹp dần, vì “điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta không biết mênh mông như đại dương”.

5. Bài học nhận thức và hành động:

- Khiêm tốn thể hiện sự trưởng thành của một con người: “Chùm lúa chín sẽ cúi đầu, quả táo chín sẽ đỏ mặt”, nó đã nhắc nhở chúng ta rằng, thành công nhờ đức tính khiêm tốn”

- Để có thể trở thành một người biết khiêm tốn chúng ta cần nỗ lực rèn luyện hàng ngày, tự tu dưỡng chính mình để ngày một hoàn thiện về mọi mặt.

III. Kết bài:

- Câu nói giản dị nhưng đã nêu lên một bài học thấm thía với cuộc đời mỗi chúng ta.

- Mỗi người hãy nỗ lực hoàn thiện phẩm giá của bản thân nhất là phải khiêm tốn.

Từ khóa » Trình Bày ý Nghĩa Của đức Tính Khiêm Tốn