Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ Bàn Về Khiêm Tốn

Viết đoạn văn 200 chữ bàn về khiêm tốnDàn ý + 25 bài văn mẫu nghị luận bàn về khiêm tốnBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn

  • I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn
    • Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn mẫu 1
    • Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn mẫu 2
  • II. Viết đoạn văn 200 chữ bàn về khiêm tốn
    • Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 1
    • Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 2
    • Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 3
    • Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 4
    • Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 5
    • Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 6
    • Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 7
    • Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 8

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học Ngữ văn 12 nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn

Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: khiêm tốn.

2. Thân bài

a. Giải thích

Khiêm tốn: là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm, không khoe khoang thành công, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn cố gắng, nỗ lực, không ngừng học tập và học hỏi. Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có.

b. Phân tích

- Biểu hiện của tính khiêm tốn:

Người khiêm tốn là người không tự cao tự đại, không khoe khoang, khoa trương bản thân mình, luôn cho rằng mình còn yếu kém cần phải học hỏi, trau dồi thêm. Khi đạt được thành công không vì thế mà kiêu căng tự mãn.

Người khiêm tốn là người ham học hỏi những điều hay, lẽ phải từ người khác, không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên trong cuộc sống.

Người khiêm tốn là người cần cù, chăm chỉ, biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến của người khác, không chủ quan, bảo thủ ý kiến, quan điểm của mình.

- Ý nghĩa của việc khiêm tốn:

Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp, nó giúp con người ta học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải.

Người có lòng khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, tin tưởng và sẽ thành công rực rỡ hơn những người khác.

Khi người có tính khiêm tốn, chúng ta sẽ có ý thức cao về bản thân mình, việc luôn nhận thức được bản thân sẽ khiến chúng ta tiến bộ nhanh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người tài giỏi nhưng sống với lòng khiêm tốn làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính huênh hoang, tự cao tự đại, hay khoe khoang những thứ mà bản thân mình có, thậm chí có những người nói quá, làm lố để mong nhận được sự chú ý của người khác, khiến người khác phải trầm trồ, ngưỡng mộ bản thân mình. Lại có những người luôn coi bản thân mình là nhất, người khác phải học tập theo,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sự khiêm tốn và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính khiêm tốn.

(Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Khiêm tốn: là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm, không khoe khoang thành công, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn cố gắng, nỗi lực, không ngừng học tập và học hỏi.

b. Phân tích

Người khiêm tốn là người ham học hỏi những điều hay, lẽ phải từ người khác, không ngừng cố gắng vươn lên trong cuộc sống, những người như thế sẽ rèn luyện được cho bản thân mình những đức tính tốt đẹp khác như kiên trì, nỗ lực,… xứng đáng được người khác học tập theo.

Nếu trong xã hội ai cũng có lòng khiêm tốn và ý chí vươn lên thì xã hội này sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, phát triển hơn.

Người có lòng khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, tin tưởng và sẽ thành công rực rỡ hơn những người khác.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người tài giỏi nhưng sống với lòng khiêm tốn làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính huênh hoang, tự cao tự đại, hay khoe khoang những thứ mà bản thân mình có, thậm chí có những người nói quá, làm lố để mong nhận được sự chú ý của người khác, khiến người khác phải trầm trồ, ngưỡng mộ bản thân mình,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sự khiêm tốn và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

II. Viết đoạn văn 200 chữ bàn về khiêm tốn

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 1

Muốn trở thành một người tốt, cống hiến nhiều điều tốt đẹp cho xã hội thì ta cần phải rèn luyện cho bản thân nhiều đức tính quý báu. Một trong số những phẩm chất cao đẹp mà chúng ta cần có đó chính là khiêm tốn. Khiêm tốn chính là nhìn nhận, đáng giá bản thân mình nghiêm khắc về khuyết điểm để khắc phục cũng như không khoe khoang thành công,, khoa trương thế mạnh của bản thân không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn cố gắng, nỗi lực, không ngừng học tập và học hỏi. Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp mang đến nhiều lợi ích cho chúng ta mà ta cần học hỏi, rèn luyện. Người khiêm tốn sẽ nhận được thiện cảm và đánh giá cao từ những người xung quanh, họ cũng là những người góp phần giúp người khác nhận ra thiếu sót để tự hoàn thiện, mài giũa năng lực và ngày càng tiến bộ. Khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân, có được sự tự tin đúng mực và sự nhún nhường trong một hoàn cảnh hay tình huống; khi chúng ta khiêm tốn, tức ta học được cách cúi đầu, chỉ khi đó ta mới học hỏi được nhiều điều mới mẻ, những kiến thức phong phú và rèn luyện bản thân tốt hơn. Có lòng khiêm tốn, con người ta mới có tinh thần cầu tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ. Khiêm tốn chỉ cho ta thấy những thiếu sót của bản thân mình để sửa đổi, không tỏ thái độ kiêu căng tự mãn, và giúp ta biết bình tĩnh tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh. Vậy nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người quá đề cao chủ nghĩa cá nhân, mải khoe khoang tự mãn, đắm chìm trong những gì đã đạt được để rồi dần thụt lùi so với dòng chảy của văn minh nhân loại,… Những người này cần xem xét và thay đổi bản thân mình, rèn luyện tính khiêm tốn để có thể học hỏi được nhiều điều hay hơn. Mỗi chúng ta ai cũng hiểu được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng to lớn của tính khiêm tốn. Chính vì thế, ta hãy hạ thấp cái tôi của bản thân xuống để học tập, trau dồi bản thân để trở thành công dân tốt cho xã hội.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 2

Con người sinh ra đều là số 0 tròn trĩnh. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng vươn lên và tạo lập riêng cho bản thân mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, rèn luyện cho mình những đức tính tốt đẹp. Một trong số những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện chính là khiêm tốn và không kiêu căng, tự mãn. Khiêm tốn trái với kiêu căng, tự mãn, khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm. Tính kiêu căng và tự mãn xuất phát từ tầm hiểu biết hạn hẹp của con người, chỉ mới được người khác khen ngợi chút xíu đã đâm ra huênh hoang, cao ngạo, cho mình là hơn người, đây là một tính cách vô cùng xấu của con người. Bên cạnh đó, tính kiêu căng và tự mãn còn bắt nguồn từ một số người tuy có năng lực hoặc có được một thành tựu nhỏ cho bản thân mình thì lại khoe khoang, cho mình hơn người, không ai có thể bằng mình, từ đó dẫn đến chủ quan và thất bại trong cuộc sống. Người kiêu căng và tự mãn sớm muộn cũng bị người khác xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm, lâu dần trở nên cô lập, sẽ không nhận được sự giúp đỡ, tương trợ của mọi người. Nếu con người bỏ được tính kiêu căng và tự mãn sẽ trở nên khiêm tốn, đáng yêu, nhận được sự yêu quý của mọi người xung quanh, cuộc sống của người đó sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cộng đồng cũng trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có những con người sống với lòng khiêm tốn cùng nhiều đức tính tốt đẹp khác được mọi người yêu quý, tin tưởng và tín nhiệm. Lại có những người tuy trước đây họ kiêu căng tự mãn nhưng họ đã rút ra kinh nghiệm cho bản thân và sửa đổi để tốt hơn,… những người này xứng đáng là tấm gương để học tập theo. Mỗi con người được sống một lần duy nhất và chúng ta được lựa chọn cho mình các sống. Hãy sống thật tích cực, ý nghĩa, tạo dựng cho cuộc đời những giá trị tốt đẹp.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 3

Làm thế nào để có được thành công? Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng đã từng tự đặt câu hỏi như vậy cho bản thân mình. Để thành công, bên cạnh việc chúng ta đặt ra mục tiêu và nỗ lực hết sức mình thì việc khiêm tốn để học hỏi cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm, không khoe khoang thành công, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn cố gắng, nỗ lực, không ngừng học tập và học hỏi. Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có. Người khiêm tốn là người không tự cao tự đại, không khoe khoang, khoa trương bản thân mình, luôn cho rằng mình còn yếu kém cần phải học hỏi, trau dồi thêm. Khi đạt được thành công không vì thế mà kiêu căng tự mãn. Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp, nó giúp con người ta học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải. Khi người có tính khiêm tốn, chúng ta sẽ có ý thức cao về bản thân mình, việc luôn nhận thức được bản thân sẽ khiến chúng ta tiến bộ nhanh hơn. Trong công việc và trong cuộc sống, những người có thái độ khiêm tốn thường không thỏa mãn với những gì mình đạt được mà ngược lại, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để có thể đạt được những thành quả cao hơn và những thành công mĩ mãn. Có lòng khiêm tốn, con người ta mới có tinh thần cầu tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ. Khiêm tốn chỉ cho ta thấy những thiếu sót của bản thân mình để sửa đổi, không tỏ thái độ kiêu căng tự mãn, và giúp ta biết bình tĩnh tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh. Để rèn luyện đức tính khiêm tốn, mỗi chúng ta cần ý thức được rằng những gì bản thân mình biết chỉ là nhỏ bé, phải luôn học tập, nỗ lực, không tự cao tự đại,… có như thế bản thân mới tốt hơn. Cuộc sống hữu hạn, hãy sống khiêm tốn và chân thành để đạt được những thành tựu tốt đẹp nhất.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 4

Con người muốn thành công cần trau dồi nhiều điều cả về tri thức lẫn đạo đức. Một trong những tính cách tốt đẹp mà mỗi chúng ta ai cũng cần rèn luyện trên con đường hoàn thiện bản thân chính là tính khiêm tốn. Khiêm tốn là một nét tính cách, phẩm chất đẹp trong việc nhìn nhận và đánh giá bản thân. Bản chất của lòng khiêm tốn chỉ thực sự đúng khi con người thật sự nhận thức được điểm cần phấn đấu của bản thân chứ không phải chỉ nói ngoài miệng. Người có lòng khiêm tốn là người không tự mãn, kiêu căng về vị trí và khả năng của bản thân, luôn tích cực rèn luyện để hoàn thiện nâng cao năng lực và không ngừng tiến xa hơn. Người có đức tính khiêm tốn cũng là những người nói năng, cư xử lễ độ, nhún nhường với người xung quanh. Họ biết nhận thức cái chưa đúng, chưa đủ, chưa giỏi của bản thân; biết học tập và đúc kết kinh nghiệm từ những người giỏi hơn; biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác để hoàn thiện mình; dám thừa nhận khi năng lực của mình thực sự thua kém người khác. Người khiêm tốn sẽ nhận được thiện cảm và đánh giá cao từ những người xung quanh, họ cũng là những người góp phần giúp người khác nhận ra thiếu sót để tự hoàn thiện, mài giũa năng lực và ngày càng tiến bộ. Khiêm tốn là động lực thúc đẩy sự phấn đấu giúp con người thành công trong mọi công việc. Người khiêm tốn biết lắng nghe và sẵn sàng nhận sai nên thường nhận được sự góp ý hữu ích và giúp đỡ chân thành từ người khác. Lòng khiêm tốn giúp các mối quan hệ với người xung quanh trở nên hài hòa, tốt đẹp. Mỗi người cần trang bị cho mình lòng khiêm tốn; có ý thức khách quan về năng lực của bản thân để tránh những sai lầm gây ra do tự mãn, học cách lắng nghe người khác để giúp bản thân hiểu biết nhiều hơn. Mỗi ngày rèn luyện một chút chúng ta sẽ tốt hơn từng ngày, sẽ đạt được những mục tiêu mà mình đề ra một cách tốt đẹp, nhân văn và cuộc sống sẽ trở nên ý nghĩa hơn.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 5

Mỗi học sinh chúng ta được dạy dỗ và khuyên nhủ phải rèn luyện nhiều đức tính tốt đẹp để trở thành người tốt. Một trong những đức tính ắ hẳn người học sinh nào cũng từng được nghe, được dạy đó chính là tính khiêm tốn. Khiêm tốn chính là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm, không khoe khoang thành công, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn cố gắng, nỗ lực, không ngừng học tập và học hỏi. Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có. Người khiêm tốn là người không tự cao tự đại, không khoe khoang, khoa trương bản thân mình, luôn cho rằng mình còn yếu kém cần phải học hỏi, trau dồi thêm. Khi đạt được thành công không vì thế mà kiêu căng tự mãn. Họ cũng là người ham học hỏi những điều hay, lẽ phải từ người khác, không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh đó, người khiêm tốn là người cần cù, chăm chỉ, biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến của người khác, không chủ quan, bảo thủ ý kiến, quan điểm của mình. Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp, nó giúp con người ta học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải. Người có lòng khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, tin tưởng và sẽ thành công rực rỡ hơn những người khác. Khi người có tính khiêm tốn, chúng ta sẽ có ý thức cao về bản thân mình, việc luôn nhận thức được bản thân sẽ khiến chúng ta tiến bộ nhanh hơn. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính huênh hoang, tự cao tự đại, hay khoe khoang những thứ mà bản thân mình có, thậm chí có những người nói quá, làm lố để mong nhận được sự chú ý của người khác, khiến người khác phải trầm trồ, ngưỡng mộ bản thân mình. Lại có những người luôn coi bản thân mình là nhất, người khác phải học tập theo,… những người này cần phải xem xét lại thái độ sống của bản thân. Chúng ta có trách nhiệm và bổn phận phải học những điều hay lẽ phải; đồng thời rèn luyện cho mình đức tính khiêm tốn để hoàn thiện bản thân.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 6

Khiêm tốn là thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể hiện thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử; luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Nhất là trong học tập và đời sống, người biết khiêm tốn sẽ nhận được nhiều sự tương trợ, chia sẻ từ người khác, giúp cho bản thân không ngừng tiến bộ, tình cảm với mọi người được khăng khít, bền chặt. Người có đức tính khiêm tốn luôn được người khác kính trọng và yêu mến. Ngược lại, người không biết khiêm tốn, lúc nào cũng kiêu căng, khoe mẽ, tự cao tự đại không những hiểu biết của bản thân bị cạn hẹp mà còn luôn bị người khác khinh ghét và xa lánh. Tài năng thường được tỏa sáng trong im lặng; sự kém cỏi thường tự lan tỏa bằng âm thanh. Sự kiêu căng có thể làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất và sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng vốn có ở con người chính là tính khiêm tốn. Khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời. Hiểu được điều đó, mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, để có thể đạt được những thành công trong cuộc sống.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 7

Có rất nhiều quan điểm về khiêm tốn, nhưng ý kiến mà tôi đồng ý nhất là "Khiêm tốn là một yếu tố cần thiết để thành công trong cuộc sống". Khiêm tốn là tính cách nhẹ nhàng, khiêm nhường và coi trọng người khác. Thành công là đạt được mục tiêu và hoàn thành những gì mình mong muốn. Khiêm tốn là một yếu tố không thể thiếu giúp con người thành công trong cuộc sống. Trong cuộc sống, chúng ta cần phải giữ mình khiêm tốn, vì bất kỳ tài năng nào cũng chỉ là một phần rất nhỏ trong thế giới rộng lớn này. Chúng ta cần liên tục học hỏi và cải tiến bản thân. Khiêm tốn là một phẩm chất quan trọng và cần thiết giúp con người đứng đắn, biết nhìn xa trông rộng và được mọi người yêu quý. Ngoài ra, khiêm tốn giúp con người hiểu rõ bản thân và đồng thời tôn trọng người khác. Tuy nhiên, khiêm tốn không có nghĩa là tự ti, thiếu tự tin. Thật vậy, chúng ta cần đánh giá bản thân mình một cách khách quan và không cho phép sự khiêm tốn của mình trở thành sự tự hạ thấp bản thân. Chúng ta cần trân trọng những người khiêm tốn và tránh xa những người tự cho mình là số một và khinh thường người khác. Hãy sống với tinh thần khiêm tốn để luôn cải tiến bản thân và không ngừng phấn đấu vươn lên đạt được thành công trong cuộc sống.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 8

Lòng khiêm tốn là một phẩm chất đạo đức cần thiết trong cuộc sống của mỗi con người. Đó là tinh thần nhận thức rằng chúng ta không phải là những người hoàn hảo và chúng ta cần học hỏi, cải thiện mình để trở thành con người tốt hơn. Nó giúp chúng ta giảm thiểu sự tự cao tự đại, thể hiện sự tôn trọng đối với người khác và cảm nhận được những giá trị vô giá của cuộc sống. Với lòng khiêm tốn, con người sẽ tránh được sự kiêu căng và kiêu ngạo, đặc biệt là khi họ đạt được thành tựu trong cuộc sống. Thay vì tự phụ và cho rằng mình là người giỏi nhất, lòng khiêm tốn sẽ giúp họ nhìn thấy những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó hoàn thiện bản thân hơn nữa. Điều này giúp chúng ta không chỉ tôn trọng và thấu hiểu người khác mà còn thể hiện sự độc lập, sự khả năng tự chủ trong quan niệm và hành động. Tuy nhiên, trong thời đại hiện đại, lòng khiêm tốn dường như đang bị phủ nhận. Với sự truyền thông phổ biến, nhiều người muốn được nổi tiếng, đánh giá cao hơn, trở nên giàu có và quyền lực hơn. Những tham vọng đó có thể giàn trường để người ta từ bỏ lòng khiêm tốn và e ngại việc mất mát giá trị này. Tuy nhiên, chúng ta cần nhận ra rằng gìn giữ lòng khiêm tốn không có nghĩa là từ bỏ hoặc giảm bớt sự tham vọng của mình, mà là để giúp ta đi đúng hướng và ở trong giới hạn đúng đắn. Trong một nước có văn hóa giá trị khiêm nhường như Việt Nam, lòng khiêm tốn được coi là một đức tính quý giá. Với các gia đình truyền thống, việc ưa chuộng giáo dục và kinh doanh là việc không mấy đáng quan tâm, tuy nhiên việc nuôi dưỡng và tôn trọng những giá trị đạo đức truyền thống bạn bè và gia đình sẽ giúp tăng cường nhận thức về lòng khiêm tốn. Tóm lại, lòng khiêm tốn là một giá trị quý giá của đạo đức con người, giúp chúng ta thấu hiểu mình hơn, dễ dàng thấu hiểu người khác và giúp tạo nên một cộng đồng có nhân văn hơn, mang lại niềm tin, sự đoàn kết, sự cảm thông và văn minh cho đời sống xã hội.

Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Từ khóa » Trình Bày ý Nghĩa Của đức Tính Khiêm Tốn