Dàn ý Phân Tích Câu Thơ Rải Rác Biên Cương Mồ Viễn Xứ Chiến Trường ...

Dàn ý số 1

1. Mở bài

Giới thiệu hoàn cảnh xuất xứ của bài thơ, đoạn thơ

– Đơn vị Tây Tiến được thành lập vào năm 1947 và hoạt động chủ yếu ở miền Tây xa xôi của Tổ quốc và nước bạn Lào. Nhà thơ Quang Dũng vốn là một thành viên của đơn vị Tây Tiến, ông viết bài thơ này vào năm 1948, lúc đã chia tay với đơn vị của mình. Từ Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ về những người đồng đội cũ, về những miền đất đã đi qua và cùng với những hồi tưởng, hình ảnh người lính Tây Tiến cứ hiện dần lên khá rõ nét.

2. Thân bài

– Đây là khổ thơ nằm ở phần cuối bài. Ở khổ thơ này, Quang Dũng chủ yếu nói về quan niệm của người lính Tây Tiến trước cái chết va ý chi quyết tâm của họ.

Bình giảng hai câu thơ đầu

Địa bàn hoạt động chủ yếu của người Tây Tiến là miền rừng núi xa xôi, hiểm trở. Thiên nhiên khắc nghiệt với núi cao, đèo sâu hiểm trở và ca những cái chết nơi rừng núi xa lạ là những thử thách thường xuyên đối với người lính Tây Tiến.

– Thế nhưng, mọi khó khăn thử thách ấy vẫn không ngăn cản được ý chí quyết tâm của người chiến sĩ Tây Tiến "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh".

Bình giảng hai câu thơ sau

– Trong những năm chiến tranh, các nhà thơ thường ít khi nói tới những mất mát hi sinh. Nhưng ở bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng không hề né tránh điều này. Hình ảnh "Áo bào thay chiếu anh về đất" thể hiện rõ bút pháp lãng mạn của Quang Dũng (học sinh có thể so sánh thêm với những câu thơ của Chính Hữu trong bài Đồng chí: "Áo anh rách vai – Quần tôi có vài mảnh vá").

– Viết về sự hi sinh của người lính Tây Tiến, Quang Dũng không miêu tả những giọt nước mắt xót thương như mọi cái chết bình thường khác, mà ở đây có sự chứng giám, tiếc thương của trời đất: "Sông Mã gầm lên khúc độc hành". Với hai câu thơ cuối này, Quang Dũng đã thể hiện được cái chết vừa hào hùng vừa bi tráng của người chiến sĩ Tây Tiến.

3. Kết bài

– Qua bốn câu thơ, Quang Dũng đã thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ Tây Tiến (ý chí quyết tâm chiến đấu, quan niệm về cái chết, lòng lạc quan cách mạng…). Đoạn thơ cũng giúp người đọc hiểu rõ hơn cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc và những hi sinh gian khổ của cha anh trong quá khứ.

Dàn ý số 2

1. Mở bài

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh mùa lá dữ vai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

2. Thân bài

Khổ thơ đã khắc họa hình tượng người lính Tây Tiến trong khắc nghiệt, gian khổ trên chặng đường hành quân. Sau những giờ hành quân nhọc nhằn, người lính Tây Tiến tìm về nét tính cách hào hoa, lãng mạn trong tâm hồn, tìm về vầng sáng lung linh trong ký ức – những thiếu nữ Hà Thành.

* Vẻ đẹp ngoại hình dữ dội, lẫm liệt:

+ Hình ảnh:

– “Đoàn binh không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”: vừa thực tả những gian khổ, nghiệt ngã nơi chiến trường mà người lĩnh phải trải qua; vừa thể hiện sự chủ động, ngang tàng của họ.

– “Mắt trừng”: lòng căm thù giặc; sự oai phong, lẫm liệt của anh hùng thời loạn.

+ Từ ngữ “dữ oai hùm”: những người lính Tây Tiến hùng dũng, hiên ngang như vị chúa tể rừng xanh.

3. Kết bài

– Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa: nhớ về những thiếu nữ Hà thành duyên dáng.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Dàn ý số 3

1. Mở bài

Sự hi sinh bi tráng của những người lính Tây Tiến đã “làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ thắm”. Chính những kỉ niệm ấy khiến cho những người lính sẽ không thể nguôi quên quãng thời gian đã từng gắn bó.

2. Thân bài

* Vẻ đẹp bi tráng:

+ Hình ảnh: những nấm mồ lạnh lẽo. Đây chính là hiện thực cuộc chiến và sự hi sinh.

+ Tâm thế: chẳng tiếc đời xanh, không né tránh cái chết, sẵn sàng dâng hiến tuổi thanh xuân đẹp nhất cho đất nước.

+ Từ ngữ:

– “Biên cương”, “viễn xứ”, “chiến trường”, “độc hành”: những từ Hán Việt tạo âm điệu trang trọng khiến cho những cái chết trở nên thiêng liêng.

– “Áo bào”, “về đất”: tráng lệ hóa sự hi sinh, làm cho câu thơ bi mà không lụy, giảm bớt sắc thái đau buồn.

– “Khúc độc hành”: Khúc nhạc thiêng liêng mà con sông nhân chứng cất lên để tiễn đưa người lính về với đất mẹ.

3. Kết bài

– Tình cảm gắn bó với núi rừng Tây Tiến: hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

Dàn ý số 4

1. Mở bài

Dưới đây là một bài viết cảm nhận về bài thơ Tây Tiến – hình tượng người lính hay; nhận được nhiều lời khen của các thầy cô giáo bởi tính đủ ý, sáng tạo và hấp dẫn. Các em hãy cùng tham khảo nhé:

2. Thân bài

Từ trải nghiệm của cuộc đời chiến sĩ trong khói lửa, đạn bom, Quang Dũng đã dựng lên một bức tượng đài uy nghi, sừng sững về những chàng trai Hà Nội mang gươm đi giữ nước: anh hùng, bất khuất trong chiến đấu, lãng mạn, yêu đời trong cuộc sống nhọc nhằn.

3. Kết bài

Sống hào hoa và chết hào hùng. Đó là vẻ đẹp sáng mãi của đoàn quân Tây Tiến. Chính những vẻ đẹp, những nghĩa tình ấy khiến cho người lính dù về xuôi vẫn luôn khắc nhớ Tây Tiến như một kỉ niệm của một thời hi sinh nhưng hào sảng.

Dàn ý số 5

1. Mở bài

Quan Dũng không hề che giấu những khó khăn, gian khổ và hiện thực nghiệt ngã mà người lính phải chịu đựng. Tuy nhiên, sự thật ấy không được miêu tả trần trụi, khô cứng mà thông qua cái nhìn lãng mạn, thi vị:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

2. Thân bài

Những chàng trai với cái đầu “không mọc tóc”, với nước da ngăn ngắt xanh đâu phải sản phẩm của trí tưởng tượng để tạo nên sự li kì.

Người lính Tây Tiến hiện lên với một vẻ đẹp ngoại hình dữ dội, lẫm liệt. Những chàng trai với cái đầu “không mọc tóc”, với nước da ngăn ngắt xanh đâu phải sản phẩm của trí tưởng tượng để tạo nên sự li kì. Đó là hiện thực của những năm tháng không thể nào quên. Có thể, do người lính chủ động cạo trọc để thuận tiện khi đánh nhau với giặc, có thể do ốm đau, bệnh tật khiến các anh rụng tóc, trụi đầu. Cách dùng từ độc đáo đã đảo thế bị động thành thế chủ động như một nhà phê bình đã viết: “Không phải là các anh không thể mọc tóc mà dường như không thèm mọc tóc”. Chất ngang tàng, kiêu dũng, xem thường gian lao của người chiến binh đã được thể hiện từ những chi tiết đời thường như thế. Nét quân phục người chiến sĩ hay màu xanh của những vòm lá ngụy trang hay màu xanh vì căn bệnh sốt rét rừng hằn in trên làn da đoàn quân Tây Tiến như một nhà thơ từng viết:

“Khuôn mặt đã lên màu bệnh tật

Đâu còn tươi nữa những ngày qua”

3. Kết bài

Dù đầu rụng hết tóc, da dẻ xanh xao vàng vọt lên màu bệnh tật nhưng lính Tây Tiến vẫn giữ được vẻ uy nghi lẫm liệt như hùm hổ chốn rừng thiêng, như chúa tể sơn lâm “dữ oai hùm”. Bao nhiêu sức mạnh nội lực, vẻ can trường của người lính như dồn nén vào câu chữ để tôn lên sức mạnh kì diệu của con người bắt nguồn từ lòng yêu nước đang rần rật chảy trong từng đường gân, thớ thịt của những chàng trai Hà thành. Quang Dũng đã phát huy triệt để hiệu quả của biện pháp đối lập giữa vẻ bề ngoài và nội tâm, nhìn vẻ ngoài người lính vừa tiều tụy, vừa can trường, vừa mang khí phách của một hiệp sĩ, vừa như những người khổng lồ không có trái tim.

Từ khóa » Dàn ý Rải Rác Biên Cương Mồ Viễn Xứ