Dàn ý Phân Tích Hình Tượng Bà Cụ Tứ Trong Tác Phẩm Vợ Nhặt (3 Mẫu ...
Có thể bạn quan tâm
Đề bài: Phân tích hình tượng bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt
Mục Lục
- Dàn ý Phân tích hình tượng bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt
- Phân tích hình tượng bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt – mẫu 1
- Phân tích hình tượng bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt – mẫu 2
- Phân tích hình tượng bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt – mẫu 3
Dàn ý Phân tích hình tượng bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt
I. Mở bài
– Kim Lân là một cây bút có tài, các sáng tác của ông hướng vào chủ đề chính là nhưng người nông dân và cuộc sống ở nông thôn Việt Nam.
– Tác phẩm Vợ nhặt: nằm trong tập truyện Con chó xấu xí, là bức tranh chân thực về nạn đói năm 1945, là sự ngợi ca tình người, tình mẫu tử, khát vọng sống.
– Bà cụ tứ là đại diện cho vẻ đẹp của những người nông dân, người mẹ Việt Nam.
II. Thân bài
1. Giới thiệu nhân vật
+ Là một bà mẹ nghèo, già nua (lẩm nhẩm tính toán theo thói quen người già), là dân ngụ cư.
+ Ngoại hình: dáng đi lọng khọng, chậm chạp, run rẩy, vừa đi vừa ho húng hắng, lẩm nhẩm tính toán theo thói quen người già.
2. Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ
– Trước sự đon đả của đứa con trai ngờ nghệch “bà lão phấp phỏng”.
– Bà không hề hay biết chuyện anh con trai đã nhặt một người vợ về, thấy người đàn bà lạ trong nhà, bà rất ngạc nhiên: “quái, sao lại có một người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?” “người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia?”, “sao lại chào mình bằng u?”
– Sau tất cả sự ngạc nhiên, bà đã hiểu ra “biết bao nhiêu cơ sự”, “mắt bà nhoèn đi”:
+ Bà thương, buồn tủi cho con trai phải lấy vợ nhặt, mà trong cảnh đói khát mới lấy được vợ “Chao ôi”, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm làm nồi … còn con mình thì …”.
+ Bà cũng thấy hờn tủi cho chính mình, có lỗi với con trai bởi không thể lo được chuyện dựng vợ gả chồng cho con chu đáo.
+ Bà cảm thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường mới phải lấy con trai bà, thương cho cả sự ngờ nghệch của đứa con trai: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được … ”
– Bà mừng vì con trai đã yên bề gia thất: “các con đã phải duyên … u cũng mừng lòng”, “cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên” chấp nhận đứa con dâu vừa được nhặt về.
– Bà cụ Tứ dần lo lắng cho cuộc sống các con sau này: “chúng nó có nuôi nhau sống qua được cơn đói khát này không”, “vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không”
– Bà đối xử tốt với nàng dâu mới bằng sự cảm thông, trân trọng:
+ Ân cần quan tâm con: “Con ngồi đây … đỡ mỏi chân”,
+ Nói về tương lai với niềm lạc quan “biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời”
+ Bảo ban các con làm ăn: “khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà, ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà cho xem”.
– Nhận xét: bà cụ Tứ là người mẹ nghèo hiền từ, chất phác, vị tha, nhân hậu, âm thầm hi sinh vì hạnh phúc của con. Bà là nhân vật tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người mẹ nghèo Việt Nam.
III. Kết bài
– Cảm nhận riêng về hình tượng bà cụ tứ.
– Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện độc đáo, miêu tả tâm lí nhân vật nhuần nhuyễn, ngôn ngữ giản dị, gần gũi.
– Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc, phản ánh chân thực tình cảnh người nông dân trong nạn đói, mặt khác cũng phản ánh bản chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt của họ.
Phân tích hình tượng bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt – mẫu 1
Kim Lân với phong cách viết giản dị, gần gũi với đời sống của nhân dân nên ông được xem là nhà văn của làng quê Việt Nam. Những sáng tác của ông luôn chạm vào trái tim người đọc cảm xúc ấm áp, thân quen nhất. Truyện ngắn “Vợ nhặt” ra đời giữa bối cảnh đất nước ta đang lầm than, nạn đói hoành hành. Tác giả đã khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ, một người mẹ khắc khổ nhưng tràn đầy tính yêu thương.
Bà cụ Tứ không xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm, bà chỉ xuất hiện khi anh cu Tràng dẫn vợ vừa nhặt được về nhà. Có lẽ khoảnh khắc này người đọc sẽ bắt đầu nhận ra được người mẹ nghèo này có thái độ, tình cảm như thế nào dành cho con. Bà cụ Tứ hiện lên là người đàn bà khắc khổ, nghèo đói với cái dáng “lòng khòng”, “khập khiễng bước từ ngoài cổng bước vào”. Với một loạt từ dùng để chỉ hình dáng và cử chỉ của bà như “nhấp nháy mắt”, “lập khập bước đi”, “lễ mễ” đã gợi lên trong lòng người đọc hình ảnh người mẹ già không còn khỏe mạnh và tinh anh nữa. Giữa xóm ngụ cư nghèo đói, giữa sự tan tác, hoang sơ của cảnh vật và con người, hình ảnh người mẹ này hiện lên khiến người đọc không khỏi xót xa.
Mặc dù bà chỉ xuất hiện khi Tràng dẫn vợ về nhà nhưng lại ám ảnh đến người đọc khi đã gấp trang sách lại. Vì Kim Lân đã để cho bà xuất hiện với những nét tính cách và tình cảm yêu thương, cảm thông, chịu thương chịu khó hết mực. Bà là một người mẹ vĩ đại và tuyệt vời. Khi thấy một người đàn bà lạ xuất hiện trong nhà mình, tâm trạng của bà thất thường, không yên và luôn tự hỏi là ai. Khi biết được sự tình, bà cũng không lớn tiếng, cũng không xua đuổi.
Bà chỉ lặng lẽ như chính cuộc đời của mình như vậy. Bà thương con mình, thương cho người đàn bà lạ kia. Một tình thương sâu thẳm và bao la. Bà chỉ lo “không biết chúng nó có sống nổi qua ngày không”. Nỗi lòng của người mẹ nặng trĩu âu lo khi cái nghèo dồn dập và cái tình người thì vẫn còn đong đầy. Thấy con lấy vợ, bà cũng mừng, nhưng bà lại tủi vì “người ta có gặp lúc khó khăn đói khổ này mới lấy con mình, con mình mới có vợ được”. Một sự nghiệt ngã đến đau lòng khiến bà càng yêu thương con tha thiết hơn, và thương thêm người đàn bà lạ nghèo khổ, tiêu điều kia.
Bà cụ Tứ còn là một người rất hiểu chuyện, không hề than vãn bất cứ điều gì. Bà chỉ nhẹ nhàng bảo “Vợ chồng chúng mày lo mà làm ăn, rồi trời thương. Ai giàu ba họ, ai khó ba đời bao giờ đâu”. Dù hiện thực nghiệt ngã, cái đói cứ đeo bám nhưng bà vẫn động viên, an ủi hai vợ chồng trẻ. Đó là điều mà không phải người mẹ nào cũng có thể can đảm nghĩ, can đảm động viên con như thế. Chính tấm lòng này của người mẹ khiến cho Tràng và người vợ mới thêm nhẹ lòng, không bị ràng buộc và khó khăn quá nhiều. Khi đó chúng ta mới thấy được tình người le lói giữa cảnh đời u tối như thế này thật đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bà là một người mẹ tuyệt vời, dù cuộc đời này không được tốt đẹp như bà vẫn mong.
Hình ảnh bà cụ Tứ “xăm xăm trong vườn” vào buổi sáng đầu tiên sau khi anh cu Tràng lấy vợ khiến người đọc vỡ òa. Dù chỉ là một hình ảnh nhỏ, rất bình dị thường ngày nhưng lại khiến cho khung cảnh ảm đạm suốt bao ngày qua trở nên thông thoáng, nhẹ nhõm và trong lành hơn. Nói đúng hơn, bà cũng đang vun vén và xây đắp cho hạnh phúc của con mình. Đặc biệt hình ảnh “nồi cháo cám” xuất hiện ở bữa cơm đầu tiên Tràng dẫn vợ về không những khiến vợ chồng Tràng nghẹn ứ ở cổ mà còn khiến người đọc không thể cầm nổi nước mắt. Hóa ra trong cái nghèo đói rình rập như vậy, chỉ một bát cháo “đắng chát” cũng đủ nhen nhóm lòng người như vậy. Thực sự đây là hình ảnh mang tính chất nghệ thuật và có sức ám ảnh lớn. Cũng giống như “bát cháo hành” trong truyện Chí Phèo thì “nồi cháo cám” trong truyện ngắn “Vợ nhặt” đều là những hình ảnh neo giữ thật sâu trong tâm trí người đọc.
Tâm trạng và nụ cười niềm nở của bà cụ Tứ trong buổi sáng hôm đó thực sự đã tràn niềm vui, sự ấm áp sang đôi vợ chồng trẻ. Bà còn bảo “Cháo cám đấy. Ngon đáo để. Trong xóm mình khối nhà còn không có mà ăn”. Sự vui vẻ của người mẹ nghèo làm bừng sáng lên không khí tăm tối những ngày qua. Thực sự chỉ tấm lòng của những người mẹ mới có thể khiến cho con cái yên lòng. Anh cu Tràng và thị thực sự là những người hạnh phúc, dù đói nghèo vẫn còn dai dẳng.
Kim Lân đã khắc họa thành công hình ảnh bà cụ Tứ bằng những chi tiết rất đời thường nhưng lại khiến cho người đọc có một sự nhìn nhận khác về người nông dân trong hoàn cảnh đất nước đói kém. Bà là người khiến nhiều người khác khâm phục và ngưỡng mộ.
Phân tích hình tượng bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt – mẫu 2
Kim Lân là cây bút truyện ngắn xuất sắc. Ông viết rất hay về thú “phong lưu đồng ruộng”. Nên vợ nên chồng và Con chó xấu xí là hai tập truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn. Vợ nhặt – một truyện ngắn độc đáo rút trong tập Con chó xẩu xí xuất bản năm 1962. Truyện thấm đẫm tinh thần nhân đạo đã phản ánh cuộc đời nghèo khổ, cơ cực và khát vọng về hạnh phúc gia đình của người nông dân Việt Nam trong thời Pháp thuộc. Bối cảnh của truyện là trận đói kinh khủng năm 1945. Nhà văn kể về chuyện anh cu Tràng “nhặt” được vợ khi cả xóm ngụ cư người chết đói như rạ. Trong ba nhân vật của truyện, hình ảnh bà cụ Tứ – mẹ anh cu Tràng để lại cho người đọc nhiều ấn tượng.
Cuộc đời bà cụ Tứ thật đáng thương: tuổi già, nhà nghèo, góa bụa, hiền lành và thầm lặng … Bà cụ lần đầu xuất hiện trong bóng hoàng hồn tê tái, khi người con trai làm nghề kéo xe dẫn người đàn bà xa lạ về gia đình bà. Một mái nhà tranh “đứng rúm ró trên mảnh vườn cỏ mọc lổn nhổn những cái búi cỏ dại”. Sau tấm phên rách nát là những “niêu bát, sống áo vứt bừa bãi cả trên giường dưới đất”. Người mẹ già nghèo khổ “hung hắng ho” chẳng khác nào một chiếc bóng “lọng khọng đi vào ngõ”. Bà cụ ngạc nhiên khi chợt thấy một người đàn bà xa lạ đứng ngay đầu giường thằng con mình. Bà lão “đứng sững lại”, càng ngạc nhiên hơn. Bà băn khoăn tự hỏi: “Sao lại chào mình bằng u?
Không phải cái Đục mà. Ai thế nhỉ?”. Bà hấp háy mắt, thấy mắt mình “nhoèn ra”, … rồi “lập cập” bước vào nhà. Lại nghe một tiếng chào nữa, bà lão “băn khoăn” ngồi xuống giường, lòng bà phân vân không kể xiết! Sau khi nghe Tràng “giới thiệu” người khách lạ, bà cụ Tứ vừa mừng vừa lo lại tủi thân. Lòng bà xáo trộn bao nỗi niềm. Một đời người trải qua nhiều đau khổ, mất mát, cay đắng, bà lấy làm Lxót xa, thấy mình làm mẹ mà không tròn bổn phận với con. Bà khóc. Tâm trạng cay đắng, chua xót: “Lòng người mẹ già nghèo khổ ấy… vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình“. Bà cụ Tứ nghĩ đến gia cảnh mà thêm buồn tủi. Tiếng than, tiếng thở dài như tràn qua dòng nước mắt. Thương con, thương cho số phận mình, những tháng năm dài dằng dặc với bao chuyện buồn. Bà thương mình trải qua một cuộc đời đầy cay đắng: “Chao ôi! Người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái nở mặt sau này. Còn mình thì…”
Nạn đói đang đe dọa. Bà phấp phỏng lo âu: “Chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”. Góa bụa, nghèo khổ, cô đơn. Chồng chết rồi mụn con gái chết theo. Bà sống với đứa con trai thô kệch “mắt nhỏ tí, quai hùm bạnh ra” lại có tật vừa đi vừa lẩm bẩm như người dở hơi. Bà mỗi ngày một già mà Tràng vẫn sống độc thân. Tục ngữ có câu: “Trẻ cậy cha, già cậy con”. Bà mẹ già càng thấy buồn, lo vô hạn. Tuy mặc cảm cho số phận, bà chợt nghĩ ngay đến cái may của gia đình mình: “Người ta có gặp bước khó khăn, đỏi khổ này, người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có vợ được”.
Hạnh phúc đến với tuổi già quá lớn lao và đột ngột! Niềm vui xôn xao dậy lên trong lòng người mẹ già nghèo khổ. Bà vui sướng nhận nàng dâu mới. Cử chỉ bà rất dịu dàng, âu yếm. Bà gọi người đàn bà xa lạ là “con” rồi xưng “u” một cách thân tình, ruột thịt: “Ừ! Thôi thì các con đã phủi duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”. Bà nhìn nàng dâu mà lòng đầy thương cảm. Vượt qua mọi tục lệ, bà vui mừng từ nay con trai bà đã có vợ. Bà sung sướng về hạnh phúc của con. Mừng mừng tủi tủi, nước mắt chảy ra ròng ròng.
Mẫu tử tình thâm! Lòng mẹ già đối với con trai và nàng dâu thật là mênh mông. Bà hạ thấp giọng xuống thân mật, vừa khuyên con vừa an ủi: “…Cốt làm sao cho chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…”. Kim Lân rất tinh tế khi miêu tả những biến đổi sắc thái trong tâm hồn bà cụ Tứ. Cảnh mẹ chồng đón nàng dâu mới, đơn sơ nghèo nàn mà cảm động. Tâm trạng người mẹ già lúc thì ngạc nhiên lo lắng, lúc thì vui buồn lẫn lộn. Mặc cảm về phận nghèo, nhưng lòng bà vẫn ít nhiều hi vọng về cuộc đời của con: “rồi ra may mà ông trời cho khá… biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời. Có ra thì con cái chúng mày về sau…”
Bữa cơm đón nàng dâu mới sau “tối tân hôn” của Tràng là một nét vẽ rất tài tình, giàu tình nhân bản. Trên cái mẹt rách làm mâm là một đĩa muối, một lùm rau chuối thái rối và một nồi cháo cám. Mỗi người được hai bát cháo lõng bõng. Thế mà bà cụ Tứ rất vui. Trong bữa bà nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này. Bà gọi nồi cháo cám “đắng chát” là “chè khoán”, rồi rít khen “ngon đáo để”, ít nhiều tự hào, an ủi động viên con trai và nàng dâu: “Cám đấy mày ạ! ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy!”
Mượn ngoại cảnh, sự việc để phô diễn tâm trạng nhân vật cũng là một thành công của Kim Lân khi khắc họa tâm trạng bà cụ Tứ khi cuộc đời mới đang hé mở. Cảnh tượng mới mẻ, đổi thay trong nhà ngoài sân: “hai cái ảng đầy nước, đống rác mùn tung hoành ngay lối đi đã được hốt sạch. Mẩy chiếc áo quần rách bươm như tổ đĩa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã được đem ra phơi…“ Nhà cửa, sân ngõ được quét dọn sạch sẽ, quang quẻ. Bà cụ Tứ cùng con dâu “lúi húi” giẫy cỏ… Cuộc đời của bà, của con bà, gia đình bà bắt đầu đổi thay. Tiếng hờ khóc tỉ tê của những nhà có người thân mới chết đói. Nước mắt bà cụ Tứ lại chảy ra, nhưng bà “không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc”. Trên cái nền đen tối ấy là hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người đi phá kho thóc của Nhật… Trong lo âu có niềm vui phấp phỏng, thoáng hiện mơ hồ. Nạn đói chưa thể vượt qua, nhưng người mẹ già phúc hậu, từng trải là chỗ dựa cho hai vợ chồng Tràng đi tới… để khẳng định niềm tin: “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời..”.
Hạnh phúc cầm tay. Con trai đã có vợ. Bà cụ Tứ lo chết đói nhưng lòng vẫn vui và hi vọng. Có một chi tiết đầy ý nghĩa. Có lẽ lần đầu tiên trong nhà người mẹ nghèo khổ đã có hai hào dầu thắp đèn, bóng tối đang bị xua tan dần. Đó là ánh sáng của hạnh phúc, ánh sáng của hi vọng. Trong bài thơ “Ba mươi năm đời ta có Đảng’”, Tố Hữu viết:
“Đời ta gương vỡ lại lành
Cây khô cây lại đâm cành nở hoa”
Cuộc đời của mẹ con Tràng nhất định sẽ “đâm cành nở hoa”. Có biết trận đói năm Ất Dậu 1945, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói mới thấy hết lòng mẹ được miêu tả, mới cảm nhận được giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt này.
Phân tích hình tượng bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt – mẫu 3
Vợ nhặt là tác phẩm hoàn hảo của Kim Lân viết về cuộc sống ngột ngạt của dân chúng ta trong nạn đói năm 1945. Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết “xóm ngụ cư” được viết ngay sau cách mạng tháng tám nhưng dang dở. Sau lúc hòa bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. với tác phẩm vợ nhặt, Kim Lân đã rất thành công trong việc đi sâu phân tách diễn biến tâm lí nhân vật, tiêu biểu là nhân vật bà cụ Tứ.
Nhân vật bà cụ Tứ được giới thiệu là 1 người mẹ nghèo khổ, sống cộng 1 đứa con trai chịu rộng rãi thiệt thòi, cảnh ngộ của mẹ con bà thật đáng thương nhất là trong cảnh đói năm 1945. mẫu đói đã kéo tới xóm ngụ cư và vào đến tận trong nhà bà. loại nạn đói được tác giả bộc lộ, trên trời từng đàn quạ đen rỉa xác người chết đói bay lên, gào lên từng hồi khẩn thiết. Dưới đất bên các gốc đa gốc gạo xù xì, bóng các người đói chuyển động dật dờ như những bóng ma. ko khí vẩn lên mùi ẩm mốc của rác rưởi và mùi gây của xác người, đa số tạo nên 1 bầu ko khí ảm đạm tóc tang và thê lương. loại đói, loại chết len lách vào ngõ ngách, gõ cửa từng nhà, đụng chạm tới từng người, cõi âm hòa mang cõi dương, cuộc sống mấp mét bên bờ vực của chiếc chết. Giữa bối cảnh tối xầm lại vì đói khát đó thì 1 việc hệ trọng nhất của 1 đời người lại diễn ra 1 cách thức chóng vánh vội vàng, ấy là việc anh cu Tràng có vợ.
Con trai bà, anh cu Tràng được biết tới là 1 người xấu xí, đói nghèo, lại là dân cư ngụ, sống trong tình cảnh đó chưa bao giờ anh nghĩ là mình sẽ lấy vợ và lấy được vợ. Nhưng, cũng trong nạn đói tàn khốc đấy câu hò của anh như xua tan mệt mỏi, có cảm giác vui vui. có chỉ vài ba câu đề cập tầm phơ mà Thị sẵn sàng theo ko anh về làm vợ. Tình huống nhặt vợ của anh cu Tràng làm cho cả xóm cư ngụ ngỡ ngàng, còn bà cụ Tứ thì khôn cùng sửng sốt. Bà cụ kinh ngạc vì con mình nghèo, xấu xí, dân ngụ cư lại đang thời buổi đói khát, nuôi thân chẳng xong.
Tràng còn dám lấy vợ, rước thêm mồm ăn. khi bà cụ đi làm cho về muộn, thấy người đàn bà ngồi ở đầu giường con mình rất ngạc nhiên, càng sửng sốt hơn khi được người đàn bà chào bằng u và được Tràng giới thiệu: “ “Kìa nhà tôi nó chào u”..”Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ”. Bà sửng sốt đến mức ko còn tin được vào mắt và tai mình : “Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự nhiên bà lão thấy mắt mình nhoèn thì phải. Bà lão nhìn kĩ người nữ giới lẫn nữa, vẫn chưa nhìn thấy người nào. Bà lão quay sang nhìn còn tỏ ý ko hiểu”. lúc đã hiểu ra, bà lại xót thương cho số kiếp của con trai mình, bà liên tưởng đến người chồng quá cố, tới đứa con gái đã tắt hơi, lòng bà nặng trĩu tủi buồn, xót xa.
Bà cụ Tứ mừng cho con trong khoảng nay im bề gia thất, tủi thân làm cho mẹ không lo nổi vợ cho con. Giờ đây giữa khi người chết đói “như ngả rạ” lại mang người theo con trai bà về làm cho vợ. cái tủi, mẫu buồn của người mẹ bị dồn vào cảnh nghèo quẫn bách. Biết lấy gì để cúng tiên sư, đế trình làng khi con đã với vợ. Bà cụ Tứ khóc vì mừng con với vợ, khóc vì thương con dâu ko biết khiến sao vượt qua nổi cạnh tranh này. Bà cụ xót xa thương con dâu, thương con trai, tủi phận mình: “bà cụ nghẹn lời không nhắc được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng rã ròng”. bao nhiêu lo âu bộn bề trong lòng.
Trong mẫu mừng, loại tủi, chiếc lo, người đọc vẫn thấy được niềm vui của cụ. một niềm vui khổ thân không sao chứa cánh lên được, cứ bị mẫu buồn, cái lo níu kéo xuống. Nhưng bà cụ Tứ cố vui và gắng làm con, cho dâu vui. Bà cố nhắc toàn chuyện vui, nào là chuyện vợ chồng dạy dỗ nhau khiến ăn, chuyện mai sau, chuyện con dòng, nhà cửa. Bà tin vào học thuyết nhân sinh “người nào giàu ba họ, ai khó ba đời”, các lời kể của bà giữa hiện thực đói khát thê thảm ấy là bí quyết để lấn áp bóng đêm bao trùm.
Qua việc khắc họa hình ảnh nhân vật bà cụ Tứ, nhà văn thật tinh tế nhận ra được nét tâm lí thân thuộc của người cao tuổi. Trong bế tắc, trong tuyến đường cùng họ thường kể đến tương lai, tới các điều rẻ đẹp, do đó khi ánh đèn trong nhà bà được thắp lên thì bà cụ Tứ đã lau nước mắt, bà tin vào một cuộc sống rẻ đẹp hơn lâu dài sẽ đên với con trai bà, gia đình bà và cả xóm cư ngụ.
Nhân vật bà cụ Tứ đã đem đến 1 luồng gió mới cho tác phẩm, khi nhắc tới bà người đọc sẽ không thể quên 1 người mẹ ân cần, chu đáo, luôn hình dung các điều rẻ đẹp cho con mình, một người luôn hướng tới 1 cuộc sống hạnh phúc, rẻ đẹp hơn sẽ đến ở 1 mai sau ko xa.
✅ Văn mẫu lớp 12 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐
Từ khóa » Nhân Vật Bà Cụ Tứ Là Người Như Thế Nào
-
Top 11 Bài Phân Tích Nhân Vật Bà Cụ Tứ Hay Nhất
-
Phân Tích Hình Tượng Nhân Vật Bà Cụ Tứ Trong Vợ Nhặt
-
Phân Tích Hình Tượng Nhân Vật Bà Cụ Tứ Trong Truyện Ngắn Vợ Nhặt
-
Phân Tích Nhân Vật Bà Cụ Tứ đạt điểm Cao (8 Mẫu) - Văn 12
-
Phân Tích Nhân Vật Bà Cụ Tứ Trong Tác Phẩm Vợ Nhặt Của Kim Lân
-
Phân Tích Nhân Vật Bà Cụ Tứ Trong Truyện Ngắn Vợ Nhặt
-
Lớp Văn Thầy Nhật - Nhân Vật Bà Cụ Tứ. - Facebook
-
Top 8 Bài Phân Tích Nhân Vật Bà Cụ Tứ Hay Nhất - Sen Tây Hồ
-
Phân Tích Nhân Vật Bà Cụ Tứ Trong Tác Phẩm Vợ Nhặt Ngắn Gọn
-
Phân Tích Nhân Vật Bà Cụ Tứ Trong Tác Phẩm Vợ Nhặt Lớp 12
-
Bà Cụ Tứ Là Một Người Mẹ Nông Dân Nghèo Khổ Nhưng Giàu Niềm Tin ...
-
Bà Cụ Tứ Là Nhân Vật Như Thế Nào ? Câu Hỏi 571115
-
Top 10 Bài Văn Phân Tích Nhân Vật Bà Cụ Tứ Trong Tác Phẩm "Vợ Nhặt ...
-
Phân Tích Nhân Vật Bà Cụ Tứ Trong Truyện Ngắn Vợ Nhặt - Kim Lân