Phân Tích Nhân Vật Bà Cụ Tứ Trong Truyện Ngắn Vợ Nhặt - Kim Lân
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ
»Lớp 12 »
Môn Văn »
Văn Mẫu Lớp 12 »
Vợ nhặt - Kim Lân
Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt - Kim Lân Đề bài: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn "Vợ nhặt" - Kim LânBài LàmKhông phải là nhân vật chính, lại xuất hiện ở phần cuối của tác phẩm nhưng bà cụ Tứ - mẹ của anh cu Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân đã góp phần làm cho tác phẩm sâu sắc hơnLời giải
Đề bài: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn "Vợ nhặt" - Kim Lân
Bài Làm
Không phải là nhân vật chính, lại xuất hiện ở phần cuối của tác phẩm nhưng bà cụ Tứ - mẹ của anh cu Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân đã góp phần làm cho tác phẩm sâu sắc hơn. Với tình huống anh cu Tràng “nhặt” được vợ trong những ngày đói deo dắt, Kim Lân muốn khắc hoạ số phận bi đát của người nông dân trước cách mạng tháng Tám, thể hiện sự cảm thông, sẻ chia trước khát khao hạnh phúc của những số phận khốn cùng ấy. Sau tình huống nhặt được vợ, anh cu Tràng, chị vợ và người mẹ đường như trở thành người khác. Và bà cụ Tứ người mẹ nghèo đã bộc lộ tấm lòng sâu sắc của một người mẹ suốt đời những buồn đau, lo lắng đã đè nặng lên cuộc đời bà. Bởi thế nhân vật phụ này đã tạo lên một phần không nhỏ giá trị nhân văn của tác phẩm.
Chân thật trong hình ảnh và chân thật trong từng chi tiết, Kim Lân dường như không kể mà dắt ta đến với bà cụ Tứ. Bắt đầu là cái dáng: “lọng khọng đi vào ngõ vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng”. Có biết bao nhiêu là thân thương, trìu mến. Ta gặp lại dáng hình gầy gầy, còng còng vì sương gió cuộc đời của người đàn bà quen thuộc. Từ “lọng khọng” đầy sáng tạo và giàu sức tạo hình. Cái lẩm cẩm, chậm chạp theo nổi “phấp phỏng” trước sự đón tiếp khác thường của ông “con giai”, bà bước vào trong nhà. Khi thấy một người đàn bà đứng ngay ở đầu giường con mình, bà hết sức ngạc nhiên. Hàng loạt câu hỏi đặt ra trong đầu óc già nua của bà. “Người đàn bà nào lại đứng ở đầu giường thằng con mình thế kia? Không phải cái đục mà. Ai ihế nhỉ ? Sao lại chào mình bằng u ?”. Phải, bà làm sao ngờ được giữa năm đói, nhà lại nghèo mà con bà lại dẫn không về một người vợ! Băn khoãn mãi khi hiểu ra, “bà lão cúi đầu nín lặng”, vừa “ai oán vừa sót thương cho số kiếp con mình”. Thương con để rồi tủi phận mình. “Chao ôi, người ta đựng vợ gả chồng cho con là trong lúc nhà ăn nên làm nổi, còn mình thì..”. Đọc những dòng này, ta có cảm giác như trái tim người mẹ trong cái thân hình còm cõi đang rung lên đau đớn, xót xa. Việc trọng đại trong đời con, lẽ ra “làm được dăm ba mâm cơm mới phải”, nhưng "nhà mình nghèo quá”, nên điều đó chỉ nằm trong suy nghĩ, không thực hiện được. Bà cụ thương con, tủi phận rồi lại thương dâu. “Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được …” Vừa mừng tủi, vừa lo lắng, bà lo nỗi lo rất chính đáng của con người đã trải qua cuộc đời cực nhọc, đớn đau: “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khái này không?”. Nén nỗi lo trong lòng, bà cụ động viên con tin tưởng vào tương lại “Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?...". Bà nói với con dâu bằng giọng của người từng trải - vừa lo lắng, vừa thương xót; “...Năm nay thì đói to đây. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá...” “ bà nghẹn lời không nói được nữa...”. Nhưng ta hiểu, người con dâu bà lúc này rất hiểu bà, thấy thân thiết gắn bó với bà, thực sự coi bà là mẹ. Và nghĩa là “ đám cưới ” đã xong. Chẳng lễ nghi, không đưa đón, tấm lòng chân thật, nhân hậu của người mẹ nghèo đã thay thế tất cả. Đến đây ta cứ liên tưởng tới mẹ chồng. Dần trong “một đám cưới”(Nam Cao). Người mẹ ấy “mở tài ăn nói”, nói rất nhiều, rất “ngọt ngào” để khoả lấp sự “không có nhiều liền”, làm “mát lòng mát ruột” cha Dần. Chao ôi, những người mẹ nông dân nghèo trước cách mạng là thế ư? Tình yêu thương con, ý thức trách nhiệm của người làm mẹ khiến họ cưới vợ cho con bằng tất cả những khả năng mình có thể, dẫu chỉ là lời nói...Nhưng nếu mẹ chồng Dần nói rất nhiều thì thì bà cụ Tứ lúc này chỉ nói rất ít. Bà khóc “Nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”. Những giọt nước mắt ấy đã nói lên tất cả tấm lòng chân thật của bà. Bà dành lời cho bữa cơm mừng con dâu ngày hôm sau - “toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này”, bà say sưa với các con những dự định cho tương lai...
Từ sự ngỡ ngàng đến thoáng im lặng, “hiểu ra biết bao cơ sự”, từ giọt nước mắt tủi phận nghèo, thương con dâu đến nổi lo lắng “không biết chúng có nuôi nhau sống nổi qua ihì đói không” đến niềm vui mừng, niềm tin vào tương lai..., tất cả đan xen, hiển hiện dưới ngòi bút Kim Lân. Tác giả đã đi sâu phân tích diễn biến tâm lí tinh tế của bà cụ Tứ, thể hiện một cách tài tình trong từng suy nghĩ, từng hành động, lời nói. Lỗi lo xa cho tương lai, lối nhìn người mà ngẫm đến mình, tủi phận mình hay duy tâm của người già: "...chẳng may ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết làm thế nào mà lo cho hết được? ”tưởng đọc lên ta không thể không chắc chắn đó là lời của bà cụ Tứ. Quả là không thể lẫn đi đâu được cách nói, cách nghĩ vừa lẫn thẩn, vừa hồn hậu của người mẹ già nông thôn. Tác giả vừa hoá thân vào nhân vật để phân tích diễn biến tâm lý vừa khách quan ghi lại. Đặt nhân vật trong hoàn cảnh không gian, thời gian nhất định, Kim Lân đã diễn tả sâu sắc tâm trạng nhân vật. Bà cụ Tứ ngửi “mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết thoảng vào khét lẹt” mà “nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út”, đến “cuộc đời cuộc đời cực khổ đằng dặc của mình” để rồi phấp phỏng lo lắng cho tương lai của con: “liệu chúng nó có hơn bố mẹ chúng nó trước kia không?”. Nghệ thuật “biện chứng pháp tâm hồn” đã thể hiện nhuần nhị trong từng biến thái tinh tế, phong phú của tâm lý người mẹ nghèo. Tác giả phải có sự thấu hiểu, trân trọng đặc biệt, phải có vốn sống phong phú đến mức độ nào mới có thể diễn tả một cách chân thực, tài tình đến vậy. Vợ nhặt không còn là những trang văn, đó là những trang đời - những trang đời thâm đẫm những giọt nước mắt tủi cực, xót xa, phấp phỏng nổi lo cho tương lai và rạng rỡ trong trái tim người mẹ nghèo. Chân thực mà cũng thật cảm động, hình ảnh bà cụ Tứ không chỉ giúp ta chứng kiến diễn biến tinh tế của tâm tư mà con rung cảm sâu sắc trước tâm, trước tấm chân tình tha thiết của người mẹ.
Đọc truyện, có lẽ không ai quên được cách giấu giếm đầy ngượng ngập, vụng về về những dòng nước mắt xót thương con của bà lão: “Có đèn đấy à? ừ thắp lên tí cho sáng sủa...Dầu bây giờ đắt gớm lên mày ạ...”. Bà đã cố nén sự xúc động của mình, đã cố nuốt những giọt nước mắt chát đắng xót xa vào trái tim vốn đã chát đắng xót xa vào trong trái tim vốn đã chát đắng của một đời tủi cực. Và khi ấy, trước đôi mắt nhoà lệ của người đọc, dòng “nước mắt cứ chảy ròng ròng” sau lời bộc bạch tâm tình với con dâu của bà lão lại hiện lên rõ nét hơn bao giờ hết. Những giọt nước mắt trong suốt từ đôi mắt đục mờ. Những giọt nước mắt lấp lánh lòng vị tha cao quý của người mẹ. Những giọt nước mắt mặn mòi là muối của đất, là muối của trái tim yêu thương dạt dào như biển cả... Những giọt nước mắt lặn vào trong ấy đã hoá niềm vui chân thành trong xúc động “xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa”, trong tíu tít những dự định nào ngăn buồng cho đôi trẻ, nào mua đôi gà... Để ý ta sẽ thấy chính bà lão “gần đất xa trời” này lại là người nói đến tương lai nhiều hơn tất cả. Không đơn thuần chỉ là tâm lí lạc quan khỏe khoắn của người lao động, đó là cả niềm ao ước thiết tha về một ngày mai sáng sủa hơn cho con của người mẹ nghèo. Có thể bà chẳng còn sống mấy nữa. Nhưng bà sống vì con, tìm thấy ý nghĩa đời người trong sự chăm lo vun vén cho con. Và bởi vậy, những ước muốn, hy vọng đâu chỉ dành cho tuổi trẻ - nó trở nên đằm sâu, nồng thắm hơn trong tâm lòng của những người mẹ nghèo như bà cụ Tứ. Ai dám bảo bà mẹ lẩm cẩm, dớ dẩn? Ai dám cười những ước mong, dự định của bà? Cái gốc lạc quan, yêu thương không những không tàn héo đi mà ngược lại càng xanh tươi hơn trong mưa nắng cuộc đời. Tâm tính ấy làm ta xúc động, thấm thía bao điều... Tâm tính ấy khiến bữa cháo thành bữa tiệc, khiến nồi cháo “chát xít, nghẹn bứ trong miệng mà ngon ngọt trong lòng”. Người đọc cười ra nước mắt trước sự hào hứng, vui vẻ khi bà lão “lễ mễ” bưng nồi cháo cám “nghi ngút khói” lên nhà, đon đả tươi cười múc cho con mà bảo: “Cám đây mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem”. Phải, cái nồi cháo cám hèn hạ đành rồi, nhưng tấm lòng người mẹ quê ngẫm lại không đáng thương, đáng quý hay sao? Dường như bà cố gắng xua đi cái không khí ảm đạm, cố gắng vượt lên hoàn cảnh bằng sự tươi tỉnh động viên con. Bên trong cái vẻ tươi tỉnh ấy, ta biết lòng người mẹ đang thổn thức. Lòng người đọc cũng dâng lên bao xót xa... Tội nghiệp thay niềm vui của bà lão - cái niềm vui không cất cánh lên được. Bởi, vẫn còn đó bát cháo cám, vẫn còn đó tiếng trống thúc thuế dồn dập khiến niềm vui không thể trọn vẹn... “Bà không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc” còn người đọc thì nhìn thấy rõ những giọt nước mắt trong lòng bà, thấy rõ những giọt nước mắt của Kim Lân khi viết những dòng này. Bằng tất cả sự nâng niu, trân trọng, Kim Lân đã để trái tim đập cùng một nhịp với trái lim người mẹ nông dân nghèo...
Qua "Vợ nhặt", Kim Lân đã xây dựng thành công hình ảnh người mẹ nghèo trong trận đói khủng khiếp 1945. Người mẹ nghèo tiền bạc nhưng giàu lòng yêu thương và hết mình vì con - người mẹ Việt Nam truyền thống. Đằng sau bà cụ Tứ, ta thấy thấp thoáng những Lão Hạc, chị Dậu, mẹ Dần... những người sống tận lòng cho những người thân yêu của họ.
Bài Tập và lời giải
Câu hỏi 1 trang 149 SGK Đại số 10Hãy chứng minh công thức sin(a + b) = sina cosb + cosa sinb.
Xem lời giải
Câu hỏi 2 trang 152 SGK Đại số 10Từ các công thức cộng, hãy suy ra các công thức trên.
Xem lời giải
Câu hỏi 3 trang 152 SGK Đại số 10Bằng cách đặt u = a – b, v = a + b, hãy biến đổi cosu + cosv, sinu + sinv thành tích.
Xem lời giải
Bài 1 trang 153 SGK Đại số 10Tính
a) \(\cos {225^0},\, \sin {240^0}, \, \cot( - {15^0}), \, \tan{75^0}\);
b) \(\sin \frac{7\pi}{12},\) \(\cos \left ( -\frac{\pi}{12} \right ),\) \(\tan\left ( \frac{13\pi}{12} \right )\)
Xem lời giải
Bài 2 trang 154 SGK Đại số 10Tính
a) \(\cos(α + \frac{\pi}{3}),\) biết \(\sinα = \frac{1}{\sqrt{3}}\) và \(0 < α < \frac{\pi }{2}.\)
b) \(\tan(α - \frac{\pi }{4}),\) biết \(\cosα = -\frac{1}{3}\) và \( \frac{\pi }{2} < α < π.\)
c) \(\cos(a + b), \, \, \sin(a - b)\) biết \(\sin a = \frac{4}{5}\) \(0^0< a < 90^0,\) và \(\sin b = \frac{2}{3},\) \(90^0< b < 180^0.\)
Xem lời giải
Bài 3 trang 154 SGK Đại số 10Rút gọn các biểu thức
a) \(\sin(a + b) + \sin(\frac{\pi}{2}- a)\sin(-b)\).
b) \(cos(\frac{\pi }{4} + a)\cos( \frac{\pi}{4} - a) + \frac{1 }{2} \sin^2a\)
c) \(\cos( \frac{\pi}{2} - a)\sin( \frac{\pi}{2} - b) - \sin(a - b)\)
Xem lời giải
Bài 4 trang 154 SGK Đại số 10Chứng minh các đẳng thức
a) \( \frac{cos(a-b)}{cos(a+b)}=\frac{\cot a \cot b+1}{\cot a \cot b-1}\)
b) \(\sin(a + b)\sin(a - b) = \sin^2a – \sin^2b \)\(= \cos^2b – \cos^2a\)
c) \(\cos(a + b)\cos(a - b) = \cos^2a - \sin^2b\)\( = \cos^2b – \sin^2a\)
Xem lời giải
Bài 5 trang 154 SGK Đại số 10Tính \(\sin2a, \cos2a, \tan2a\), biết
a) \(\sin a = -0,6\) và \(π < a < {{3\pi } \over 2}\)
b) \(\cos a = - {5 \over {13}}\) và \({\pi \over 2} < a < π\)
c) \( \sin a + \cos a = {1 \over 2}\) và \({{3\pi } \over 4} < a < π.\)
Xem lời giải
Bài 6 trang 154 SGK Đại số 10Cho \(\sin 2a = - {5 \over 9}\) và \({\pi \over 2} < a < π\).
Tính \(\sin a\) và \(\cos a.\)
Xem lời giải
Bài 7 trang 155 SGK Đại số 10Biến đổi thành tích các biểu thức sau
a) \(1 - \sin x\); b) \(1 + \sin x\);
c) \(1 + 2\cos x\); d) \(1 - 2\sin x\)
Xem lời giải
Bài 8 trang 155 SGK Đại số 10Rút gọn biểu thức \(A = {{{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} + \sin 3{\rm{x}} + \sin 5{\rm{x}}} \over {{\mathop{\rm cosx}\nolimits} + \cos 3x + \cos5x}}\).
Xem lời giải
Quote Of The Day
“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”
Câu hỏi liên quan- Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân
- Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ Nhặt
- Phân tích nhân vật Thị trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân
- Ý nghĩa chi tiết bát cháo cám trong Vợ nhặt
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn “Vợ Nhặt”
- Tóm tắt truyện ngắn Vợ nhặt - Kim Lân
- Phân tích nhân vật người vợ nhặt, từ đó làm nổi bật lên số phận của người nông dân Việt trước Cách mạng
- Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt
- Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt - Kim Lân
- Phân tích các nhân vật trong truyện ngắn Vợ nhặt để làm sáng tỏ tâm sự của Kim Lân: “Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống”
- Ý nghĩa tình huống truyện trong Vợ nhặt - Kim Lân
- Cảm nhận của anh (chị) về ngọn lửa tình người thắp lên giữa đêm đen cuộc sống trong truyện ngắn Vợ nhặt – Kim Lân
- Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt - Kim Lân
- Ý nghĩa nhan đề và tình huống truyện trong Vợ nhặt
- Giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt
- Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt - Kim Lân
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ nhặt và người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa
- Phân tích nhân vật người vợ nhặt để làm nổi bật lên số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện “Vợ nhặt”
- Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
- Phân tích các nhân vật trong Vợ nhặt của Kim Lân
- Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân
- Phân tích tác phẩm ‘Vợ nhặt’ của Kim Lân
- Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện “Vợ nhặt”
- Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ Nhặt của Kim Lân
- Phân tích tình huống truyện độc đáo trong Vợ Nhặt - Kim Lân
- Phân tích giá trị độc đáo của tình huống mà Kim Lân đã tạo dựng trong tác phẩm Vợ nhặt
- Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân, từ đó nêu lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm
- Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
- Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
- Phân tích bối cảnh nhặt vợ trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân
- Phân tích hình ảnh gia đình có người vợ nhặt trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân
- Phân tích nghệ thuật dựng truyện trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân
- Một trong những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt là đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn. Hãy phân tích để chứng minh cho ý kiến trên
- Phân tích chi tiết bát cháo hành trong truyện "Chí Phèo" và bát cháo cám trong "Vợ nhặt"
- Phân tích nghệ thuật xây dựng hai chân dung phụ nữ điển hình trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân
- Ý nghĩa tư tưởng và nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Vợ nhặt
- Sự sống đối mặt với cái chết trong Vợ nhặt của Kim Lân
- Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ nhặt” - Kim Lân
- Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
- Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Vợ nhặt – Kim Lân
- Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
- Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
- Hãy phân tích truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để làm nổi bật giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn này
- Có ý kiến cho rằng: Một trong những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt là xây dựng một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn”. Hãy phân tích truyện ngắn Vợ nhặt để chứng minh ý kiến trên
- Phân tích tình huống nhặt vợ trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân, từ đó nhận xét về thái độ của nhà văn đối với con người và thực trạng xã hội đương thời được bộc lộ qua tình huống truyện độc đáo này
- Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
- Tây Tiến - Quang Dũng
- Việt Bắc - Tố Hữu
- Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
- Đất nước - Nguyễn Đình Thi
- Sóng - Xuân Quỳnh
- Đàn ghita của Lorca - Thanh Thảo
- Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
- Vợ nhặt - Kim Lân
- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi
- Dọn về làng - Nông Quốc Chấn
- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ
- Một người Hà Nội - Nguyễn Khải
- Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
- Thuốc - Lỗ Tấn
- Số phận con người - Sô-lô-khốp
- Ông già và biển cả - Hê-minh-uê
Từ khóa » Nhân Vật Bà Cụ Tứ Là Người Như Thế Nào
-
Top 11 Bài Phân Tích Nhân Vật Bà Cụ Tứ Hay Nhất
-
Phân Tích Hình Tượng Nhân Vật Bà Cụ Tứ Trong Vợ Nhặt
-
Phân Tích Hình Tượng Nhân Vật Bà Cụ Tứ Trong Truyện Ngắn Vợ Nhặt
-
Phân Tích Nhân Vật Bà Cụ Tứ đạt điểm Cao (8 Mẫu) - Văn 12
-
Phân Tích Nhân Vật Bà Cụ Tứ Trong Tác Phẩm Vợ Nhặt Của Kim Lân
-
Phân Tích Nhân Vật Bà Cụ Tứ Trong Truyện Ngắn Vợ Nhặt
-
Lớp Văn Thầy Nhật - Nhân Vật Bà Cụ Tứ. - Facebook
-
Dàn ý Phân Tích Hình Tượng Bà Cụ Tứ Trong Tác Phẩm Vợ Nhặt (3 Mẫu ...
-
Top 8 Bài Phân Tích Nhân Vật Bà Cụ Tứ Hay Nhất - Sen Tây Hồ
-
Phân Tích Nhân Vật Bà Cụ Tứ Trong Tác Phẩm Vợ Nhặt Ngắn Gọn
-
Phân Tích Nhân Vật Bà Cụ Tứ Trong Tác Phẩm Vợ Nhặt Lớp 12
-
Bà Cụ Tứ Là Một Người Mẹ Nông Dân Nghèo Khổ Nhưng Giàu Niềm Tin ...
-
Bà Cụ Tứ Là Nhân Vật Như Thế Nào ? Câu Hỏi 571115
-
Top 10 Bài Văn Phân Tích Nhân Vật Bà Cụ Tứ Trong Tác Phẩm "Vợ Nhặt ...