Đắng Cây, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Đắng Cây

Ðắng cay

Tổng hợp kiến thức về vị thuốc Ðắng cay 1. Các tên gọi của Ðắng cay 2. Ðắng cay (hình ảnh, thu hái, chế biến, bộ phận dùng làm thuốc ...) 3. Thành phần hoá học, tác dụng dược lý 4. Tác dụng của Ðắng cay (Công dụng, Tính vị và liều dùng) 5. Vị thuốc Ðắng cay chữa bệnh gì? - Bài thuốc 6.Nơi mua bán vị thuốc Ðắng cay

Tên khác

Tên thường gọi: Ðắng cay còn gọi Sẻn gai

Tên khoa học: Zanthoxylum planispinum Sieb, et Zuce, (Z. alatum, Roxb, var. planispinum Rehd, et Wils.)

Họ khoa học: Thuộc họ Cam - Rutaceae.

Cây Đắng cay

(Mô tả, hình ảnh Đắng cây, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)

Mô tả:

Hình ảnh Đắng câyCây nhỡ cao tới 4m, phân nhánh nhiều, có cành dài và thõng xuống, hoàn toàn nhẵn. Cành có gai dẹp, thẳng hay gần thẳng. Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 3-5 lá chét không cuống, phần giữa của cuống chung có cánh, những lá chót trên lớn hơn, các lá bên không cân ở gốc; tuyến nhỏ, màu đen ở dưới, không trong suốt, với ít tuyến lớn trong. Cụm hoa chùm thưa ở nách lá, hoa màu trắng lục. Quả nang, có một hạch, mở, to 5mm, màu đỏ nâu, có những tuyến thơm, lồi lõm những u; vỏ quả ngoài dễ tách khỏi vỏ quả trong. Hạt đơn độc, hình cầu màu đen nhánh.

Hoa tháng 5-6, quả tháng 8-9.

Bộ phận dùng:

Quả - Fructus Zanthoxyli Planispini; thường gọi là Trúc diệp tiêu

Nơi sống và thu hái:

Loài phân bố ở Himalaya, trung và nam Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin. Ở nước ta, cây mọc ở vùng cao của Lào Cai, Cao Bằng. Cũng được trồng bằng hạt vào mùa xuân. Thu hái quả vào mùa thu, phơi khô.

Thành phần hoá học:

Quả chứa 1,5%, tinh dầu. Vỏ chứa 1 chất đắng kết tinh tương tự Berberin, một chất dầu bay hơi và nhựa; còn có dictamnine. Lá chứa tinh dầu, các chất carbonyl như Men-nonyl ketone. Chưng cất phân đoạn ceton tự do có linalyl-acetat, sesquiterpen hydrocarbon và tricosane.

Vị thuốc Đắng cây

(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)

Tính vị

Quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm

Tác dụng

Tác dụng tán hàn, giảm đau, trừ giun. Cành và gai có tác dụng làm thông hơi, giúp tiêu hoá.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Quả và hạt dùng làm thuốc trị sốt, chữa đau bụng nôn mửa, rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy, phong thấp đau nhức, mẩn ngứa, ho ra đờm lỏng.

Dùng quả và hạt ngâm rượu uống, hoặc dùng liều 4-8g sắc uống.

Quả còn dùng nhai ngậm chữa Đau răng.

Ứng dụng chữa bệnh của vị thuốc Đắng cây

Chữa đau bụng lạnh dạ, thổ tả:

Hạt Ðắng cay 8g, sao, tán nhỏ, uống với nước nóng.

Ðau bụng giun:

Hạt Ðắng cay 8g, Ô mai 12g, sắc uống.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Từ khóa » Tác Dụng Của Lá đăng Cay