Đảng Cộng Sản Việt Nam Lãnh đạo Công Cuộc đổi Mới Kinh Tế đất ...
Có thể bạn quan tâm
Vào đầu những năm 1980, cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới bắt đầu bộc lộ sự lạc hậu. Trong xây dựng kinh tế, các quốc gia này chỉ duy trì quan hệ khép kín trong Hội đồng Tương trợ kinh tế (Khối SEV). Điều này đi ngược xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa về kinh tế đang phát triển mạnh mẽ. Quan hệ giữa các Đảng Cộng sản và các nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng mắc nhiều sai lầm. Một khuôn mẫu Xô Viết đã áp đặt cho hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa mà bỏ qua sự khác nhau về lịch sử, xã hội, địa lý, văn hóa cũng như điểm xuất phát và những điều kiện riêng của từng nước.
Những nhận thức chưa đầy đủ về chủ nghĩa xã hội, những sai lầm trong thực tiễn chậm được phát hiện, những hậu quả chưa khắc phục kịp thời, cùng với sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” đã đẩy các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, đặc biệt là Liên Xô và các nước Đông Âu rơi vào sự khủng hoảng toàn diện. Lòng tin của người dân vào Đảng Cộng sản ở các nước, vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội giảm sút nghiêm trọng. Thực tiễn đó, đặt ra yêu cầu các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, trong đó, có Việt Nam phải tiến hành cải cách, đổi mới đất nước toàn diện.
Sự sụp đổ CNXH của các nước Đông Âu (Nguồn-nghiencuulichsu.com)Nhận thức rõ tính cấp bách phải khắc phục được những khó khăn, hạn chế và sai lầm nảy sinh từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều Đảng Cộng sản cầm quyền đã chủ động tiến hành công cuộc cải cách, đổi mới đất nước như Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1978, Đảng Cộng sản Cuba, Đảng Lao động Triều Tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam từ nửa cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Thực tiễn cho thấy Trung Quốc, Việt Nam, Cuba từng bước vượt qua khủng hoảng, đạt được nhiều thành tựu đáng kể về chính trị, xã hội, kinh tế sau thời gian cải cách, đổi mới đất nước. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân nên kết quả ở mỗi nước xã hội chủ nghĩa không hoàn toàn giống nhau, thậm chí trái ngược nhau. Một số Đảng Cộng sản không tìm ra lối đi thích hợp, dao động hoặc xa rời những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng chủ nghĩa xã hội, mất cảnh giác trước thủ đoạn chống phá của chủ nghĩa đế quốc nên công cuộc cải tổ, đổi mới đất nước lâm vào bế tắc và thất bại. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ 20 là minh chứng sinh động cho nhận định này.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc đổi mới kinh tế đất nước
Thực tiễn cho thấy để tiếp tục giữ vững chế độ, ổn định đời sống của người dân, Đảng và Nhà nước Việt Nam phải tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện. Trong đó, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đòi hỏi bức thiết của đất nước và thời đại. Quá trình này đầy khó khăn, phức tạp, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân không ngừng tìm tòi, sáng tạo có tính cách mạng.
Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam 1986 (Nguồn-daihoi13.dangcongsan.vn)Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa IV (tháng 9/1979) được đánh giá là mốc khởi đầu của công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta. Tại Hội nghị này, lần đầu tiên Đảng đưa ra quan điểm phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Từ những quan điểm, chủ trương cơ bản này, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, thể chế mới nhằm khuyến khích phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá như Chỉ thị 357 của Chính phủ cho phép nông dân được nuôi và mua bán trâu bò; Chỉ thị số 100 của Ban Bí thư về “cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp”…
Hội nghị Trung ương 6 khóa V (7/1984) đã nhận định nền kinh tế nước ta hiện nay đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý năng động, có khả năng bãi bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bảo thủ trì trệ và bao cấp tràn lan, thực hiện đúng đắn tập trung dân chủ. Tiếp đến tại Hội nghị Trung ương 7 khóa V (12/1984), Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục khẳng định, điều quan trọng nhất hiện nay là phải kiên quyết nhanh chóng bãi bỏ chế độ tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển toàn bộ nền kinh tế sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Hội nghị Trung ương 8 khóa V (6/1985) có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc cải cách kinh tế đất nước. Hội nghị tập trung bàn và quyết định việc cải cách một bước giácả, tiền lương, tài chính và tiền tệ để bãi bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Trung ương 8 đã đáp ứng nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp đổi mới kinh tế đất nước. Những chuyển biến mới, tích cực của đất nước trong quá trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 đã khẳng định sự đúng đắn của chủ trương dứt khoát cải cách toàn diện, sâu sắc nền kinh tế đất nước của Đảng.
Đến cuối năm 1985, đầu năm 1986, do ảnh hưởng từ những biến động chính trị của thế giới, đặc biệt sự khủng hoảng trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, tình hình Việt Nam hết sức nguy cấp. Trước hoàn cảnh đó, trong Nghị quyết số 31/NQ/TW ban hành ngày 24/2/1986, Bộ Chính trị nhấn mạnh cần có những biện pháp xử lý kiên quyết, đúng đắn, nhanh chóng xoay chuyển tình thế, đưa hoạt động kinh tế - xã hội đất nước theo đúng hướng mà các Nghị quyết 6, 7, 8 Ban Chấp hành Trung ương đã đề ra. Tiếp đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng đánh dấu bước ngoặt có tính lịch sử về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam. Đại hội khẳng định quan điểm đổi mới quản lý kinh tế như sau: (i) Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trên cơ sở đổi mới cơ cấu kinh tế, chấp nhận kinh tế nhiều thành phần và chuyển sang nền sản xuất hàng hóa. (ii) Kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế quản lý có kế hoạch theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. (iii) Cả nước là một thị trường thống nhất, có nhiều thành phần kinh tế tham gia; Nhà nước bỏ quyền định giá, giữ giá, thay vào đó điều tiết giá bằng các biện pháp, công cụ kinh tế.
Sau năm 1986, quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng ta tiếp tục diễn ra từng bước theo hướng vừa làm vừa thử nghiệm, sửa đổi, bổ sung, cải tiến trên cơ sở đúc rút những kinh nghiệm của thực tiễn. Đảng ta từng bước xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế cũ, dần hình thành cơ chế mới - cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những thành công to lớn trong công cuộc đổi mới kinh tế đất nước sau gần 40 năm đã chứng minh định hướng, chủ trương và phương thức đổi mới của Đảng là đúng đắn. Mặt khác, những thành công đó đã cho thấy khả năng lãnh đạo đất nước xoay chuyển tình thế, kịp thời thích nghi với bối cảnh chính trị - kinh tế mới của quốc tế nhưng vẫn giữ được những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Từ khóa » đảng Cộng Sản Việt Nam Trong Thời Kỳ đổi Mới
-
Đảng Cộng Sản Việt Nam Với Công Cuộc đổi Mới Và Hội Nhập Quốc Tế
-
Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Các Kỳ Đại Hội
-
Những Thành Tựu To Lớn Và Kinh Nghiệm Lịch Sử Của Đảng Cộng Sản ...
-
Đảng Cộng Sản Việt Nam Khẳng định Vai Trò Trong Thời Kỳ Lịch Sử Mới
-
Vai Trò Lãnh đạo Của Đảng Trong Sự Nghiệp đổi Mới
-
Sự Lãnh đạo đúng đắn Của Đảng Là Nhân Tố Quyết định Thắng Lợi Của ...
-
Đảng Cộng Sản Việt Nam - 90 Năm đổi Mới Và Sáng Tạo
-
Quan điểm, đường Lối Chiến Lược Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Khi ...
-
Quan điểm Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Về Công Tác Phụ Nữ Và ...
-
Đổi Mới – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quá Trình Phát Triển Nhận Thức Của đảng Cộng Sản Việt Nam Về độc ...
-
đưa Nghị Quyết đại Hội Xiii Của đảng Vào Cuộc Sống
-
[PDF] Nhận Thức Về Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con đường đi Lên Chủ
-
Đảng Cộng Sản Việt Nam Lãnh đạo Xây Dựng Khối đại đoàn Kết Toàn ...