Đăng Ký Tạm Trú Là Gì? Hướng Dẫn Thủ Tục đăng Ký Tạm Trú Tạm Vắng?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Đăng ký tạm trú là gì?
  • 2 2. Đối tượng phải khai báo tạm vắng:
  • 3 3. Thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng:
  • 4 4. Không khai báo, đăng ký tạm trú sẽ bị xử phạt như thế nào?

1. Đăng ký tạm trú là gì?

Để tìm hiểu rõ tạm trú và lưu trú khác nhau như thế nào, đầu tiên cần nắm rõ được khái niệm, cách hiểu về hai vấn đề này. Vậy tạm trú được hiểu như thế nào? Theo Khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú 2020 có quy định như sau:

“1. Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống. Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.”

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật cư trú 2020, Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

Bên cạnh địa chỉ thường trú, nhiều người còn có nơi đăng ký tạm trú. Theo quy định này, có thể hiểu tạm trú là việc công dân ở lại tại một địa điểm xã, phường, thị trấn ngoài nơi thường trú của mình. Có thể đây là nơi họ sinh sống, làm việc hoặc học tập trong một thời gian nhất định. Công dân phải đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công dân có quyền tự do cư trú nhưng bất kì sự thay đổi nào về việc cư trú đều phải thực hiện thủ tục đăng ký. Mỗi người chỉ được phép đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú tại một nơi. Việc thay đổi đến nơi sinh sống khác với nơi đăng ký thường trú (vì các mục đích khác nhau của cá nhân) đều phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng theo đúng quy định của pháp luật.

Thủ tục đăng ký tạm trú là việc mà công dân phải thực hiện với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được các cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú (Quy định tại Điều 28 Luật cư trú năm 2020).

Việc thực hiện thủ tục làm tạm trú tạm vắng của công dân sẽ hỗ trợ Nhà nước trong vấn đề quản lý, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Không những thế việc đăng ký tạm trú còn giúp đảm bảo quyền lợi của công dân khi thực hiện các giao dịch mua bán nhà, đầu tư bất động sản, đăng ký sở hữu xe máy, xe oto, đăng ký kinh doanh, cho con đi học, vay vốn ngân hàng, huy động vốn… trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.

Chính vì vậy, mỗi công dân cần nên ý thức rằng việc thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng không chỉ mang ý nghĩa với cơ quan Nhà nước mà còn đóng vai trò không hề nhỏ trong đời sống của công dân.

Khoản 2 Điều 30 Luật cư trú 2006 có quy định rõ thời hạn đăng ký tạm trú đối với những công dân đang sinh sống, làm việc, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn không thuộc trường hợp đăng ký thường trú tại địa phương đó thì thời hạn đăng ký tạm trú là trong vòng 30 ngày, kể từ ngày đến phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp, công dân đó đã đăng ký tạm trú nhưng lại không tiếp tục sinh sống, làm việc, học tập tại nơi đăng ký thì người đó sẽ bị xóa tên khỏi sổ đăng ký tạm trú.

2. Đối tượng phải khai báo tạm vắng:

Những người thuộc diện như sau phải đăng ký tạm vắng theo quy định của pháp luật, bao gồm:

– Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.

– Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi khai báo tạm vắng bao gồm:

– Chứng minh nhân dân thư;

– Phiếu khai báo tạm vắng;

– Sổ hộ khẩu (bản sao);

3. Thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng:

Để có thể thực hiện đăng ký tạm trú cần giấy tờ gì? Theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật cư trú 2020 để thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú thì người đến đăng ký, trình báo phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết khi đăng ký tạm trú gồm xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi công dân đã đăng ký thường trú, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó, nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu, trường hợp chỗ ở là nhà đang thuê, mượn hoặc ở nhờ thì phải được chủ cho thuê, người cho ở nhờ, cho mượn đồng ý bằng văn bản theo quy định của pháp luật.

Các bước đăng ký tạm trú tạm vắng như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Công an xã, phường, thị trấn. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận. Bước 3: Nhận kết quả: Nộp giấy biên nhận.

+ Trường hợp được giải quyết đăng ký tạm trú: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ tạm trú, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).

+ Trường hợp không giải quyết đăng ký tạm trú: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký tạm trú và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

Thời gian trả kết quả: Theo ngày hẹn trên giấy biên nhận. Thường thì hời gian để công dân được đăng ký tạm trú và cấp sổ tạm trú là không quá 03 ngày làm việc tính từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ.

Thành phần hồ sơ:

a) Xuất trình Căn cước công dân.

b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

c) Bản khai nhân khẩu (HK01).

d) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (HK02).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

Lệ phí đăng ký tạm trú:

Theo quy định tại Thông tư 75/2022/TT-BTC về lệ phí đăng ký tạm trú quy định như sau:

Đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một công dân thì lệ phí nộp hồ sơ trực tiếp là 15.000 đồng / lần đăng ký, nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công là 7.000 đồng/lần đăng ký.

Trường hợp đăng ký tạm trú theo danh sách thì lệ phí nộp hồ sơ trực tiếp là 10.000 đồng /người/ lần đăng ký, nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công là 5.000 đồng/người/lần đăng ký.

Miễn lệ phí trong các trường hợp:

– Trẻ em theo quy định tại Luật Trẻ em; người cao tuổi theo quy định tại Luật Người cao tuổi; người khuyết tật theo quy định tại Luật Người khuyết tật;

– Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

– Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật.

– Công dân từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mồ côi cả cha và mẹ. 

4. Không khai báo, đăng ký tạm trú sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tại Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về đăng ký và quản lý cư trú sẽ bị xử phạt hành chính nếu vi phạm các lỗi sau:

Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng khi không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;

Phạt tiền từ 1 triệu – 2 triệu đồng khi Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;

Phạt tiền từ 4 triệu – 6 triệu đồng khi Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;

Kết luận: Đăng ký tạm trú tạm vắng là thủ tục diễn ra phổ biến hiện nay, vì vậy việc tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan là cần thiết. Các chủ thể có liên quan nên lưu ý để làm đúng quy định pháp luật.

Từ khóa » Khai Báo Tạm Trú Cần Giấy Tờ Gì