Đắng Miệng, Khô Cổ Họng Vào Ban đêm? Nguyên Nhân Có Thể Bắt ...
Có thể bạn quan tâm
Nhiều người đang duy trì thói quen trước khi đi ngủ đặt một cốc nước trên đầu giường và nguyên nhân hình thành thói quen đó đến từ việc khát nước, cảm thấy miệng đắng khi đang ngủ mỗi đêm.
Có thể sẽ không ai quan tâm đến thói quen này hay nhầm tưởng nó như một phản xạ của cơ thể, nhưng đó là suy suy nghĩ không đúng. Nếu chúng ta đã duy trì thói quen trong thời gian dài hoặc thường xuyên cảm thấy khát nước, tỉnh dậy miệng đắng đang ngủ mỗi đêm thì có thể bạn đã mắc phải 1 trong 4 căn bệnh nguy hiểm, nhất định không được chủ quan.
Bạn có thói quen tỉnh giấc uống nước mỗi đêm. (Ảnh: Internet)
1. Vấn đề về dạ dày
Hiện nay áp lực công việc ngày càng tăng cao, nhiều người có chế độ ăn uống thất thường và gặp phải nhiều bệnh lý liên quan đến dạ dày. Việc ăn quá nhiều đồ cay sẽ vô tình kích thích tính nóng rát trong cơ thể, khiến cho quá trình tiết axit dạ dày trở nên không bình thường có khi còn gây nên rối loạn chức năng tiêu hóa.
Hạn chế ăn đồ cay để bảo vệ dạ dày tránh tình trạng khát nước, đắng miệng. (Ảnh: Narana Healthy)
Từ những nguyên nhân rối loạn chức năng dạ dày do việc tiết axit quá mức sẽ trên dẫn đến về đêm cơ thể xuất hiện tình trạng dễ bị khô miệng, đắng miệng.
Đối với những ai đang trong tình trạng này cần phải thay đổi chế độ ăn uống, có thể tham khảo chế độ ăn thêm cháo kê, cháo bí đỏ để giúp hồi phục sức khỏe. Hãy luôn nhắc nhở bản thân hạn chế ăn đồ cay nóng, chất kích thích (nước ngọt, bia rượu) và tập quen với chế độ ăn nhạt vì nó tác dụng rất tốt cho dạ dày.
2. Các vấn đề về răng miệng
Nguyên nhân tiếp theo khiến bạn cảm thấy đắng miệng vào ban đêm chính là do không chú ý vệ sinh răng miệng tốt. Khi bạn không tuân thủ đánh răng đều hai lần sáng và tối đúng giờ sẽ khiến các men diệt khuẩn trong miệng giảm đi. Nếu cứ tiếp diễn tình trạng này, số lượng vi khuẩn có hại trong miệng gia tăng, gây nên bênh viêm loét miệng, hôi miệng, miệng đắng và luôn có cảm giác khát nước vào ban đêm.
Để đối phó với tình trạng này, chúng ta phải bỏ những thói quen xấu liên liên quan đến để răng miệng, nhất định tuân thủ đánh răng vào hai buổi sáng và tối mỗi ngày kết hợp chải răng đủ thời gian và hạn chế ăn đồ ngọt về đêm.
Hãy bảo vệ răng miệng bằng cách đánh răng đủ sáng và tối mỗi ngày. (Ảnh: Diabetes UK)
3. Các vấn đề về gan
Tình trạng bứt rứt khó chịu, mất ngủ, mơ màng, khô miệng, đắng miệng vào ban đêm có thể xảy ra nếu độc tố trong cơ thể chúng ta quá nặng hay ngay khi chúng ta tức giận quá mức cũng sẽ dẫn đến các tình trạng kể trên. Và nguyên nhân dẫn đến những tình trạng này đều đến từ chức năng của gan.
Chức năng gan bị tổn thương khiến gan đào thải độc tố chậm, lâu ngày sẽ dẫn đến men gan cao, xơ gan và cuối cùng là ung thư gan. Nếu bạn thường xuyên khát nước và thấy miệng đắng mỗi đêm thì đừng bỏ qua nguyên nhân quan trọng này, chỉ cần chậm một một chút có thể nguy hại đến tính mạng.
Để giảm thiểu kích ứng từ gan, bạn có thể tham khảo phương pháp sử dụng thảo mộc kim ngân hoa để pha trà uống hằng ngày. Ngoài ra, bạn nên kết hợp ngâm chân nước ấm với một ít tinh dầu thơm vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ cũng sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể tốt hơn.
Không để gan làm việc quá sức, duy trì thói quen thải độc gan. (Ảnh: Fortis Bangalore)
4. Vấn đề về túi mật
Mật của cơ thể rất đắng, một khi túi mật bị tổn thương hay gặp vấn đề xấu sẽ ngay lập tức ảnh hưởng trực tiếp đến vị giác và khiến chúng ta cảm thấy đắng trong miệng. Đặc biệt nếu bạn đang mắc các bệnh như sỏi mật thì cảm giác đắng miệng càng rõ ràng hơn. Chính vì vậy, bạn nên đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt để được điều trị dứt điểm tình trạng này.
Chú ý túi mật vì nó có thể là nguyên nhân chính gây đắng miệng mỗi đêm. (Ảnh: Healthline)
Ngoài ra, khi cơ thể làm việc quá sức, thiếu ngủ, hút thuốc lá hay uống quá nhiều rượu bia cũng có thể gây ra tình trạng khát nước và cảm thấy miệng đắng vào ban đêm. Bạn cần chú ý giảm dần những thói quen không tốt này, ăn uống và nghỉ ngơi điều độ. Nếu cảm thấy mình vẫn còn tình trạng này trong khi đã cải thiện thói quen sinh hoạt thì bạn phải chú ý tìm xem nguyên nhân dẫn đến do đâu để đi khám và chữa trị kịp thời.
5. Một dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư
Một trong những biểu hiện của bệnh ung thư là người bệnh không chỉ mất vị giác với độ ngọt mà còn tăng dần cảm giác đắng với mọi thức ăn khác. Điều này xuất phát từ việc thay đổi thành phần trong nước bọt, trở ngại tuần hoàn ở lưỡi.
Đắng miệng không phải bệnh lý nguy cấp, nhưng bạn đừng nên chủ quan nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên và kéo dài. Hãy lưu ý đến những dấu hiệu bất thường của sức khỏe và kịp thời thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng điều trị đúng đắn.
Nguồn: Sohu
"1 mảnh, 2 đỏ, 3 hơn": Đây là 3 dấu hiệu gan có vấn đề, đừng xem thường để hối hận không kịpTừ khóa » Hiện Tượng đắng Cổ Họng
-
Đắng Họng Là Bệnh Gì? Cách Nhanh Nhất Thoát Khỏi Vị đắng Họng
-
Thức Dậy Giữa đêm Bị Khô Và đắng Miệng, Bác Sĩ Cảnh ... - Medinet
-
Bị đắng Miệng Là Bệnh Gì? Làm Sao để Hết đắng Miệng? - Hello Bacsi
-
Đắng Miệng Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? CẢNH BÁO 5 Bệnh Nguy Hiểm
-
[Đắng Miệng Là Gì?] Nguyên Nhân, điều Trị Và Lưu ý Từ Bác Sĩ
-
Ăn Vào đắng Miệng Là Bệnh Gì? | Vinmec
-
Triệu Chứng đắng Miệng - Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị - Hello Doctor
-
Đắng Miệng, Do đâu? - Tuổi Trẻ Online
-
Nguyên Nhân Nào Gây Ra Bỏng Rát Cổ Họng? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Bị đắng Miệng Là Bệnh Gì? Tại Sao Miệng đắng? - Nha Khoa Paris
-
7 Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản
-
Đắng Miệng Khi Ngủ Dậy Là Bệnh Gì? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Cách Xử Lý Chứng Khô Miệng Và Khô Cổ Họng
-
Đắng Miệng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả ...