Đang ở Nước Ngoài Muốn ủy Quyền Khai Nhận Di Sản Thừa Kế?
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi tư vấn: Chào luật sư, tôi có vấn đề về ủy quyền thừa kế muốn hỏi luật sư tư vấn như sau: Nhà ba mẹ tôi ở Việt Nam cùng 3 người con, chỉ mình tôi đang sống ở nước ngoài. Ba tôi đứng tên giấy tờ nhà. Nay ba tôi mất không lập di chúc, em tôi làm sổ hồng để mẹ tôi đứng tên nhưng trên sổ có ghi phần của ba tôi chưa khai nhận di sản.
Mẹ tôi cũng đã già yếu muốn để cho 2 người con đang ở cùng với mẹ tôi đứng tên sở hữu căn nhà này. Xin hỏi, chúng tôi phải làm thủ tục thế nào?
Trường hợp chúng tôi chưa khai nhận di sản phần của ba tôi và sau này mẹ tôi mất, nếu mẹ tôi cũng không lập di chúc thì lúc đó các người con sẽ làm thủ tục khai nhận di sản của cả ba mẹ tôi được không? Tôi có phải làm thủ tục từ chối nhận di sản và để các em ở Việt Nam làm thủ tục cùng đứng tên?
Tôi có phải làm giấy ủy quyền cho mẹ tôi hay 1 trong các em tôi khai nhận di sản phần của ba tôi, sau đó làm văn bản từ chối nhận di sản của cả ba và mẹ theo mẫu ở Việt Nam? Đại sứ quán Việt Nam có công chứng cho 2 văn bản ủy quyền và từ chối nhận di sản cho tôi không? Tôi có cần về Việt Nam làm giấy ủy quyền khai nhận di sản?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về thời điểm khai nhận di sản thừa kế
Theo quy định của pháp luật dân sự, kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết) thì những người thừa kế của người để lại di sản phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Pháp luật Việt Nam hiện hành cũng không quy định trong thời hạn bao lâu phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế, nên các bạn vẫn có thể đồng thời tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế của cả cha, mẹ các bạn cùng một lúc, sau khi mẹ bạn mất.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý về thời hiệu chia di sản thừa kế, nếu hết thời hiệu, việc chia di sản sẽ gặp nhiều khó khăn, tranh cãi và có thể không thực hiện được. Tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời hiệu thừa kế như sau:
“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”.
Thứ hai, về thủ tục khai nhận di sản thừa kế và từ chối nhận di sản thừa kế
Hiện nay, pháp luật không có quy định về việc người thừa kế phải có mặt tại thời điểm khai nhận và phân chia di sản thừa kế. Do đó, trong trường hợp không thể về Việt Nam để tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì bạn có thể lập giấy ủy quyền cho người khác tại cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài để người đó nhân danh, thay mặt bạn tiến hành thủ tục.
Trong trường hợp bạn từ chối nhận di sản thừa kế thì bạn chỉ cần gửi văn bản từ chối này về Việt Nam cho những đồng thừa kế, mà không cần phải lập giấy ủy quyền cho người khác để tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
Việc lập văn bản từ chối nhận di sản thừa kế có thể tiến hành tại Việt Nam hoặc cơ quan lãnh sự Việt Nam tại nước ngoài.
Trường hợp bạn đã từ chối nhận di sản thừa kế thì mẹ và 2 người em của bạn phải tiến hành khai nhận di sản thừa kế theo luật định, sau đó mẹ bạn có thể tiến hành thủ tục tặng cho ½ căn nhà và phần di sản thừa kế được hưởng (từ ½ căn nhà là di sản do cha bạn để lại) cho 2 em bạn.
Trên cơ sở hợp đồng tặng cho đó, 2 em bạn có thể tiến hành thủ tục đăng bộ để được sở hữu chung căn nhà của cha mẹ bạn (giả sử những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha bạn chỉ có mẹ bạn, bạn và hai em của bạn).
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Đang ở nước ngoài muốn ủy quyền khai nhận di sản thừa kế? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn luật thừa kế trực tuyến để được giải đáp.
Trân trọng!
Từ khóa » Giấy ủy Quyền Khai Nhận Di Sản Thừa Kế
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Khai Nhận, Phân Chia Di Sản Thừa Kế
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Thừa Kế - Tư Vấn Thừa Kế Everest - PhapTri
-
Ủy Quyền Khai Nhận Di Sản Thừa Kế Khi đang ở Nước Ngoài?
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Thừa Kế Nhà đất (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Mẫu Hợp đồng ủy Quyền Khai Nhận Di Sản Thừa Kế Chi Tiết Nhất
-
Có được ủy Quyền Thỏa Thuận Phân Chia Di Sản Thừa Kế?
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Thừa Kế - [Cập Nhật 07/2022] - Luật Quang Huy
-
Hướng Dẫn Thủ Tục Chứng Thực Giấy ủy Quyền, Bản Sao, Hợp đồng ủy ...
-
Mẫu Hợp đồng ủy Quyền Khai Nhận Thừa Kế
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Thừa Kế đất đai - Phamlaw
-
[PDF] MẪU 1 - DSTK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập
-
Người ở Nước Ngoài ủy Quyền Khai Nhận Di Sản Thừa Kế ở Việt Nam
-
ỦY QUYỀN NHẬN DI SẢN THỪA KẾ. | VP Luật Sư Quận 11