Mẫu Giấy ủy Quyền Thừa Kế đất đai - Phamlaw
Có thể bạn quan tâm
Mẫu giấy ủy quyền thừa kế đất đai
Thừa kế đất đai là việc chuyển giao quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sống theo di chúc hoặc theo pháp luật. Theo đó, người thừa kế sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết để hoàn tất việc chuyển giao quyền sử dụng đất. Để hiểu rõ hơn về mẫu giấy ủy quyền thừa kế đất đai, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật đất đai 2013
Bộ luật dân sự 2015
NỘI DUNG TƯ VẤN
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- 1. Uỷ quyền thừa kế đất đai là gì?
- 2. Văn bản ủy quyền thừa kế đất đai
- 3. Mẫu giấy ủy quyền thừa kế đất đai
- 4. Thủ tục ủy quyền thừa kế đất đai
- Attachments
1. Uỷ quyền thừa kế đất đai là gì?
Uỷ quyền được hiểu là một cá nhân/ tổ chức cho phép một cá nhân/ tổ chức khác quyền đại diện cho mình trong việc quyết định và tiến hành một hành động pháp lý nào đó, và vẫn phải chịu trách nhiệm trong việc uỷ quyền/ cho phép đó. Uỷ quyền là cơ sở xác lập mối quan hệ giữa người đại diện và người được phép đại diện, đồng thời là cơ sở để người uỷ quyền tiếp nhận kết quả pháp lý phát sinh từ hành động uỷ quyền mang đến.
Căn cứ Khoản 1, Điều 138, Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 138. Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện”.
Theo quy định trên, bạn có thể ủy quyền thừa kế đất đai cho người khác nếu không thể trực tiếp thực hiện được các công việc này. Việc ủy quyền thừa kế đất đai thường diễn ra khi người thừa kế vì lý do sức khỏe hoặc đang ở xa nên ủy quyền cho người khác giúp mình thực hiện các thủ tục cần thiết.
2. Văn bản ủy quyền thừa kế đất đai
Văn bản ủy quyền thừa kế đất đai thường được xác lập dưới 2 hình thức:
- Giấy ủy quyền thừa kế đất đai: là một văn bản ghi nhận việc người ủy quyền giao cho người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều việc trong phạm vi quy định.
- Hợp đồng ủy quyền thừa kế đất đai: là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định
Mặc dù cả giấy ủy quyền thừa và hợp đồng ủy quyền thừa kế đất đai đều được sử dụng để xác lập, thực hiện giao dịch trong phạm vi được giao nhưng hợp đồng ủy quyền được sử dụng phổ biến hơn, có giá trị pháp lý hơn.
Hợp đồng ủy quyền thừa kế đất đai thường bao gồm các nội dung sau:
- Thông tin của bên ủy quyền, bên được ủy quyền: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD/Hộ chiếu, hộ khẩu thường trú…
- Thông tin người để lại di sản thừa kế (quyền sử dụng đất): Họ tên, ngày mất…
- Phạm vi ủy quyền
- Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền
- Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền
- Cam kết của các bên
- Thời hạn ủy quyền
- Phương thức giải quyết tranh chấp
- Chữ kỹ của bên ủy quyền, bên được ủy quyền.
3. Mẫu giấy ủy quyền thừa kế đất đai
Về nguyên tắc, bất kì người nào đều có thể ủy quyền cho người khác nhân danh mình thực hiện một hoặc nhiều giao dịch dân sự (trừ một số trường hợp đại diện theo ủy quyền thực hiện các vấn đề liên quan đến quan hệ nhân thân của người được đại diện như ủy quyền thực hiện ly hôn, ủy quyền thực hiện quyền thay đổi họ tên…).
Do vậy, giấy ủy quyền là một văn bản pháp lý trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền.
Quý khách hàng có thể tham khảo và tải mẫu giấy ủy quyền thừa kế nhà đất tại đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ỦY QUYỀN
…., ngày…..tháng….năm……
Tôi là ………. ……………, sinh ngày …/…/….
CMND số: ……. …………………….
Địa chỉ thường trú: ……. ……………
Bằng văn bản này, tôi đồng ý ủy quyền cho:
Người được ủy quyền: Ông (bà) ………., sinh năm …….., mang chứng minh nhân dân số ……… do ……… cấp ngày …/…/…., đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ……………
Được đại diện và nhân danh tôi thực hiện các thủ tục theo quy định của Pháp luật, liên quan đến việc:
Khai nhận/phân chia di sản của bố tôi là ông ………. (sinh năm …., mất ngày ………), đối với di sản là: quyền sở hữu …. ngôi nhà và thửa đất số …….. tờ bản đồ số ………., tại địa chỉ: …………– theo “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” số …………. do UBND ……..cấp ngày …/…./…..
Trong phạm vi được ủy quyền, ông (bà) ………. được thay mặt và nhân danh tôi lập và ký tên trên các văn bản, giấy tờ cần thiết và đóng các khoản phí có liên quan tới việc thực hiện nội dung ủy quyền nêu trên.
Thời hạn ủy quyền: Ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi công việc ủy quyền nêu trên được hoàn tất, hoặc chấm dứt theo quy định của Pháp luật.
Tôi cam kết nội dung tôi ủy quyền nêu trên là hoàn toàn tự nguyện và không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của tôi; Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi công việc do Bên được ủy quyền nhân danh tôi thực hiện trong phạm vi ủy quyền nêu trên.
Người ủy quyền
(Ký, ghi rõ họ tên)
4. Thủ tục ủy quyền thừa kế đất đai
Trình tự, thủ tục ủy quyền thừa kế đất đai bao gồm các bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bên ủy quyền và bên được ủy quyền cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để thực hiện thủ tục ủy quyền thừa kế đất đai.
– Bên ủy quyền cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- CMND/CCCD/Hộ chiếu của bên ủy quyền
- Hộ khẩu của bên ủy quyền
- Giấy đăng ký kết hôn hoặc Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân
- Hợp đồng uỷ quyền thừa kế đất đai
– Bên được ủy quyền cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- CMND/CCCD/Hộ chiếu của bên được ủy quyền
- Hộ khẩu của bên được ủy quyền
- Phiếu yêu cầu công chứng
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp bộ hồ sơ trên tại tổ chức hành nghề công chứng gần nhất.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ chuyển hồ sơ cho Công chứng viên kiểm tra:
– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, phù hợp với quy định của pháp luật: Công chứng viên tiến hành thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
– Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ: Công chứng viên sẽ hướng dẫn bạn bổ sung các giấy tờ còn thiếu.
– Nếu hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết: Công chứng viên sẽ giải thích rõ lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ.
Bước 4: Soạn thảo hợp đồng ủy quyền thừa kế đất đai
Hợp đồng ủy quyền thừa kế đất đai do Công chứng viên soạn thảo theo yêu cầu của người ủy quyền. Nội dung trong hợp đồng không trái đạo đức xã hội, không vi phạm các quy định của pháp luật.
Bước 5: Ký hợp đồng ủy quyền thừa kế đất đai
– Người yêu cầu công chứng đọc kỹ dự thảo hợp đồng ủy quyền thừa kế đất đai. Nếu người yêu cầu công chứng muốn sửa đổi, bổ sung thêm nội dung thì Công chứng viên sẽ xem xét và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung này.
– Nếu người yêu cầu công chứng không còn điều gì thắc mắc, hoàn toàn đồng ý với nội dung quy định trong hợp đồng ủy quyền thừa kế đất đai thì sẽ được Công chứng viên hướng dẫn ký vào từng trang của hợp đồng.
Bước 6: Ký chứng nhận và trả kết quả công chứng
Người yêu cầu công chứng sẽ xuất trình bản chính của các giấy tờ theo hướng dẫn của Công chứng viên để đối chiếu. Công chứng viên ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng sau đó chuyển hồ sơ qua bộ phận thu phí.
Sau khi người yêu cầu công chứng nộp phí công chứng theo quy định sẽ được trả lại hồ sơ để hoàn tất thủ tục.
Trên đây, Luật Phamlaw đã cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến mẫu giấy ủy quyền thừa kế đất đai. Nếu Quý khách hàng còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.
Xem thêm:
- Thủ tục chuyển quyền thừa kế đất đai
- Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai
- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
- Chia thừa kế quyền sử dụng đất là tài sản chung vợ chồng
- Các vấn đề về tài sản khi ly hôn
- Khiếu kiện “quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh;…
- Luật Kinh doanh bất động sản số 63/2006/QH11 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006
- Sở hữu trí tuệ là gì?
- Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola khởi kiện đại lý Trần Văn Dũng (Phúc thẩm)
- Mẫu giấy cam kết không tranh chấp đất đai
- Xin cấp đổi Giấy chứng nhận do có chênh lệch về diện tích thửa đất
- Cấp GCN QSD đất lần đầu do được giao đất trái thẩm quyền
- Xử lý nợ khi giải thể doanh nghiệp
- Cách phòng tránh dị tật cho thai nhi ngay từ trước và trong thai kỳ
Attachments
- Mau-giay-uy-quyen-thua-ke-dat-dai (13 kB)
Bài viết cùng chủ đề
- Chia doanh nghiệp là gì?
- Có được cộng dồn phép cả năm để nghỉ một lần không?
- Cơ sở dữ liệu đất đai là gì?
- Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được hiểu như thế nào?
- Trách nhiệm của người quản lý trong hoạt động doanh nghiệp
- Thủ tục xin xác nhận đất không có tranh chấp
- Các trường hợp bị thu hồi giấy phép xây dựng
- Đặc điểm về cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần
Từ khóa » Giấy ủy Quyền Khai Nhận Di Sản Thừa Kế
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Khai Nhận, Phân Chia Di Sản Thừa Kế
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Thừa Kế - Tư Vấn Thừa Kế Everest - PhapTri
-
Ủy Quyền Khai Nhận Di Sản Thừa Kế Khi đang ở Nước Ngoài?
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Thừa Kế Nhà đất (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Mẫu Hợp đồng ủy Quyền Khai Nhận Di Sản Thừa Kế Chi Tiết Nhất
-
Có được ủy Quyền Thỏa Thuận Phân Chia Di Sản Thừa Kế?
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Thừa Kế - [Cập Nhật 07/2022] - Luật Quang Huy
-
Hướng Dẫn Thủ Tục Chứng Thực Giấy ủy Quyền, Bản Sao, Hợp đồng ủy ...
-
Mẫu Hợp đồng ủy Quyền Khai Nhận Thừa Kế
-
[PDF] MẪU 1 - DSTK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập
-
Người ở Nước Ngoài ủy Quyền Khai Nhận Di Sản Thừa Kế ở Việt Nam
-
ỦY QUYỀN NHẬN DI SẢN THỪA KẾ. | VP Luật Sư Quận 11
-
Đang ở Nước Ngoài Muốn ủy Quyền Khai Nhận Di Sản Thừa Kế?