Dành Cho Các Cặp đôi: Yêu Và Cưới Khác Nhau Như Thế Nào?

Bạn có muốn biết yêu và cưới khác nhau như thế nào không? Các cặp đôi đã thay đổi thế nào trong thói quen, cách hành xử khi chuyển mối quan hệ từ yêu sang kết hôn. Hãy cùng Khacnhaugiua.vn so sánh sự khác nhau giữa yêu và cưới ngay trong bài viết dưới đây!

1. Độ tuổi

Không có giới hạn cho độ tuổi nào để bắt đầu tình yêu.

Độ tuổi để bắt đầu một tình yêu thường không có giới hạn. Trong khi đó, để cưới, cặp đôi tiến hành kết hôn phải đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của Pháp luật Việt Nam.

Cụ thể, theo Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, khi kết hôn, nam giới phải đủ từ 20 tuổi và nữ giới phải đủ từ 18 tuổi trở lên.

2. Sống chung

Các cặp đôi đã kết hôn phải có nghĩa vụ sống chung với nhau.

Khi đang trong mối quan hệ yêu đương, các cặp đôi có thể sống chung với nhau hoặc không. Điều này phụ thuộc vào lựa chọn của các cặp đôi cũng như những phong tục tập quán văn hoá riêng. Tuy nhiên, nếu sống chung với nhau khi chưa kết hôn tại Việt Nam, hoạt động này không được pháp luật thừa nhận và đảm bảo quyền lợi.

Trong khi đó, các cặp đôi đã kết hôn phải có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp giữa hai vợ chồng có những thỏa thuận khác do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và có lý do chính đáng khác…

3. Tài sản

Tài sản của những cặp đôi đã kết hôn là tài sản chung của hai vợ chồng.

Khi yêu, tài sản của người thường trong cuộc thường thuộc sở hữu riêng của mỗi người.

Trong khi đó, khi đã trở thành vợ chồng, các cặp đôi sẽ có tài sản chung và mọi quyết định đến khối tài sản này đều phải đúng với quy định của pháp luật. Bởi tài sản chung là khối tài sản do vợ, chồng cùng tạo ra dựa trên thành quả của lao động, các hoạt động sản xuất, kinh doanh… phát sinh từ tài sản khác và thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân.

Đây cũng là lý do, khi một cặp vợ chồng tiến tới ly hôn, tài sản chung sẽ được phân chia dựa trên thỏa thuận của đôi bên trên tinh thần thượng tôn pháp luật nước sở tại.

4. Những mối quan hệ “ngoài luồng”

Bạn “có thể” yêu nhiều người một lúc mà không có chế tài pháp luật nào xử lý.

Những mối quan hệ “ngoài luồng” là điều khó chấp nhận về khía cạnh đạo đức và những giá trị văn hoá xã hội kể cả trong mối quan hệ yêu đương hay hôn nhân.

Tuy nhiên, điểm khác ở đây là khi yêu, bạn có thể yêu nhiều người một lúc mà không có chế tài pháp luật nào xử lý. Trong khi đó, nguyên tắc của hôn nhân là “một vợ một chồng” nên nếu một trong hai người có mối quan hệ với người thứ ba sẽ bị gọi là ngoại tình và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Bộc lộ tính cách thật

Tính cách thật của các cặp đôi thường bộc lộ nhiều nhất khi đã kết hôn.

Lúc đang yêu, các cặp đôi thường vẫn tỏ ra tế nhị, lịch sự, thậm chí là vẫn giữ kẽ với nhau. Điều này là để giữ hình ảnh thật tốt đẹp trước mắt đối phương.

Tuy nhiên, khi mối quan hệ của hai người đã trở thành vợ chồng, họ không ngần ngại bộc lộ tất cả tính cách, cảm xúc thậm chí cả những “thói hư, tật xấu” cho nhau thấy. Đây cũng có thể là lý do khiến cho nhiều cặp đôi vừa kết hợp gặp rất nhiều trục trặc hoặc mâu thuẫn do tính cách thật, những ưu điểm lẫn nhược điểm của nhau dần bộc lộ rõ hơn trong thời gian sinh sống chung với nhau.

6. Khi kết thúc

Khi kết thúc một mối quan hệ hôn nhân thì các cặp đôi phải làm thủ tục ly hôn.

Trong mối quan hệ yêu đương, khi kết thúc mối quan hệ tình cảm, người ta sẽ gọi là chia tay.

Trong khi đó, khi kết thúc một mối quan hệ hôn nhân thì các cặp đôi phải làm thủ tục ly hôn, đồng thời gọi tên hành động này là ly hôn. Bên cạnh đó, vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Trên đây là những đặc điểm giúp bạn tìm ra sự khác nhau giữa yêu và cưới của các cặp đôi. Hy vọng qua bài viết trên của Khacnhaugiua.vn, các bạn đã có được những thông tin cần thiết để hiểu hơn về mối quan hệ yêu đương cũng như một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người là kết hôn từ đó áp dụng thành công vào cuộc sống.

5/5 - (1 vote)

Từ khóa » Khác Nhau Giữa Yêu Và Cưới