Sự Khác Biệt Giữa Khi Yêu Và Khi Cưới - LuatVietnam
Có thể bạn quan tâm
Dưới góc độ pháp luật, khi yêu và khi kết hôn có rất nhiều điều khác biệt. Dưới đây là những so sánh thú vị của LuatVietnam.
Sự khác biệt giữa khi yêu và khi cưới (Ảnh minh họa)
1. Khi yêu bất chấp tuổi tác, khi cưới phải đủ tuổi
Trong tình yêu, luật không giới hạn tuổi tác.
Nhưng khi kết hôn, nam phải từ đủ 20 tuổi, nữ nhất định phải từ đủ 18 tuổi (theo Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
2. Khi yêu không sống chung, khi cưới phải sống chung
Khi yêu mà sống chung thì được gọi là “sống thử” - không được pháp luật thừa nhận và còn đối mặt với rất nhiều rủi ro.
Trong khi đó, vợ chồng phải có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và có lý do chính đáng khác (theo khoản 2 Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
3. Khi yêu có tài sản riêng, khi cưới có cả tài sản chung
Khi yêu, tài sản của hai người thường là độc lập.
Khi cưới, vợ chồng có tài sản chung. Đây là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh… phát sinh từ tài sản khác và thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân (theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
4. Hết yêu thì chia tay, sau kết hôn là ly hôn
Kết thúc mối quan hệ tình cảm khi yêu là chia tay.
Kết thúc mối quan hệ hôn nhân thì phải làm thủ tục ly hôn. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn (theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
5. Khi yêu, có thể yêu nhiều người cùng lúc, khi cưới… dễ bị đi tù
Khi yêu, có thể yêu nhiều người cùng lúc mà không có chế tài pháp luật nào xử lý.
Trong khi đó, nguyên tắc của hôn nhân là “một vợ một chồng” nên nếu có mối quan hệ với người thứ 3 thì được coi là ngoại tình và bị pháp luật xử lý nghiêm khắc (Xem thêm Ngoại tình có thể bị phạt tù đến 3 năm”).
Tóm lại, yêu đương là mối quan hệ tự do không bị pháp luật ràng buộc, trong khi đó, kết hôn thì phải tuân theo những quy định nhất định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Xem thêm: Trước và sau khi kết hôn nhất định phải biết những điều này Thủ tục đăng ký kết hôn: Những điều cần biết 2018 Luật Hộ tịch: 8 điểm nổi bật nhất năm 2018 LuatVietnam
Từ khóa » Khác Nhau Giữa Yêu Và Cưới
-
Yêu Và Cưới Hoàn Toàn Khác Nhau
-
Sự Khác Biệt Giữa Lúc Yêu Và Khi đã Cưới Của Các Cặp đôi - CSTY
-
Khác Biệt Giữa Yêu Và Cưới | Phân Tích Hôn Nhân Theo 3 Gốc
-
Dành Cho Các Cặp đôi: Yêu Và Cưới Khác Nhau Như Thế Nào?
-
Yêu Và Cưới Là 2 Việc Khác Nhau? - Webtretho
-
Sự Khác Biệt Giữa Tình Yêu Và Hôn Nhân - VnExpress
-
Đàn ông Lúc Yêu Và Lúc Cưới Khác Nhau Như Thế Nào? - Báo Mới
-
Sự Khác Biệt Giữa Lúc Yêu Và Khi đã Cưới Của Các Cặp đôi
-
Đừng Vội Cưới Nếu Chưa Hiểu được 5 điểm Khác Biệt Lớn Giữa Hẹn ...
-
Sự Khác Biệt Giữa Yêu Và Cưới - Voz
-
Yêu & Cưới: Khi Tình Yêu Hóa Hôn Nhân - L'Officiel Vietnam
-
Clip: 9 So Sánh Giữa Yêu Và Kết Hôn Siêu Dễ Thương - VietNamNet
-
Quan Niệm Về Yêu Và Cưới Khác Nhau Giữa đàn ông Và Phụ Nữ
-
Sự Khác Biệt Giữa Yêu Và Cưới