Đánh Giá Canon EOS 7D - Máy Pro Giá Mềm
Có thể bạn quan tâm
Đánh giá Canon EOS 7D - Máy Pro giá mềm Nếu bạn đang theo đuổi nhiếp ảnh, muốn sở hữu cho mình một hiệu năng chuyên nghiệp, mạnh mẽ, nhưng vẫn nằm trong tầm kinh phí nhỏ, dễ tiếp cận đầu tư, thì ít có dòng máy nào "Pro giá mềm", đem lại cho bạn nhiều giá trị như chiếc Canon 7D. Chất ảnh đẹp, bền bỉ cao, lấy nét nhanh chuẩn xác. Dù đã có mặt hơn 10 năm, nhưng những gì hiện chiếc máy này vẫn có thể đem lại cho người dùng là rất nhiều.
Ra mắt từ năm 2009, vậy liệu sau hơn một thập kỷ, Canon 7D có còn xứng đáng với danh hiệu của mình hay không?
1. Ánh hào quang quá khứ Có thể với những bạn trẻ ngày nay, sự hào nhoáng công nghệ của các dòng Mirrorless hay những chiếc máy có khả năng quay 4K rồi 8K mới ra sẽ thu hút sự chú ý của các bạn nhiều hơn là những chiếc DSLR truyền thống, cổ điển. Thế nhưng, khi hỏi về ý kiến của các thế hệ nhiếp ảnh gia đi trước, vẫn luôn có 1 sự kính nể, đầy ngưỡng mộ pha chút khát khao dành cho một dòng máy DSLR nay đã trên 10 năm tuổi. Và khi nghe qua danh xưng của chiếc máy này vẫn toát lên một sự tự hào về một ánh hào quang quá khứ: Canon 7D – King of Crop.
Lần đầu trình làng vào tháng 09 năm 2009, Canon 7D là máy ảnh DSLR cảm biến APS-C hàng đầu, dòng flagship 1 số của hãng Canon. Được thiết kế cho các đối thủ như Nikon D300 và D300S, có số megapixel đáng nể kết hợp cùng giá tiền hợp lý vào thời điểm đó.
Ở nhiều khía cạnh, Canon 7D thậm chí có thể cạnh tranh với 5D Mark II của Canon. Đương nhiên mức giá 5DII đắt hơn, đó là cái giá của fullframe - bù lại Canon 7D có tốc độ lấy nét và chụp liên tục nhanh hơn. Nếu bạn không thật sự cần full frame, Canon 7D là một lựa chọn đáng để cân nhắc hơn. Với hiệu năng vào mức "mãnh thú" thời bấy giờ, Canon 7D nhanh chóng được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đón nhận trong vai trò là chiếc máy ghi hình trong điều kiện khắc nghiệt như môi trường hoang dã, chiến trường.... Hay thậm chí là trong các sự kiện thể thao tầm cỡ lớn nhất như các mùa World Cup 2010, Euro 2012,...
Cho đến bây giờ, Canon 7D vẫn được đánh giá là một chiếc máy DSLR tuyệt vời và vẫn là một dấu son đáng nhớ của Canon. Hiện tại Canon đã có phiên bản Canon 7D Mark II ra mắt từ năm 2014 – người kế nhiệm, với 20,2 megapixel và khả năng quay video full HD nâng cao.
2. Thông số của "nhà vua"
Đương nhiên sẽ có rất rất nhiều ưu điểm của chiếc flagship này, dưới đây là một vài điểm nổi trội vào thời điểm đó:
- - 18 megapixels, so với ngày nay với nhan nhản các dòng máy ảnh và smartphone có độ phân giải từ 24 đến 40, 50 megapixels, con số này có vẻ không quá ấn tượng, nhưng hãy hình dung đây thực sự ấn tượng vào năm 2009 nhé! (Ngoài ra, 18mp là quá thừa để bạn sử dụng vào truyền thông hay đăng mạng xã hội, và in khổ lớn phóng to thoải mái không vỡ nét!, megapixel không phải là tất cả!)
- - Hệ thống lấy nét AF 19 điểm
- - Tốc độ chụp liên tục 8 fps
- - Hiệu suất ánh sáng thấp tuyệt vời
- - Tuổi thọ pin cực tốt
- - Gần như tất cả các nút và điều khiển có thể được tùy chỉnh theo sở thích cá nhân
- - Và tại sao có thể bỏ qua được độ bền. Khung vỏ từ hợp kim Magnesium gia cố cho một sự bền bỉ đẳng cấp, tất cả các chi tiết đều được thiết kế chuẩn xác đúng kích cỡ. Không khó để bạn lên Youtube bắt gặp các video thử độ bền của Canon 7D, với đủ các bài test khắc nghiệt như ngâm nước đá, đốt lửa, chịu va đập từ thả cầu thang, xe hơi đâm đụng,v.v... mà máy vẫn hoạt động sau khi bị hành hạ. Đủ thấy đây là dòng máy nồi đồng cối đá như thế nào!
Nhược điểm, có không?
- - Cân bằng trắng không thực sự hữu dụng trong điều kiện ánh sáng nhân tạo.
- - Có xu hướng cháy sáng hơi quá mức trong điều kiện độ tương phản cao
- - Chưa có các kết nối như Wifi hay NFC, và sử dụng thẻ CF thay vì SD nên độ tương thích đa phương tiện không thực sự tốt.
Canon (trong quá khứ), đã là công ty dẫn đầu thị trường máy ảnh DSLR trong một thời gian dài, sản xuất cả máy ảnh crop frame tiêu dùng và máy ảnh full frame chuyên nghiệp. Bất cứ phân khúc nào, từ siêu chuyên nghiệp đến các dòng cho người dùng bình dân nhất đều có mặt ít nhất một mẫu máy của Canon. Họ chiếm lĩnh thị trường tuyệt đối đến mức, đã từng có thời kì việc nhắc đến máy ảnh kỹ thuật số, người Việt Nam luôn nghĩ đến hãng đầu tiên chính là Canon, cũng giống như điện thoại thì có Nokia và xe máy thì có Honda vậy!
Sau đó, cả Nikon và Sony bắt đầu đẩy mạnh sản xuất máy ảnh cạnh tranh phân khúc DSLR và cũng tạo nên hiệu ứng khá mạnh vào những năm 2009. Canon 7D là “đòn đáp trả” mạnh mẽ của Canon với các đối thủ của nó.
Với 18 megapixel và thân máy hợp kim magnesium cứng cáp, máy ảnh này chắc chắn rơi vào nhóm khách hàng tầm trung, bao gồm cả những người muốn một thứ gì đó tốt hơn một chiếc DSLR crop thông thường.
Ngoài ra, nó đi kèm với một mức giá thực sự hấp dẫn. Nhưng nó có thực sự là ông hoàng khi nói đến máy ảnh định dạng APS-C không?
3. Hiệu năng của hệ thống lấy nét AF Được trang bị Dual Digic 4 - 2 bộ xử lí làm việc song song cho khả năng xử lí nét liên tục 10 hình ảnh/giây. Đây là một đặc điểm được thừa hưởng từ dòng Flagship 1Dx thời điểm đấy, và duy nhất chỉ có 2 dòng máy Canon 1Dx và Canon 7D là có kiểu thiết kế như thế này.
Canon 7D có hệ thống lấy nét 19 điểm. Đây đơn giản là một trong những hệ thống lấy nét thông minh nhất từng thấy trong một thời gian dài. Bạn không chỉ có thể tự động hoặc chọn thủ công các điểm AF mà còn có thể sử dụng các chế độ khác nhau để tận dụng tối đa hệ thống.
Chẳng hạn, có một hệ thống lấy nét theo vùng AF Zone, nhóm các điểm AF thành năm vùng để giúp bạn tập trung điểm nét của máy ảnh vào phần hình ảnh bạn muốn lấy nét. Có Spot AF (lấy nét điểm) và AF Expansion, và bạn có thể lập trình cho máy ảnh chuyển sang một chế độ nhất định, tùy thuộc vào nhu cầu của bạn.
Tất cả mọi thứ đều hướng đến việc giúp bạn đảm bảo hình ảnh được lấy nét. Thành thật mà nói, lấy nét sai khi sử dụng Canon 7D còn khó hơn lên trời. Cho đến tận này nay, dù sau hơn một thập kỷ, hiệu năng của Canon 7D vẫn làm người dùng ấn tượng, với độ tin cậy cao và tốc độ bắt nét đáng nể. Vẫn cho một sự mượt mà chẳng kém gì các dòng mới ra gần đây. Vậy bạn hãy thử tưởng tượng tại thời điểm ra mắt thì nó còn ấn tượng như thế nào!
4. Chế độ quay
Chế độ quay phim trên Canon 7D có tính năng điều khiển thủ công hoàn toàn, cho phép bạn đặt khẩu độ và tốc độ màn trập.
Có chế độ full HD (1920 x 1080 pixel) và micrô bên trong để ghi lại âm thanh đơn âm. Bạn có thể gắn micrô ngoài vào giắc cắm để có âm thanh nổi đầy đủ. Quá trình xử lý Dual Digic 4 của Canon 7D giúp tạo ra đầu ra video chất lượng cao, đáng kinh ngạc cho một chiếc máy ảnh có mức giá này.
Hạn chế duy nhất đến nếu bạn muốn chụp ở tốc độ nhanh hơn (50 khung hình mỗi giây) đòi hỏi độ phân giải thấp hơn (720p). Ở độ phân giải này, một số đường răng cưa có thể xuất hiện trên các cạnh chéo, nhưng đây không phải là vấn đề ở độ phân giải Full HD.
5. Cân bằng trắng
Canon vẫn chưa giải quyết được vấn đề với cân bằng trắng tự động trong điều kiện ánh sáng nhân tạo và Canon 7D cũng không ngoại lệ. Nếu bạn muốn có màu da đúng như mong đợi khi chụp ảnh indoor sẽ cần phải tùy chỉnh lại.
Tất nhiên, trừ khi bạn ở trong một studio và có ánh sáng setup hoàn hảo, bạn có thể không quan tâm đến điểm này. Tuy nhiên, kết quả là người da trắng sẽ có một màu vàng rõ rệt. Bạn có thể sửa điều này bằng cách chụp RAW, và sau đó phủ lên các điều chỉnh của bạn trong phần hậu kỳ.
6. Đèn flash
Một tính năng cực hữu ích của Canon 7D là đèn flash pop-up tích hợp, đồng thời đây cũng là một bộ phát Speedlite chuyên dụng. Điều này có nghĩa là máy ảnh có điều khiển không dây đèn flash của camera, bằng cách hoạt động như một đèn kích hoạt.
7. Chất lượng hình ảnh
Chất lượng hình ảnh trên Canon 7D thực sự tốt trên toàn dải ISO. Ở mức ISO thấp, chất lượng hình ảnh là cực tốt đối với dòng DSLR. Điều duy nhất ảnh hưởng xấu đến chất lượng ảnh của bạn là một chiếc ống kính không tốt!
Canon 7D cũng hoạt động tốt trong điều kiện ánh sáng yếu. Vấn đề duy nhất với chất lượng là xu hướng sáng (hơi) quá mức trong điều kiện tương phản mạnh. Tuy nhiên, ngay cả điều này có thể tránh được phần lớn nếu bạn chụp ở định dạng RAW Chất lượng hình ảnh của Canon 7D đảm bảo cho bạn sử dụng trong cả môi trường chuyên nghiệp. Kết hợp với một chiếc ống kính tốt, việc bạn cho ra được những thước ảnh đẹp lung linh là điều đơn giản. 8. Canon 7D: Kết luận, nay còn đáng lựa chọn?
Xin khẳng định - hoàn toàn đáng mua! Đặc biệt nếu bạn là một người mới tìm hiểu về nhiếp ảnh, và đang tìm một chiếc máy kinh phí thấp. Hiện Canon 7D đã có giá giảm rất sâu rồi. Cho đến ngày hôm nay, Canon 7D vẫn có khả năng vượt mặt những “đàn anh” khác. Chẳng hạn như 5DII, hoặc 6D về điểm toàn diện, bao gồm cả điểm về giá. Bạn trẻ thay vì lựa chọn các dòng máy Mirrorless mới ra, thì chiếc Canon 7D cũng là một phương án đáng để các bạn cân nhắc, vẫn sở hữu một thiết kế hầm hố cùng hiệu năng đáng nể mà không phải yêu cầu đầu tư quá lớn. Thậm chí nếu bạn muốn tìm một chiếc máy cày nghề nhẹ nhàng, chụp kỷ yếu, sự kiện cưới, hay đưa tin phóng sự, Canon 7D vẫn chứng tỏ mình là một cỗ máy "già gân", dẻo dai thực hiện được mọi tác vụ một cách mượt mà và chuẩn xác dù đã có mặt rất lâu. Mình nghĩ rằng rất may đây là 1 chiếc máy cảm biến Crop, vì nếu nó là Full frame thì giá thành chắc chắn vẫn sẽ còn khá cao!
Hệ thống lấy nét AF xài rất sướng và chất lượng hình ảnh của nó là tuyệt vời. Thêm vào đó, chất lượng thiết kế chắc chắn và khả năng tạo ra hình ảnh chất lượng cao ở cả RAW và JPEG, khiến nó đáng đồng tiền bát gạo.
Cho đến tận ngày nay, dù đã có nhiều lựa chọn thay thế; bao gồm cả sự ra đời của người kế nhiệm Canon 7D mark II; chiếc Canon EOS 7D vẫn xứng đáng với danh hiệu King of Crop, sự cân đối hoàn mỹ giữa giá thành, chất lượng và hiệu năng, và nó vẫn là một lựa chọn cực tốt tại Việt Nam thời điểm hiện tại.
Từ khóa » Cách Dùng Máy ảnh Canon Eos 7d
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Máy ảnh Canon 7D Cơ Bản Nhất Cho Người Mới
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Nhanh Máy ảnh Canon 7D - King Of Crop Một Thời
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Canon EOS 7D - Camera Box
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Tiếng Việt Canon EOS 7D - Techspotvn
-
Cách Sử Dụng Máy ảnh Canon EOS 7D
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Tiếng Việt Canon EOS 7D - Mayanh24h
-
Các Kỹ Thuật Chuyên Nghiệp Để Sử Dụng EOS 7D Mark II
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Máy ảnh Canon Eos 7d
-
Xin Hướng Dẫn Sử Dụng Canon 7D Bằng Tiếng Việt!
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Của Canon EOS 7D Mark II (548 Trang)
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Máy ảnh Canon - Giang Duy Đạt
-
Máy ảnh Canon EOS 7D - Giang Duy Đạt
-
CANON 7D - Chimkudo Academy
-
Máy ảnh CANON EOS 7D 18.0MP - EOS7D - Pico