ĐÁNH GIÁ CV - LinkedIn
Có thể bạn quan tâm
Agree & Join LinkedIn
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
Sign in to view more content
Create your free account or sign in to continue your search
Sign inWelcome back
Email or phone Password Show Forgot password? Sign inor
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
New to LinkedIn? Join now
or
New to LinkedIn? Join now
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
Skip to main contentMấy hôm trước mình có post chia sẻ một CV và nhận được khá nhiều đánh giá của các bạn. Thanh rất cảm ơn các bạn đã chịu khó dành thời gian chia sẻ các nhận định của mình, hôm nay Thanh sẽ tổng hợp lại ý kiến của các bạn và bổ sung thêm một số góc nhìn với cách làm CV, hi vọng giúp các bạn đang/sẽ có nhu cầu hoàn thiện CV của mình.
Một vài nhận xét chung:
Ưu điểm:
- Khá ấn tượng;
- Thể hiện được sự đầu tư nghiêm túc khi làm CV;
- Cơ bản đầy đủ các thông tin cần có trên CV;
- Qua CV có thể nhận thấy bạn khá cá tính và sáng tạo.
Khuyết điểm chung (Sau đó mình sẽ phân tích từng phần)
- Nhìn vào khá rối;
- Chưa có điểm gì nổi bật để tạo ấn tượng tích cực cho người xem;
- Bố cục các phần chưa logic và chưa có phần nào được tập trung làm nổi bật, các phần gần như thông tin đều đều;
- Dùng 1 CV nhưng nộp cho 2 vị trí khác nhau ở cùng 1 công ty Đây là điều tối kỵ.
- Dài nhưng còn khá nhiều khoảng trống Về mặt UI thì CV này sẽ gây khó khăn cho nhà tuyển dụng khi in vì không vừa 1 trang A4, co lại cho vừa thì chữ sẽ rất nhỏ - đây cũng là khuyết điểm thường thấy của các bạn khi làm CV bằng các phần mềm thiết kế.
- Quá nhiều hình cá nhân vừa làm rối mắt, tốn không gian vừa thể hiện cái tôi khá lớn của chủ nhân CV Có thể sẽ bị đánh giá là khó hợp tác khi làm việc nhóm.
- Sử dụng nhiều font chữ và có phần cỡ chữ hơi nhỏ nên khó đọc.
Nhận xét từng phần và chỉ ra một số điểm cần điều chỉnh/cải thiện trên CV:
ABOUT ME:
Viết khá dài dòng và chữ nhỏ, phần này không thực sự cần thiết trên CV, nếu cần thiết có thể thay phần này bằng mục tiêu nghề nghiệp và mục tiêu này phải thể hiện được sự liên quan đến vị trí mình dự tuyển.
PERSONAL DATA: Phần này khá tốt, “bonus” thêm các profile mạng XH là rất tốt, bây giờ nhà TD cũng khá quan tâm đến các profile MXH của UV.
EDUCATION:
Viết khá dài và nhiều thông tin không cần thiết: các môn học. Thường học là một việc và làm được hay không là việc khác nên người xem CV thường không quan tâm lắm các bạn học gì, có thể nhà TD sẽ rất quan tâm điểm GPA và theo mình điểm cao thì nên để vào (7,5/10 trở lên) còn thấp thì thôi. Cũng có ngoại lệ là với một số bạn bên mảng kỹ thuật, đặc biệt là IT, lúc mới ra trường nhà TD rất quan tâm đến điểm số của một số môn cơ bản nên nếu được các bạn IT mới ra trường có thể “bonus” thêm điểm số một số môn học như: Câu trúc dữ liệu và giải thuật; Kiến trúc máy tính; Ngôn ngữ lập trình/Lập trình hướng đối tượng. Dĩ nhiên điểm cao mới để nhé.
Phần này chỉ cần ghi tên trường ĐH, khoảng thời gian học và chuyên ngành, điểm số cao thì ghi. Nếu có nhiều trường nhiều bằng cấp thì bằng cấp cao nhất ghi trước, bằng cấp có liên quan đến công việc dự tuyển ghi trước.
WORKING EXPERIENCE: Phần này là quan trọng nhất trên CV nên cần tập trung.
Một số khuyết điểm của bạn:
- Không ghi rõ thời gian làm việc cụ thể dưới dạng tháng/năm – tháng/năm mà chỉ chi năm – năm;
- Kinh nghiệm làm chính thức và freelancer lại ghi chung với nhau nên khá rối Nên chia ra và tập trung vào kinh nghiệm chính, tách biệt phần công việc freelancer ra.
- Phần công việc cụ thể nêu khá nhiều các việc bạn làm nhưng không noio1 rõ đâu là công việc chính nhất và đặc biệt thiếu phần thành thích/kinh nghiệm đạt được ở mỗi vị trí công việc Phần này cực kỳ quan trọng, nhà tuyển dụng muốn biết bạn ĐÃ THỰC SỰ LÀM GÌ nên với mỗi vị công việc, ghi ngắn gọn 1-2 câu cho phần mô tả công việc mình đã làm và dành nhiều không gian nêu rõ các kết quả/thành tích mình đạt được trong công việc, nếu có số liệu chi tiết thì càng thuyết phục. (Ví dụ khi làm Digital Marketing, phần thành tích nêu rõ bạn đã chạy được bao nhiêu campaign, giá trị thế nào, KPI mỗi campaign ra sao và bạn được những chỉ số nào, sau những campaign thì bạn học hỏi được kiến thức, kinh nghiệm hay trau dồi được kỹ năng gì,…)
PERSONALITIES & ABILITIES (Một số bạn đề phần này là SKIILS)
- Bạn dùng quá nhiều icon, mặc dù các icon khá gần gũi và liên quan đến các nội dung bạn muốn thể hiện nhưng nhiều như thế gây rối mắt và theo mình không cần thiết dùng icon.
- Bạn mô tả khả năng mình dạng bar (Một số bạn khác mình thấy hay dùng dạng dấu *, kiểu 3 sao, 4 sao rưỡi) Mình rất không thích 2 cách này vì thực sự khi bạn mô tả như vậy nó hoàn toàn không có một cái chuẩn nào để so sánh cả, ví dụ bạn đề một kỹ năng là bar 80% hoặc 4 sao, vậy thì cái này đo bằng gì, đo như thế nào và đơn vị đo là gì, khi mô tả như vậy các bạn phải có quy chuẩn rõ ràng cụ thể và chuẩn đó phổ biến, ví dụ khi nói về khách sạn thì người ta phần nào sẽ hình dung được 4 sao sẽ thế nào, 5 sao thì đáp ứng tiêu chuẩn gì.
- Ở nội dung này các bạn chi nên ghi những kỹ năng bạn thực sự giỏi và nó có liên quan đến các yêu cầu của công việc bạn dự tuyển và các bạn nên nhớ KỸ NĂNG là bạn đã làm thuần thục và có tạo ra kết quả cụ thể, đồng thời bạn nên có dẫn chứng minh hoạ cụ thể cho thấy quá trình bạn đã rèn luyện kỹ năng đó như thế nào. Thông thường các bạn hay nhầm lẫn giữa Kiến thức và Kỹ năng.
- Ở phần này bạn chi nên chia ra 2 phần: Kỹ năng chuyên môn và Kỹ năng mềm, với mỗi cái chỉ nên ghi 2-3 ý và nhắc lại lần nữa là chỉ ghi ra những kỹ năng có liên quan đến công việc bạn dự tuyển.
(Còn tiếp)
Like Like Celebrate Support Love Insightful Funny Comment- Copy
To view or add a comment, sign in
No more previous content-
KHUNG NĂNG LỰC GIÚP HR GIẢI QUYẾT ĐƯỢC GÌ?
Aug 20, 2023
-
SINH VIÊN THAM GIA CLB, CUỘC THI LÀ AUTO BỊ ĐÁNH GIÁ THẤP?
Jul 26, 2023
-
NẾU BẠN THẤY MÌNH ĐANG ỔN VÀ CHƯA MUỐN PHÁT TRIỂN BẢN THÂN THÊM THÌ KHÔNG CẦN ĐỌC POST NÀY
Jul 10, 2023
-
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ CỦA HR CẦN CÓ GÌ?
Jul 7, 2023
-
CÂU HỎI TÌNH HUỐNG TRONG PHỎNG VẤN
Aug 25, 2021
-
KHÔNG CÓ KHOÁ HỌC TỐT NHẤT, CHỈ CÓ KHOÁ HỌC TỐT HƠN
Aug 5, 2021
-
10 LÝ DO BẠN NÊN CHỌN LÀM TUYỂN DỤNG
Jul 15, 2021
-
NỖI SỢ KHI LÀM TUYỂN DỤNG
Jul 12, 2021
-
ĐI PHỎNG VẤN - ỨNG VIÊN NÊN HỎI CÂU GÌ VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG
Jul 5, 2021
-
Comment về bài viết "Muốn ứng viên ứng tuyển? Dùng chiến lược cuộc gọi này"
Jun 29, 2021
Explore topics
- Sales
- Marketing
- IT Services
- Business Administration
- HR Management
- Engineering
- Soft Skills
- See All
Từ khóa » Cách Nhận Xét Cv
-
Các Yếu Tố đánh Giá CV Xin Việc Chuyên Nghiệp Của ứng Viên - Sapo
-
Bảng Chấm điểm CV - CV Của Bạn đã đạt Chuẩn Chưa? - TopCV Blog
-
3 Công Cụ đánh Giá CV “không Phải Dạng Vừa đâu” Mà Bạn Không ...
-
Nhà Tuyển Dụng đánh Giá CV Xin Việc Dựa Trên Yếu Tố Nào? - Joboko
-
Tự đánh Giá Bản Thân Trong CV - Hàng Hiệu
-
Nhận Diện Nhân Tài Qua CV Xin Việc
-
CV Là Gì? Những Lưu ý để Viết CV Xin Việc Chuyên Nghiệp, Gây ấn ...
-
[HƯỚNG DẪN] Cách Viết Bản Tự Nhận Xét đánh Giá Cá Nhân Chuẩn ...
-
Bật Mí Cách Nhà Tuyển Dụng Xem Xét CV Của Bạn Qua 5 Điều
-
5 điều Một CV "chán òm" Luôn Sở Hữu
-
CV Là Gì Và 5 Lỗi Viết CV Thường Gặp Cần Phải Bỏ Ngay - ITviec
-
Các Tiêu Chí đánh Giá ứng Viên Tuyển Dụng đem Lại Hiệu Quả Tốt Nhất
-
Những Tiêu Chí Mà Nhà Tuyển Dụng Sẽ đánh Giá ứng Viên Qua Cv