Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Gẫy Kín Mắt Cá Chân Tại Bệnh Viện Hữu ...

Luận văn Đánh giá kết quả phẫu thuật gẫy kín mắt cá chân tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.Gẫy mắt cá chân là loại gẫy xương khá phổ biến, với những thương tổn thường gặp là: gẫy mắt cá trong; gẫy xương mác ở 1/3 dưới, ở trên, dưới hoặc ngang mức dây chằng chày mác dưới, TMCM, trật khớp chày sên, gẫy mắt cá sau, tổn thương hệ thống dây chằng .

MÃ TÀI LIỆU

LVTHSY 0175

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Đây là loại gẫy xương gặp ngày càng nhiều ở nước ta do tai nạn giao thông liên tục gia tăng.

Cơ chế gẫy thường là gián tiếp bởi hướng lực chấn thương và tư thế của bàn chân gây ra gẫy xương, tổn thương hệ thống dây chằng, thương tổn phức tạp ảnh hưởng lớn tới chức năng của khớp chày sên, một khớp chịu lực quan trọng của cơ thể.

Chính vì vậy đòi hỏi phải có một phương pháp điều trị đúng, phục hồi tốt giải phẫu, trả lại chức năng khớp cổ chân cho người bệnh.

Có hai phương pháp điều trị gẫy kín mắt cá chân: bảo tồn và phẫu thuật. Tuy nhiên đây là một loại gẫy khó nắn chỉnh, do không phục hồi tốt giải phẫu đã gây nên những di chứng trong điều trị bảo tồn: đau khớp cổ chân khi đi lại, lao động và sinh hoạt, can lệch, viêm thoái hóa khớp, cứng khớp.Vì vậy điều trị bảo tồn ngày càng ít, chỉ áp dụng cho loại gẫy không di lệch. Trái lại điều trị bằng phẫu thuật ngày càng phổ biến, với các kỹ thuật kết hợp xương vững chắc, phục hồi tốt giải phẫu xương gẫy, phục hồi dây chằng bị tổn thương, đặt lại khớp chầy sên, vì vậy khớp cổ chân được cố định vững chắc, giúp cho khớp được hoạt động sớm, hạn chế được các di chứng chấn thương.

Trẽn thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về phẫu thuật kết hợp xương trong gẫy mắt cá chân như: Lane (1894); Coonrad và Bugg (1954); nhóm AO (1958); Burwell và Charnley (1965); Ali, Mc Laren và O’ conn or (1987) [18], [22]… đã thu được kết qủa tốt ở phần lớn các trường hợp.

Ở Việt Nam cũng có các báo cáo của các tác giả: Nguyễn Quang Long (1973); Đoàn Lẽ Dân (1986); Nguyễn Văn Tâm (1997); Nguyễn Hữu Ngọc (2003); Bùi Trọng Danh ( 2008) [2]. [3]. [4]. [7]…Các báo cáo này cũng cho thấy những kết quả khả quan.

Để đánh giá kết quả điều trị gẫy kín mắt cá chân bằng phương pháp phẫu thuật, góp phần cho việc điều trị gẫy mắt cá chân đạt kết quả tốt, tránh được các di chứng chấn thương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật gẫy kín mắt cá chân tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức” với mục tiêu:

1. Mô tả thương tổn giải phẫu trong gẫy kín mắt cá chân tại

bệnh viện Việt Đức.

2. Đánh giá kết quả phẫu thuật gẫy kín mắt cá chân tại bệnh

viện Việt Đức.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Giải phẫu học khớp cổ chân 3

1.1.1. Cấu tạo xương: 3

1.1.2. Hệ thống dây chằng và bao khớp 4

1.1.3. Liên quan vùng cổ chân 7

1.1.4. Sinh lý và chức năng khớp cổ chân 8

1.2. Cơ chế chấn thương và giải phẫu bệnh học: 9

1.3. Phân loại gẫy mắt cá chân 12

1.3.1. Phân loại của Lauge-Hansen 12

1.3.2. Phân loại theo Danis Weber 13

1.3.3. Phân loại theo AO 14

1.4. Lâm sàng và X quang 16

1.4.1. Lâm sàng 16

1.4.2. X quang 16

1.5. Sơ lược lịch sử nghiên cứu và điều trị gẫy mắt cá chân 17

1.6. Các phương pháp điều trị gẫy mắt cá chân 18

1.6.1. Điều trị bảo tồn 18

1.6.2. Điều trị phẫu thuật : 19

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1. Đối tượng nghiên cứu : 25

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 25

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ : 25

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 26

2.2. Phương pháp nghiên cứu : 26

2.2.1. Phương pháp : 26

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 26

2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 26

2.2.4. Thực hiện quá trình nghiên cứu : 29

2.2.5. Xử lý số liệu: 32

2.2.6. Khía cạnh đạo đức nghiên cứu 32

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

3.1. Thông tin chung 33

3.1.1. Tổng số bệnh nhân 33

3.1.2. Tuổi : 33

3.1.3. Giới 34

3.1.4. Nguyên nhân chấn thương 34

3.1.5. Vị trí chân gãy 35

3.1.6. Thời gian từ khi bị tai nạn đến khi phẫu thuật 36

3.1.7. Số bệnh nhân đã được xử trí: 36

3.2. Đặc điểm thương tổn : 37

3.2.1. Theo tổn thương của xương 37

3.2.2. Theo phân loại của Lauge – Hansen 38

3.2.3. Phân loại theo Danis – Weber 39

3.2.4. TMCM trên hình ảnh X quang : 39

3.2.5. Hình ảnh trật xương sên trên phim X quang 40

3.3. Phương pháp điều trị 40

3.3.1. Phương pháp KHX 40

3.3.2. Sử dụng kháng sinh 41

3.3.3. Bất động sau mổ 41

3.4. Đánh giá kết quả : 41

3.4.1. Kết quả gần: 41

3.4.2. Kết quả xa: 42

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 51

4.1. Bàn luận về đặc điểm của nhóm nghiên cứu: 51

4.1.1. Tuổi và giới 51

4.1.2. Nguyên nhân chấn thương 51

4.1.3. Vị trí chân gãy và nguyên nhân tác động chấn thương 52

4.1.4. Bàn luận về xử trí trước phẫu thuật 53

4.2. Bàn luận về thương tổn giải phẫu 53

4.2.1. Thương tổn theo phân loại 53

4.2.2. TMCM trên hình ảnh X quang 55

4.2.3. Trật xương sên 55

4.2.4. Hình thái đường gẫy 56

4.3. Bàn luận về phương pháp và kết quả điều trị 57

4.3.1. Lựa chọn thời điểm phẫu thuật 57

4.3.2. Biến chứng sau mổ : 58

4.3.3. Phương pháp KHX 59

4.3.4. Kết quả điều trị 62

4.3.5. Nguyên nhân thất bại và biện pháp khắc phục 63

KẾT LUẬN 66

KIẾN NGHỊ 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 

Từ khóa » Giải Phẫu Mắt Cá Chân