Đánh Giá Lại Quy Mô Nền Kinh Tế Theo Chu Kỳ 5 Năm
Có thể bạn quan tâm
- Xây dựng đoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi nối Quốc lộ 60 thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng
- Vĩnh Long thành lập Cụm công nghiệp Tân Bình, vốn 662 tỷ đồng
- Hoàn thành 2 tuyến cao tốc trên địa bàn hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng ngay trong năm 2025
- Hợp tác giữa TP.HCM với ĐBSCL: Kết quả chưa như kỳ vọng
- Duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch Sân bay Vân Đồn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
- Đà Nẵng yêu cầu có biện pháp xử lý nhà thầu thi công kém năng lực
- Không phải vì thành tích mà tính lại quy mô GDP
- Quy mô GDP đánh giá lại tăng bình quân thêm 25,4%/năm
- Quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng
“Rà soát, đánh giá lại để biết chính xác quy mô GDP thực tế là bao nhiêu, qua đó, Quốc hội, Chính phủ đưa ra các giải pháp, cơ chế, chính sách điều hành nền kinh tế hiệu quả hơn”, ông Tiến nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Trung Tiến, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê |
Tổng cục Thống kê đã 2 lần rà soát GDP. Thưa ông, có nên rà soát lại quy mô GDP?
Trong quá trình biên soạn chỉ tiêu GDP ở bất cứ quốc gia nào, luôn có những vấn đề phát sinh cần phải rà soát, đánh giá lại. Theo kết quả rà soát và đánh giá lại năm 2019, thì quy mô GDP của Việt Nam giai đoạn 2010-2017 tăng 25,4%/năm, ước khoảng 935.000 tỷ đồng/năm. Trong đó, năm 2017, quy mô GDP sau khi đánh giá lại đạt 6.294.000 tỷ đồng, tăng đáng kể so với con số 5.006.000 tỷ đồng đã công bố trước đó.
Quy mô GDP của Việt Nam sau khi đánh giá lại đã được các tổ chức, định chế tài chính quốc tế thừa nhận, vì không riêng Việt Nam, tất cả các nước sau khi đánh giá lại quy mô GDP đều tăng đáng kể, có những nước tỷ lệ tăng còn cao hơn Việt Nam rất nhiều.
Cũng như các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có trình độ phát triển kinh tế tương đồng, tại Việt Nam, trong quá trình điều tra, thu thập dữ liệu để biên soạn GDP hằng năm, có rất nhiều hoạt động kinh tế, cơ quan thống kê không thể có ngay số liệu chính xác, nếu chưa thực hiện tổng điều tra. Hơn nữa, trong quá trình chuyển đổi số và sự phát triển kinh tế, có rất nhiều hoạt động kinh tế mới phát sinh chưa thể thống kê được nếu không rà soát lại. Vì vậy, quy mô GDP sau khi đánh giá lại tăng lên là lẽ đương nhiên.
Có nên định kỳ 5 năm rà soát lại GDP, vì nhiều nước trên thế giới thực hiện điều này không cố định?
GDP là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đặc biệt quan trọng. Bên cạnh việc phản ánh kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; phản ánh quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, là thước đo sức mạnh của mỗi nền kinh tế trên thế giới, thu nhập của người dân…, GDP còn dùng để biên soạn các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng khác phản ánh chất lượng của nền kinh tế và tính toán các chỉ tiêu đòn bẩy, như tỷ lệ huy động thuế vào ngân sách so với GDP, bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, đầu tư phát triển...
Với những nền kinh tế phát triển, hoạt động sản xuất, kinh doanh đã đi vào ổn định, đặc biệt là rất công khai, minh bạch, nên không nhất thiết phải rà soát lại theo định kỳ. Nhưng với những nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, việc rà soát lại GDP theo định kỳ là cần thiết.
Việt Nam chỉ 2 lần rà soát lại. Lần thứ nhất được thực hiện vào năm 2008, chỉ rà soát lại với khu vực ngân hàng, bảo hiểm, tài chính. Lần thứ hai vào năm 2019 với quy mô rộng hơn. Do để quá lâu mới rà soát, nên quy mô GDP tăng khá cao, khiến một số chuyên gia kinh tế trong nước nghi ngờ số liệu, đặt dấu hỏi về mục tiêu rà soát.
Chính vì vậy, tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục - Danh mục Chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê, Quốc hội đã giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương cứ 5 năm phải thực hiện rà soát quy mô tổng sản phẩm trong nước, báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Năm 2019, sau khi công bố GDP đánh giá lại, nhiều người nói rằng, sau một đêm thức dậy, thấy thu nhập bình quân đầu người tăng thêm mấy trăm USD, trong khi thu nhập thực tế vẫn vậy?
Thu nhập bình quân đầu người không thay đổi dù có rà soát lại hay không. Khi chưa rà soát, có nhiều hoạt động kinh tế chưa được ghi nhận, bị bỏ sót, hoặc ghi nhận không hết với rất nhiều lý do, nên quy mô GDP thực tế cao hơn số đã công bố. Sau khi rà soát lại, GDP sát thực tế hơn, lớn hơn so với con số đã công bố, nên khi lấy GDP sau khi đánh giá lại chia cho dân số, thì ghi nhận thu nhập bình quân đầu người cao hơn, trong khi đúng là thu nhập của người dân vẫn vậy, không tăng thêm đồng nào.
Thưa ông, với người dân, việc rà soát lại GDP có lợi ích gì?
Chỉ tiêu GDP công bố hàng năm thấp hơn hoặc cao hơn thực tế đều bất lợi. Nếu thấp hơn thì các chỉ tiêu vay nợ, nợ chính phủ, nợ công, thu ngân sách nhà nước, bội chi, chi đầu tư phát triển… sẽ cao hơn, thậm chí cao đến mức báo động cũng không phát hiện ra. Nếu không đánh giá lại để có điều chỉnh kịp thời, sẽ ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia và tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội nói chung.
Khi GDP công bố hàng năm cao hơn thực tế mà tỷ lệ bội chi, nợ công, thu ngân sách vẫn vậy, nếu không đánh giá lại thì đánh mất cơ hội vay nợ, tăng chi cho con người, cho đầu tư phát triển, tạo đà tăng trưởng kinh tế…
Như vậy, khi GDP được đánh giá lại, người dân không cảm thấy họ được hưởng lợi, do thu nhập của họ vẫn vậy, nhưng thực tế người dân được hưởng lợi rất nhiều, vì tất cả các chính sách kinh tế vĩ mô để phát triển kinh tế, xã hội không gì khác ngoài phục vụ người dân.
Vậy tại sao không rút ngắn thời gian rà soát, đánh giá lại để Quốc hội, Chính phủ kịp thời đưa ra các cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả của nền kinh tế?
Các nước rà soát GDP định kỳ thường 5 năm tiến hành một lần, vì sau chu kỳ 5 năm, sự thay đổi của nền kinh tế mới rõ rệt. Với Việt Nam, chu kỳ này còn hợp lý hơn, vì trong 5 năm, Tổng cục Thống kê mới thực hiện tổng điều tra toàn diện dân số và nhà ở; nông nghiệp, nông thôn và tổng điều tra kinh tế.
Hơn nữa, vào các năm 2006, 2011, 2016, 2021, 2026, 2031…, Đảng, Quốc hội đặt ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm. Vì vậy, đánh giá lại quy mô GDP vào thời điểm này còn nhằm cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu để Đảng, Quốc hội, Chính phủ hoạch định kế hoạch, chiến lược phát triển với các cơ chế, chính sách phù hợp thực tiễn.
Việt Nam tính lại quy mô GDP theo khuyến nghị của Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc (UNSD) Việt Nam tính lại GDP không phải xuất phát từ mong muốn “làm đẹp” số liệu mà từ nhu cầu thực tế và theo khuyến nghị của Cơ quan Thống kê... #quy mô GDP # quy mô nền kinh tế # GDP Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư
- Vĩnh Long thành lập Cụm công nghiệp Tân Bình, vốn 662 tỷ đồng
- Nam Định có dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD; 177 triệu USD vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng
- Hoàn thành 2 tuyến cao tốc trên địa bàn hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng ngay trong năm 2025
- Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
- Hợp tác giữa TP.HCM với ĐBSCL: Kết quả chưa như kỳ vọng
- Duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch Sân bay Vân Đồn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
- Đà Nẵng yêu cầu có biện pháp xử lý nhà thầu thi công kém năng lực
- Bình Thuận đề xuất đầu tư hơn 4.200 tỷ đồng làm đường vào trung tâm Phan Thiết
- Quảng Trị thành lập tổ công tác “gỡ khó” cho dự án khu công nghiệp 4.533 tỷ đồng
- Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ
- Sau gần 1 năm ra mắt, ITTC Ninh Thuận giúp đổi mới công tác thu hút đầu tư
- 1 Đấu giá đất Sóc Sơn: Trả tới 30 tỷ đồng/m2, sau đó “sợ quá, xin rút”?
- 2 Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ
- 3 Thị trường bất động sản đang bỏ qua một phân khúc rất lớn
- 4 Bỏ quy định phòng cháy chữa cháy là ngành kinh doanh có điều kiện
- 5 Bộ Giao thông Vận tải có bộ trưởng mới
- M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
- 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
- Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
- Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
- Chung kết Giọng hát hay Hà Nội 2024: Vinh danh các giọng ca xuất sắc nhất
- Sơn Hoà Bình tái định vị doanh nghiệp cùng bộ nhận diện thương hiệu mới
- PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- Khám phá cơ hội hợp tác tại Hội thảo về hợp tác kinh doanh Malaysia - Việt Nam
- Sống xanh, sống sang tại Vinhomes Golden River
- Bất động sản nhà phố “tăng tốc”, The Larita đón sóng đầu tư khu Tây TP.HCM
Từ khóa » Vietnam Tính Lại Gdp
-
5 Năm Một Lần Sẽ đánh Giá Lại Quy Mô GDP - VnExpress
-
GDP Của Việt Nam Phải Vượt Mốc 500 Tỷ USD - Vietnamnet
-
Việt Nam Tính Lại Quy Mô GDP Theo Khuyến Nghị Của UNSD - Chi Tiết Tin
-
Từ đề Xuất Tính Lại GDP định Kỳ 5 Năm/lần Của Việt Nam, Nhìn Lại ...
-
Việt Nam Cần Tiếp Tục Tính Lại GDP | Thời Sự
-
Đánh Giá Lại GDP: Làm Rõ Hơn Một Số Chỉ Tiêu Chất Lượng Tăng ...
-
Thông Cáo Báo Chí Đánh Giá Lại Quy Mô Tổng Sản Phẩm Trong Nước
-
GDP Tính Lại Tăng 25,4%: Cẩn Trọng Với Chỉ Số Nợ Công, Lạm Phát
-
Vì Sao IMF Giúp Việt Nam đánh Giá Lại Quy Mô GDP? – NFSC
-
Thông Cáo Báo Chí Về Đánh Giá Lại Quy Mô Tổng Sản Phẩm Trong Nước
-
Sự 'lớn Lên' Của GDP - Lợi Và Hại
-
GDP Việt Nam Năm 2021: Kỳ Vọng Vượt 500 Tỷ USD
-
Kinh Tế VN: GDP Quý II 'tăng Cao Nhất Trong 10 Năm' Và Cảnh Báo Lạm ...
-
Việt Nam - World Bank Data