GDP Của Việt Nam Phải Vượt Mốc 500 Tỷ USD - Vietnamnet
Có thể bạn quan tâm
Theo sự đánh giá đó, GDP sức mua đã và đang cao hơn GDP danh nghĩa. Sự chênh lệch giữa hai chỉ số GDP này là phổ biến trên thế giới, nhưng chênh lệch như Việt Nam là hơi bị hiếm.
Theo công bố của IMF, GDP toàn cầu năm 2020 tính theo “danh nghĩa” là 83.844 tỷ USD, tính theo “sức mua” là 130.186 tỷ USD. Tỷ số giữa GDP sức mua với GDP danh nghĩa trên đây của toàn cầu là 1,52.
Không quốc gia nào ngoài Hoa Kỳ có tỷ số đó bằng 1 (20807/20807 tỷ USD). Cũng rất hiếm quốc gia nào ngoài Úc lại có tỷ số đó thấp hơn 1 (1309/1334 USD).
GDP năm 2020 không thể chỉ là 340 tỷ USD, mà cao hơn thế, và vượt mốc 500 tỷ USD |
Khá nhiều quốc gia có hệ số đó cao hơn 1, như Trung Quốc 1,61; Nhật Bản 1,07; Đức 1,17; Anh 1,12; Hàn Quốc 1,44... Nhiều quốc gia có tỷ số đó lớn hơn 2 như Nga 2,44; Brazil 2,25; Mexico 2,33; Thái Lan 2,47...
Việt Nam thuộc tốp ít ỏi có tỷ số lớn hơn 3, trong đó cao nhất là Thổ Nhĩ Kỳ 3,70; Lào 3,27; Việt Nam 3,08 (1047/340 tỷ USD), Indonesia 3,05...
GDP danh nghĩa được đánh giá thấp
Vậy là Việt Nam có tỷ số giữa GDP sức mua với GDP danh nghĩa lớn gấp đôi so với tỷ số bình quân toàn cầu. Vì sao lại có thực trạng này? Nhiều suy nghĩ đã dồn về tỷ giá VND/USD, và về chỉ số giá tiêu dùng.
Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ giá VND/USD từ hàng chục năm qua vẫn ổn định, xoay quanh mức 22-23 nghìn đồng/USD. Còn tỷ giá tiêu dùng nếu tăng thì sức mua của VND phải giảm, làm sao tỷ số của hai loại GDP đó lại cao ngất ngưởng lên tới hơn 3 lần được.
Cuối cùng, một biểu hiện không bình thường của việc đánh giá thấp GDP danh nghĩa của Việt Nam, đó là quan hệ giữa quy mô GDP với quy mô xuất nhập khẩu trong những năm qua.
Điển hình, năm 2020 của Việt Nam, trong khi tổng trị giá xuất nhập khẩu lên tới 543 tỷ USD, thì GDP được tính chỉ là 340 tỷ USD (trong đó có đóng góp gần 20 tỷ USD xuất siêu), tỷ số xuất nhập khẩu/GDP là 1,59.
Tham khảo thêmĐiểm đột phá trong cải cách, tái cơ cấu kinh tế giai đoạn tới
Trong khi đó, tỷ số này của Indonesia là 0,31 (304/1088 tỷ USD), Thái Lan 0,81 (438/539 tỷ USD), Hoa Kỳ 0,20 (4200/21000 tỷ USD), Trung Quốc 0,30 (4493/14800 tỷ USD).
Do đâu mà tỷ số trên đây của Việt Nam lại cao vút lên như vậy so với các nền kinh tế hàng đầu của ASEAN, thậm chí cả hàng đầu thế giới? Câu trả lời có sức thuyết phục nhất chỉ có thể là do GDP của Việt Nam đã bị đánh giá quá thấp.
Chung lại, mọi góc nhìn về những không bình thường trong quan hệ giữa GDP với nhiều chỉ số quan trọng khác của nền kinh tế đều quy tụ lại tại một điểm, đó là GDP danh nghĩa đã được đánh giá thấp so với chính nó trên thực tiễn.
Đánh giá lại GDP
Việc đánh giá thấp này không phải chỉ diễn ra năm 2020, trái lại, đó là kết quả liên hoàn kể từ khi Việt Nam sử dụng Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) thay thế Hệ thống MPS của nền kinh tế kế hoạch hóa từ năm 1992.
Theo đó, GDP của Việt Nam năm 1995 chỉ được xác định là trên 20 tỷ USD, năm 2000 là trên 31 tỷ USD. Ở mức này, 100% dân thuộc diện nghèo, trong khi Việt Nam chính thức công bố tỷ lệ nghèo trong cả nước năm 2000 chỉ là 29% dân số, thậm chí Việt Nam đã hoàn thành Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xóa nghèo vượt mức, về đích trước 10 năm (2005/2015).
Chung lại, nếu những năm đầu tiên thực hiện công cuộc Đổi mới, GDP được tính đúng, tính đủ theo định nghĩa về GDP và theo diễn biến trên thực tiễn phát triển của nền kinh tế, thì mọi sự đã khác kể từ lúc khởi điểm cho đến hiện nay.
Từ đó, sẽ không có những câu hỏi vì sao và vì sao, nào là “GDP sức mua” lại lớn gấp hơn 3 lần “GDP danh nghĩa”, nào là tổng trị giá xuất nhập khẩu lại lớn tới gấp trên dưới 2 lần so với GDP, nào là Việt Nam luôn được các tổ chức quốc tế đánh giá cao hơn so với Bảng xếp hạng GDP, như xếp hạng về Hạnh phúc, Y tế, Giáo dục, Quân sự...
Tuy nhiên, không thể chấp nhận chữ “nếu”. Vậy nên, việc đánh giá lại GDP cần được bắt đầu với mốc điểm là năm 2020 với 2 phương án.
Ảnh: Lê Anh Dũng |
Phương án 1, đánh giá lại từ các nguyên nhân dẫn đến GDP bị đánh giá thấp, đặc biệt là 4 nguyên nhân đã được chính thức nêu ra trên đây. Từ đó tính toán những gì cần được đưa vào GDP.
Phương án 2, tiếp thu đầy đủ và có chọn lọc các đánh giá của các tổ chức quốc tế về Việt Nam và về GDP của Việt Nam. So sánh hai phương án để đúc kết lại thành phương án cần được lựa chọn. Để hình dung, có thể phác họa một vài tính toán sau.
Theo Đại học Fulbright, GDP Việt Nam được tính lại có thể cao hơn so với hiện tại trong khoảng 25-30%. Từ đó, GDP Việt Nam năm 2020 là 340 x 1,25 = 425 tỷ USD, hoặc là 340 x 1,30 = 442 tỷ USD, mức trung bình là 433 tỷ USD.
Theo tỷ số bình quân của thế giới về GDP sức mua/GDP danh nghĩa là 1,56 thì GDP Việt Nam năm 2020 là 340 x 1,56 = 530 tỷ USD.
Theo quan hệ giữa GDP/kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2020 vào loại cao nhất thế giới là 0,81, thì GDP sẽ là 543 : 0,81 = 670 tỷ USD.
Theo ước đoán về kinh tế phi chính thức có thể lớn bằng 50% kinh tế được công bố, thì GDP năm 2020 sẽ là 340 x 1,5 = 510 tỷ USD.
Nếu không thể chấp nhận, hoặc bác bỏ tất cả các tính toán trên, thì đơn giản nhất, phải chăng là chấp nhận mức bình quân của các tính toán này. Theo đó, GDP năm 2020 sẽ là (433 + 530 + 670 + 510) : 4 = 535 tỷ USD.
Thật ngẫu nhiên, mức bình quân này không sai khác bao nhiêu so với tính toán không công nhận GDP sức mua của Việt Nam lớn tới hơn 3 lần GDP danh nghĩa, mà công nhận rằng mức hơn đó có cao, nhưng chỉ cao bằng mức trung bình toàn cầu, đó là 1,56 lần.
Những phác họa trên đây chỉ là những phép tính đơn sơ nhất, không thể thay thế các tính toán của Thống kê Việt Nam trong việc tính lại GDP theo nhiệm vụ được giao của Thủ tướng. Tuy nhiên, dù tính toán như thế nào thì GDP năm 2020 cũng không thể chỉ là 340 tỷ USD, mà cao hơn thế, và vượt mốc 500 tỷ USD.
* Bài 3: Lạ lùng số liệu GDP
TS Đinh Đức Sinh
Bài 1: Bà nội trợ, quyền lực ngầm kinh tế Việt NamMột đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là kinh tế “bà nội trợ” trong mỗi gia đình, kinh tế tự cung tự cấp ở cả nông thôn và thành thị.
Từ khóa » Vietnam Tính Lại Gdp
-
5 Năm Một Lần Sẽ đánh Giá Lại Quy Mô GDP - VnExpress
-
Việt Nam Tính Lại Quy Mô GDP Theo Khuyến Nghị Của UNSD - Chi Tiết Tin
-
Từ đề Xuất Tính Lại GDP định Kỳ 5 Năm/lần Của Việt Nam, Nhìn Lại ...
-
Việt Nam Cần Tiếp Tục Tính Lại GDP | Thời Sự
-
Đánh Giá Lại GDP: Làm Rõ Hơn Một Số Chỉ Tiêu Chất Lượng Tăng ...
-
Thông Cáo Báo Chí Đánh Giá Lại Quy Mô Tổng Sản Phẩm Trong Nước
-
GDP Tính Lại Tăng 25,4%: Cẩn Trọng Với Chỉ Số Nợ Công, Lạm Phát
-
Vì Sao IMF Giúp Việt Nam đánh Giá Lại Quy Mô GDP? – NFSC
-
Thông Cáo Báo Chí Về Đánh Giá Lại Quy Mô Tổng Sản Phẩm Trong Nước
-
Sự 'lớn Lên' Của GDP - Lợi Và Hại
-
GDP Việt Nam Năm 2021: Kỳ Vọng Vượt 500 Tỷ USD
-
Đánh Giá Lại Quy Mô Nền Kinh Tế Theo Chu Kỳ 5 Năm
-
Kinh Tế VN: GDP Quý II 'tăng Cao Nhất Trong 10 Năm' Và Cảnh Báo Lạm ...
-
Việt Nam - World Bank Data