Danh Mục Các Loại Hóa Chất Nguy Hiểm Dễ Cháy Nổ

Các doanh nghiệp cần nắm rõ danh mục hóa chất công nghiệp nguy hiểm dễ cháy nổ để có thể đề phòng những rủi ro có thể xảy ra. Nhất là trong quá trình sử dụng hoặc lưu trữ trong kho bãi. Ngoài ra khi nắm rõ nội dung của danh mục hóa chất nguy hiểm dễ cháy nổ giúp giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra và có thể đưa ra biện pháp phòng ngừa tai nạn tốt nhất.

Nội dung chính

Toggle
  • Hóa chất nguy hiểm
    • Hóa chất nguy hiểm là gì?
    • Danh mục hóa chất nguy hiểm gồm những chất gì ?
  • Vận chuyển hóa chất nguy hiểm
  • Yêu cầu chung đối với việc sản xuất, kinh doanh hóa chất
    • Yêu cầu chung
    • Yêu cầu đối với nhà xưởng, kho chứa
  • Danh mục hóa chất công nghiệp nguy hiểm theo luật hóa chất
  • Các ký hiệu trong bản vẽ pccc, bình chữa cháy

Hóa chất nguy hiểm

Để tìm hiểu rõ về danh mục hóa chất nguy hiểm trước tiên ta cần định nghĩa rõ về hóa chất nguy hiểm.

Hóa chất nguy hiểm là gì?

Hóa chất nguy hiểm là những loại hóa chất được sử dụng là dung môi, nguyên liệu trong sản xuất, nghiên cứu khoa học trong các ngành công nghiệp. Các hóa chất này thường được tạo ra thông qua các phản ứng hóa học trong phòng thí nghiệm hoặc quá trình sinh hóa, hóa lý qua quá trình pha loãng, phối trộn.

Danh mục các loại hóa chất nguy hiểm dễ cháy nổ
Danh mục các loại hóa chất nguy hiểm dễ cháy nổ

Danh mục hóa chất nguy hiểm gồm những chất gì ?

Những chất hóa học có trong danh mục hóa chất nguy hiểm thường có đặc tính ăn mòn, gây hại cho môi trường, có tính phóng xạ, chất có hại, độc với con người và động vật, chất dễ cháy, nổ, chất độc sinh học, gây kích ứng hoặc chất oxy hóa.

Vận chuyển hóa chất nguy hiểm

Việc vận chuyển các chất hóa học có trong danh mục hóa chất  nguy hiểm cung rất khắt khe cần phải được cấp giấy phép vận chuyển do từng bộ, ngành cấp tùy thuộc vào từng loại hàng hóa và sản phẩm. Ngoài ra khi vận chuyển các loại hóa chất này cũng cần có giấy, phiếu bảo đảm an toàn do nhà sản xuất hoặc xuất nhập khẩu cung cấp.

Quá trình đóng gói nhằm lưu trữ hóa chất trong kho xưởng hoặc tham gia quá trình vận chuyển. Cần đặc biệt chú ý đến dụng cụ, trang thiết bị đựng. Xe vận chuyển cần phải được che chắn cẩn thận, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho quá trình vận chuyển.

Yêu cầu chung đối với việc sản xuất, kinh doanh hóa chất

Đối với việc sản xuất, lưu trữ, cất giữ, kinh doanh các chất hóa học có trong danh mục hóa chất nguy hiểm dễ cháy nổ cần nắm bắt để chủ động trong quá trình phòng ngừa nguy hại có thể xảy ra. Cụ thể cần hiểu rõ tính chất hóa học của từng loại hóa chất để có phương án phòng ngừa, đề phòng và xử lý nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra. Ngoài ra có phương pháp bảo hộ lao động đối với những công nhân, cá nhân tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với hóa chất. Thêm vào đó biển cảnh báo nguy hiểm tại nơi có hóa chất là điều bắt buộc phải trang bị và phải để ở vị trí dễ đọc.

Yêu cầu chung

Đối với công nhân, người lao động thường xuyên tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm cần phải được phổ biến kiến thức, đào tạo đầy đủ và có thẻ an toàn lao động theo đúng quy định. Ngoài ra việc bổ sung kiến thức và nghiệp vụ an toàn lao động cho công nhân cần được thực hiện một cách nghiêm túc và định kỳ.

Bắt buộc phải trang bị bảo hộ lao động phù hợp cho công nhân, và người lao động dựa trên  mức độ độc hại của hóa chất.

Cơ sở kinh doanh, sản xuất cần phải có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho môi trường khi xử lý hóa chất, tránh việc làm rò rỉ gây ảnh hướng đến môi trường bên ngoài. Nếu không may có sự cố rò rỉ, hoặc tai nạn lao động cần xử lý kịp thời đồng thời báo ngay lập tức cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra.

Yêu cầu đối với nhà xưởng, kho chứa

Nhà xưởng, kho chứa hóa chất cần phải được xây dựng đúng tiêu chuẩn được đề ra và phải được cập nhất công nghệ sản xuất, cất giữ hóa chất. Vd phải có cột thu lôi, hệ thống chống sét an toàn.

Nhà xưởng, kho chứa hóa chất nguy hiểm cần phải có lối thoát hiểm, đèn thoát hiểm, hệ thống báo động, cứu nạn cứu hộ khẩn cấp, hệ thống thông gió và chiếu sáng kèm theo thiết bị điện dự phòng trong trường hợp có sự cố xảy ra.

Sản nhà xưởng cần được thiết kế khoa học có khả năng chịu lực tốt, bảo đảm thoát nước tốt luôn khô ráo bảo đảm không gây trơn trượt trong quá trình vận chuyển hóa chất.

Đối với những bồn chứa hóa chất ngoài trời cần bảo đám đến mức cao nhất việc hóa chất không thoát ra ngoài môi trường bên ngoài. Cũng tương tự như nhà xưởng cần bảo đảm chống sét và khả năng chống cháy nổ tốt nhất.

Yêu cầu đối với dụng cụ đựng, sang chiết:

Việc chọn lựa thiết bị dụng cụ đựng, sang chiết hóa chất cần đảm bảo theo tiêu chuẩn, các dụng cụ cần được kiểm định nghiêm ngặt trước khi đưa vào sử dụng. Đảm bảo phù hợp với chủng loại hóa chất bên trong.

Bao bì, dụng cụ sử dụng cần chắc chắn, bền chịu đựng được tác động từ hóa chất bên trong và cả những tác động từ ngoại lực, thời tiết bên ngoài. Ngoài ra trên dụng cụ, bao bì cần có nhãn ghi rõ nội dung về hóa chất được chứa bên trong và những cảnh báo nổi bật dễ đọc để thông tin đến người sử dụng hoặc vận chuyển.

Danh mục hóa chất công nghiệp nguy hiểm theo luật hóa chất

Danh mục hóa chất nguy hiểm là bao gồm những chất hóa học có khả năng gây cháy nổ, oxy hóa, gây nguy hại, ảnh hưởng trực tiếp đến con người, động vật và môi trường nên luôn được kiểm soát một cách chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Danh mục hóa chất nguy hiểm bao gồm những chất cơ bản sau:

  1. Amoni nitrat (trên 98%): Đây là loại hóa chất nguyên liệu chính để chế tạo thuốc nổ, bom chính vì vậy với hàm lượng cao trên 98% và khối lượng trên 50 tấn sẽ bị quản lý chắt chẽ. Ngoài ra nếu ở hàm lượng nhỏ hơn thì Amoni nitrat được sử dụng để phục vụ nông nghiệp dưới dạng phân bón rất tốt cho sản xuất.
  2. Kali nitrat (dạng tinh thể): công thức hóa học là KNO3 thường được gọi là diêm tiêu có thể được ứng dụng làm ngòi nổ. Ngoài ra cũng như Amoni nitrat thì chú đều có thể ứng dụng vào nông nghiệp dưới dạng phân bón.
  3. Các khí hóa lỏng đặc biệt dễ cháy Liquefied extremely flammable gases: Đây là nhiên liệu chính trong các thiết bị sưởi ấm và xe cộ. Đặc tính của các loại khí này là vô cùng là dễ bắt lửa và nguy hiểm.
  4. Clo: đứng thứ 4 trong danh mục hóa chất nguy hiểm bởi khả năng gây hại của nó rất cao đối với môi trường, trước đây quân đội đã từng sử dụng clo như vũ khí hóa học, chính vì vậy đây là chất cần được quản lý nghiêm ngặt.
  5. Brom: thường được sử dụng trong công nghệ nhuộm, tráng phim… đây là loại hóa chất gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người đặc điểm nhận dạng khi bị ngộ độc brom dễ thấy như chảy nước mắt, ho.. đặc biệt ảnh hưởng nặng nề đến đường hô hấp như gây ngạt thở, viêm khí quản…

Nắm bắt được những quy định và danh mục hóa chất nguy hiểm trong công nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tránh được những tổn thất không đáng có về nhân lực lẫn tài chính.

Các ký hiệu trong bản vẽ pccc, bình chữa cháy

Để bảo đảm an toàn việc hiểu biết các ký hiệu trong bản vẽ PCCC hoặc trên bình chữa cháy, tiêu lệnh, biển báo là việc bắt buộc để bảo đảm an toàn cho tính mạng và cơ sở vật chất.

Các ký hiệu trong bản vẽ pccc
Các ký hiệu trong bản vẽ pccc

Phía trên là các mẫu ký hiệu trong các bản vẽ PCCC hoặc biển báo hiệu hoặc trên các sản phẩm thiết bị cứu hỏa.

Trong TCVN 5040 : 1990 – ISO 6790 : 1986 cũng nêu rất rõ tiêu chuẩn quy định những ký hiệu trong bản vẽ phòng cháy chữa cháy trong các lĩnh vực xây dựng, thi công, lắp đặt hoặc trên các thiết bị phòng cháy chữa cháy nhằm phục vụ công tác phòng chống hỏa hoạn hoặc cảnh báo.

Quý khách có thể vào đây để xem thêm các thiết bị phòng cháy chữa cháy cần thiết cho kho, xưởng, công ty, doanh nghiệp, cũng như gia đình mình. Chúng tôi cam kết cung cấp sản phẩm với giá thành cũng như chất lượng tốt nhất.

Từ khóa » Thế Nào Là Chất Hàng Nguy Hiểm Về Cháy Nổ