Danh Mục Mã Ngành Nghề Kinh Doanh Mới Nhất Cập Nhật 2021

Tân Thành Thịnh là công ty tư vấn các thủ tục xin giấy phép thành lập công ty với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thành lập công ty. Chúng tôi xin cung cấp đến khách hàng những thông tin về mã ngành kinh doanh để các bạn có thể tiện tham khảo khi đăng ký thành lập công ty.

1.1 Ghi mã ngành nghề kinh doanh như thế nào?

Trước khi đưa ra lựa chọn kinh doanh mỗi cá nhân, doanh nghiệp đều phải tiến hành xác lập ngành nghề mà mình có ý định sẽ hoạt động kinh doanh sau này.Việc ghi mã ngành nghề kinh doanh phải đúng theo quy định để tránh dẫn đến bị trả hồ sơ khi đăng ký thành lập công ty gây mất thời gian cho chủ doanh nghiệp. Sau đây, Tân Thành Thịnh sẽ hướng dẫn cách ghi mã ngành nghề khi đăng ký thành lập công ty.

a)  Ghi theo mã ngành cấp 4 của Hệ thống ngành kinh tế

Hệ thống mã ngành theo quy định của pháp luật hiện hành phân hóa từ cấp 1 cho đến cấp 5 tương ứng với số chữ số trong mã ngành đó.

Theo nguyên tắc, khi chọn mã ngành để đăng ký, doanh nghiệp phải đăng ký bằng mã ngành cấp 4 (có 4 số) sau đó bổ sung mã ngành cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết phù hợp với quy định của pháp luật. Ví dụ:

Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động: mã ngành 5610

Dịch vụ phục vụ đồ uống (trừ quán rượu, bia, quầy bar): mã ngành 5630

b)  Trường hợp ghi thêm mã ngành cấp 5

Trong một số trường hợp, việc chỉ ghi nhận mã ngành cấp 4 là chưa đủ, doanh nghiệp cần phải bổ sung thêm diễn giải chi tiết của ngành nghề đó hoặc mã ngành cấp 5 phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình. Cụ thể: 

- Đối với ngành nghề kinh doanh thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện (về vốn pháp định, chứng chỉ,…), danh mục ngành nghề kinh doanh cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh, ngoài mã ngành cấp 4, phải ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.

- Đối với các ngành nghề không được ghi nhận thành một ngành nghề cụ thể  trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (không có mã ngành riêng), nhưng được quy định trong các văn bản pháp luật khác, thì ghi nhận thêm theo quy định tại các văn bản đó.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể chọn mã ngành cấp 4 có liên quan đến ngành nghề mình kinh doanh và thường có các dạng cấu trúc sau: 

  • Hoạt động …khác
  • Hoạt động có liên quan đến … khác
  • Hoạt động … chưa được phân vào đâu.

Đồng thời, sau đó có thể ghi thêm mã ngành cấp 5 phù hợp rồi bổ sung thêm diễn giải chi tiết bên dưới hoặc ghi trực tiếp chi tiết sau mã ngành cấp 4.

Ví dụ: Doanh nghiệp bán mỹ phẩm đăng ký mã ngành như sau:

  • 4649 - Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
  • 46493 - Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh
  • Diễn giải chi tiết: Bán nước hoa, mỹ phẩm nhập khẩu

c)  Cách ghi mã ngành không có trong nghệ thống ngành kinh tế

Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có trong Hệ thống ngành kinh tế và cũng không có văn bản pháp luật thực tế thì người thành lập doanh nghiệp cần làm công văn giải trình với Phòng đăng ký kinh doanh về thực tiễn tồn tại ngành nghề kinh doanh để cơ quan này được rõ. 

Phòng đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

Từ khóa » Các Mã Ngành Nghề Kinh Doanh 2021