Tra Cứu Mã Ngành Nghề Kinh Doanh Năm 2022 - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Mã ngành nghề kinh doanh là gì?
  • Quy định pháp luật về mã ngành nghề kinh doanh
  • Đăng ký thành lập doanh nghiệp có phải ghi mã ngành nghề kinh doanh không?
  • Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh mới nhất
  • Ví dụ về danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện
  • Dịch vụ hỗ trợ thay đổi ngành nghề kinh doanh uy tín chất lượng tại Luật Hoàng Phi

Mã ngành nghề kinh doanh là một phần không thể thiếu khi các chủ thể đăng ký thành lập doanh nghiệp. Khi lựa chọn mã ngành nghề kinh doanh, các chủ thể cần tuân thủ theo các quy định của pháp luật để việc đăng ký thành lập không bị từ chối.

Vậy, pháp luật có quy định như thế nào về mã ngành nghề kinh doanh? Làm thế nào để tra cứu mã ngành nghề kinh doanh nhanh nhất? Cùng  Luật Hoàng Phi tìm hiểu các vấn đề liên quan đến mã ngành nghề kinh doanh trong bài viết dưới đây.

Mã ngành nghề kinh doanh là gì?

Mã ngành nghề kinh doanh là dãy ký tự được mã hóa để thể hiện một ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Mã ngành nghề kinh doanh trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam sẽ được thể hiện bằng dãy gồm 6 ký tự thể hiện mã ngành từ cấp 1 đến cấp 5.

– Mã ngành nghề cấp 1:

Được mã hóa bằng 01 chữ cái từ A đến U thể hiện lĩnh vực kinh doanh.

– Mã ngành nghề cấp 2:

Được mã hóa bằng 02 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 1.

– Mã ngành nghề cấp 3:

Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 2.

– Mã ngành nghề cấp 4:

Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành  nghề cấp 3.

– Mã ngành nghề cấp 5:

Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 4.

Thông thường khi đăng ký kinh doanh, các chủ thể sẽ ghi mã ngành nghề đến mã ngành nghề cấp 4 trong tờ khai đăng ký kinh doanh. Sau đó, doanh nghiệp phải bổ sung mã ngành nghề cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.

Quy định pháp luật về mã ngành nghề kinh doanh

Hiện nay, pháp luật cho phép các doanh nghiệp có quyền kinh doanh các các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Chính phủ có quy định cụ thể danh mục ngành nghề bị cấm kinh doanh.

Như vậy, doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh để thành lập doanh nghiệp tuy nhiên ngành nghề đó phải không thuộc ngành nghề cấm kinh doanh.

Ví dụ: Kinh doanh ma túy thuộc trường hợp cấm kinh doanh nên các chủ thể không được kinh doanh, đăng ký kinh doanh cho ngành nghề ma túy. Ngoài ra, khi kinh doanh ngành nghề này, các chủ thể có thể xem xét xử lý hình sự hoặc hành chính.

Đối với một số ngành nghề kinh doanh, để được kinh doanh thì các chủ thể phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định gọi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu không đáp ứng được các điều kiện đó thì chủ thể sẽ không được cấp đăng ký kinh doanh.

Mỗi một ngành nghề kinh doanh được mã hóa bằng một mã ngành nghề kinh doanh khác nhau, nên khi đăng ký theo mã ngành nào thì doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong ngành nghề đó.

Tất cả các doanh nghiệp khi thành lập mới hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh đều phải đăng ký theo mã ngành nghề cấp 4 thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh, gọi: 1900 6557

Đăng ký thành lập doanh nghiệp có phải ghi mã ngành nghề kinh doanh không?

Hiện nay, quy định về việc ghi nhận mã ngành nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được bãi bỏ. Có nghĩa, nếu muốn biết được doanh nghiệp đó kinh doanh ngành nghề nào thì cần tra cứu trên hệ thống quản lý đăng ký kinh doanh quốc gia.

Việc pháp luật cho phép doanh nghiệp được tự do kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật không cấm sẽ không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không cần đăng ký ngành nghề kinh doanh đó với cơ quan có thẩm quyền.

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kinh doanh thì các chủ thể phải kê khai đầy đủ thông tin về mã ngành nghề theo đúng danh mục và theo đúng quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp muốn mở rộng ngành nghề kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh thì phải làm thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề và thông báo đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

Doanh nghiệp đăng ký thành lập trước khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực không được thể hiện mã ngành nghề kinh doanh trên cổng thông đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Do đó, các doanh nghiệp muốn thay đổi bất kỳ nội dung gì trong đăng ký kinh doanh thì phải thực hiện mã hóa ngành nghề trước khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh đó.

Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh mới nhất

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, các chủ thể vẫn phải kê khai về ngành nghề kinh doanh và mã của ngành nghề này. Để có mã ngành nghề kinh doanh thì các chủ thể cần phải tiến hành tra cứu qua hệ thống quản lý mã ngành nghề kinh doanh.

Các chủ thể có thể tra cứu mã ngành nghề kinh doanh theo quy trình sau đây:

Bước 1: Đăng nhập vào Cổng thông tin quốc gia về quản lý mã ngành nghề theo địa chỉ trang web: http://dangkykinhdoanh.gov.vn/

Màn hình sẽ hiện thị ra trang chủ của hệ thống ra cứu, tại hệ thống, các chủ thể có thể tra cứu được mã ngành nghề kinh doanh, mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể và nhiều vấn đề khác về doanh nghiệp.

Bước 2: Các chủ thể cần lựa chọn phần “hỗ trợ” sau đó click và “tra cứu ngành, nghề kinh doanh”

Lúc này, giao diện màn hình sẽ hiển thị ra bảng danh mục ngành, nghề kinh doanh theo quy định.

Bước 3: Để tra cứu chính xác ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký là gì, các chủ thể có thể bấm “Ctrl + F” và gõ ngành nghề kinh doanh của mình để tra cứu mã

Chủ thể nhận kết quả tại giao diện màn hình, ghi kết quả và kiểm tra mã ngành nghề kinh doanh khác.

Ngoài ra, các chủ thể muốn tra cứu mã ngành nghề kinh doanh có thể xem tại Phụ lục được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ – TTg.

Hoặc các chủ thể có thể tham khảo bài viết, bài chia sẻ của các đơn vị, các công ty luật. Tuy nhiên, các chủ thể cần xem xét kỹ vì có thể các bài viết cũ, viết theo các văn bản cũ nên mã ngành nghề không đúng.

Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh, gọi: 1900 6557

Ví dụ về danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề kinh doanh mà việc thực hiện đầu tư kinh doanh phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.

Điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề này có thể là điều kiện về các giấy phép hoạt động (giấy phép con), điều kiện về chứng chỉ hành nghề của chủ sở hữu doanh nghiệp, chứng chỉ hành nghề đối với một số chức danh quản lý, điều kiện về giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, điều kiện về vốn pháp định hoặc một số yêu cầu khác.

Theo quy định của pháp luật, hiện nay có tất cả 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Chúng tôi sẽ đưa ra một số ví dụ điển hình về danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện và các điều kiện cụ thể như sau:

– Ngành nghề môi giới bảo hiểm:

+ Có vốn pháp định là 4 tỷ đối với kinh doanh mô giới bảo hiểm gốc hoặc mô giới tái bảo hiểm, 8 tỷ đối với kinh doanh mô giới bảo hiểm gốc và tái bảo hiểm.

+ Có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề, có số năm kinh nghiệm nhất định đối với các chức danh quản lý của doanh nghiệp.

– Hành nghề luật sư:

+ Có chứng chỉ hành nghề luật sư (Thẻ Luật sư) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp.

+ Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập văn phòng luật sư, công ty luật phải có ít nhất 02 năm hành nghề liên tục.

– Ngành nghề kinh doanh dịch vụ tư vấn điều tra, đánh giá đất:

+ Có ít nhất 05 cá nhân đủ điều kiện hành nghề: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành có liên quan đến điều tra, đánh giá đất đai; có thời gian công tác từ 36 tháng trở lên trong lĩnh vực quản lý đất đai, khoa học đất, thổ nhưỡng, môi trường và các chuyên ngành khác.

+ Tổ chức thực hiện phân tích mẫu đất phải có phòng phân tích đất có giấy chứng do cơ quan có thẩm cấp.

Dịch vụ hỗ trợ thay đổi ngành nghề kinh doanh uy tín chất lượng tại Luật Hoàng Phi

Đến với dịch vụ hỗ trợ thay đổi ngành nghề kinh doanh tại Luật Hoàng Phi, bộ phận phụ trách sẽ hỗ trợ thực hiện những công việc sau đây:

– Tư vấn đầy đủ các điều kiện, quy định pháp luật về những ngành nghề kinh doanh cần bổ sung cho doanh nghiệp.

– Soạn hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh cho khách hàng đúng theo quy định pháp luật.

– Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục với cơ quan chuyên ngành.

– Thực hiện thủ tục công bố thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh sau thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh.

– Hướng dẫn các thủ tục cần lưu ý sau thay đổi đăng ký kinh doanh cho khách hàng.

– Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến hoạt động Doanh nghiệp

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi liên quan đến quy định về nghành nghề hoạt động kinh doanh. Mọi vấn đề thắc mắc về tra cứu mã ngành nghề kinh doanh, Quý độc giả có thể liên hệ cho Luật Hoàng Phi qua Tổng đài tư vấn 1900.6557 để các chuyên viên của chúng tôi giải đáp và tư vấn chi tiết.

Từ khóa » Các Mã Ngành Nghề Kinh Doanh 2021