Danh Ngữ Tiếng Stiêng

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Danh ngữ tiếng Stiêng pdf Số trang Danh ngữ tiếng Stiêng 5 Cỡ tệp Danh ngữ tiếng Stiêng 37 KB Lượt tải Danh ngữ tiếng Stiêng 2 Lượt đọc Danh ngữ tiếng Stiêng 148 Đánh giá Danh ngữ tiếng Stiêng 4.7 ( 19 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Danh ngữ tiếng Stiêng Ngôn ngữ Stiêng Phương ngữ tiếng Stiêng Ngữ đoạn trong tiếng Stiêng Danh từ trong tiếng Stiêng Ngữ pháp chức năng

Nội dung

DANH NGỮ TIẾNG STIÊNG1 PGS.TS. LÊ KHẮC CƯỜNG Abstract: Stieng is a language of South Bahnaric subgroup, Austroasiatic family. This is a second largest language in Binh Phuoc province, just after the Vietnamese. With a population of nearly 80,000 people, Stieng people have an important role in Binh Phuoc province. The paper presents an overview of the characteristics of noun phrases in Stieng. As the Koho, Ma, Mnong, Chrau, the Stieng language has many similarities with the Vietnamese in the structure of the noun phrases because they belong to Austroasiatic family and had a very close contact with the Vietnamese. 1. Tiếng Stiêng, cùng với Kơho, Mnông, Chrau, Mạ, là những ngôn ngữ thuộc tiểu nhóm Nam Bahnar. Tiểu nhóm này thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, chi Môn-Khmer, nhánh Đông Môn-Khmer, nhóm Bahnar2. Đây là những ngôn ngữ có vai trò quan trọng tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với số lượng người nói gần 400.000 người. Trong các tỉnh Lâm Đồng (Kơho, Mạ), Đắc Lắc và Đắc Nông (Mnông), Đồng Nai, Bà Riạ Vũng Tàu (Chrau) thì các ngôn ngữ thuộc tiểu nhóm Nam Bahnar có số lượng người nói đông thứ hai, chỉ sau tiếng Việt,. Tiếng Stiêng có hai phương ngữ là Stiêng Bu Lơ (được nói ở các huyện vùng cao như Bù Đăng, Bù Đốp, Phước Long,…) và Stiêng Bu Deh (được nói ở các huyện/thị trung du và đồng bằng như Đồng Phú, Đồng Xoài, Bình Long,…). Người Stiêng có dân số khoảng 80.000 người, chiếm gần 10% dân số toàn tỉnh Bình Phước, chỉ xếp sau người Việt (Kinh). Trong bài viết này chúng tôi giới thiệu sơ bộ những đặc điểm chung của danh ngữ tiếng Stiêng theo thuộc tính ngữ nghĩa - cú pháp. 2. Ngữ hay ngữ đoạn (syntagm) là đơn vị của lời nói, giữ một chức năng cú pháp nhất định để biểu thị những sự tình và những tham tố nhất định. Thông thường, ngữ đoạn nhỏ nhất là một từ. Khi phân tích cú pháp một câu, ta được những thành tố trực tiếp tạo câu. Đối với những câu có nhiều hơn một từ thì có thể có nhiều ngữ đoạn. Cấp độ của các ngữ đoạn là từ nhỏ đến lớn, từ bậc thấp đến bậc cao. Ngữ đoạn nhỏ là thành tố trực tiếp tạo nên ngữ đoạn lớn hơn nó một bậc. Chẳng hạn phân tích câu: Pai sâu đơk au kăp puôn âq bu hôm. “Con chó dữ này cắn bốn người rồi”. ta được các ngữ đoạn từ lớn đến nhỏ như sau: (1) pai sâu đơk au “con chó dữ này” 1 Đăng trên Tập san Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, số 50-2011, trang 40-43. Bổ sung 2013. 2 Theo cách phân loại của tạp chí Ethnologue - Languages of the World, 16th Edition, 2009, http://www.ethnologue.com/. (2) kăp puôn âq bu hôm “cắn bốn người rồi” (1.1) pai sâu đơk “con chó dữ ” (1.2) au “này” (1.1.1) pai sâu “con chó” (1.1.2) đơk “dữ” (1.1.1.1) pai “con” (1.1.1.2) sâu “chó” (2.1) kăp puôn âq bu “cắn bốn người” (2.2) hôm “rồi” (2.1.1) kăp “cắn” (2.1.2) puôn âq bu “bốn người” (2.1.2.1) puôn âq “bốn” (2.1.2.2) bu “người” (2.1.2.1.1) puôn “bốn” (2.1.2.1.2) âq “nhiều” (đặt sau số từ, từ 2 trở lên) Như vậy: Ngữ đoạn (1) gồm có bốn từ, bao gồm hai ngữ đoạn (1.1) và (1.2). Phân tích ngữ đoạn (1.1), ta sẽ có hai ngữ đoạn nhỏ hơn (1.1.1) và (1.1.2). Ngữ đoạn (1.1.2) chỉ gồm một từ. Phân tích ngữ đoạn (1.1.1), ta sẽ có hai ngữ đoạn nhỏ hơn nữa là (1.1.1.1) và (1.1.1.2). Mỗi ngữ đoạn cũng chỉ có một từ. Làm thao tác như vậy với ngữ (2) ta sẽ có kết quả tương tự, tuy nhiên ngữ đoạn (2) có đến 4 bậc, thay vi chỉ 3 bậc như ngữ đoạn (1). Có thể hình dung quá trình phân tích ngữ đoạn (1) và (2) theo mô hình dưới đây: pai pai sâu pai sâu đơk pai sâu đơk au sôr đơk au kăp kăp puôn âq bu kăp puôn âq bu hôm puôn puôn âq puôn âq bu hôm âq bu 3. Hoạt động của ngữ đoạn trong câu gắn liền với chức năng biểu hiện của câu: các ngữ đoạn chỉ sự tình và những tham tố (người/vật) tham dự sự tình ấy. Ngữ đoạn danh từ hay danh ngữ chuyên biểu hiện các tham tố của sự tình và giữ một chức năng cú pháp trong câu. Ví dụ: Trong câu Nar au, pai sâu đơk au kăp puôn âq bu hôm. các danh ngữ giữ các chức năng cú pháp sau: - Chủ ngữ: pai sâu đơk au - Trạng ngữ: nar au - Bổ ngữ: puôn âq bu hôm Các danh ngữ trên biểu hiện các tham tố của sự tình kăp, trong đó danh ngữ pai sâu đơk au và puôn âq bu hôm là tham tố cần yếu, danh ngữ nar au là tham tố bổ sung. 4. Một danh ngữ trong tiếng Stiêng có thể gồm các thành tố sau: - Thành tố trung tâm là danh từ; - Thành tố phụ, là định ngữ. Các định ngữ của danh từ được phân bố thành hai loại: - Định ngữ trước trung tâm: định ngữ chỉ lượng hay lượng ngữ; - Định ngữ sau trung tâm: định ngữ hạn định. 3 5. Thành tố trung tâm: danh từ. Có thể có các loại danh từ sau: 5.1 Danh từ đơn vị: là loại danh từ có thể được lượng hoá bằng một lượng ngữ; chẳng hạn: nar “ngày”, măng “đêm”, tơm “cây”, pai “con”, plây “trái, quả”, đum “cục”, plơp “tờ”, grăp “hột”, mlăm “cái, chiếc”, phung “bầy, đàn”, ....Các thuộc tính cơ bản của danh từ đơn v: 5.1.1 Danh từ đơn vị trong tiếng Stiêng được hạn định về số lượng: - Số đơn của danh từ đơn vị được biểu thị bằng các từ như di “một, mỗi” hoặc sự vắng mặt của từ chỉ lượng ở phía trước: di nar “một ngày”, di bu “mỗi người, một người”, đum maih “cục vàng”, plơp kơđaih “tờ giấy”,... - Số phức của danh từ được biểu thị bằng những từ chỉ số nhiều như phung “những, các”, muôi bar “một vài”,...bố trí trước danh từ đơn vị: phung tơm “những (các) cây”, muôi bar pai “một vài con”,... 3 David D. Thomas đã mô tả cấu trúc danh ngữ tiếng Chrau, một ngôn ngữ họ hàng của tiếng Stiêng, như sau: Numeral - Classifier - Head – Modifier. Nhóm từ chỉ loại (classifier slot) không được xem là trung tâm mà chỉ là thành tố phụ trước trung tâm head) - David D. Thomas, Chrau Grammar, Univ. of Hawaii Press, 1971. Riêng những từ chỉ số từ số hai (2) trở lên thì đi ngay sau từ chỉ số ấy có thể có từ đi kèm âq/âk (nhiều); chẳng hạn: bar âq pai sâu “hai con chó”, prăm jât âq plơp kơđaih “năm chục tờ giấy”. 5.1.2 Danh từ được hạn định về loại, về đặc trưng hay được chỉ xuất: ‘broăq au “việc này”, đah ti “bên kia”, pai nê “con kia”, ... ‘broăq ma hê ê “việc mà tôi làm”, ‘broăq lăng “điều hay, tốt”, dah a kiêu “bên trái”,... 5.2 Danh từ khối: là loại danh từ không thể được lượng hoá bằng một lượng từ và các ngữ chỉ số; chẳng hạn: iêr “gà”, da “vịt”, phao “súng”, trong “đường”, gong “chiêng”, maih “vàng”... Danh từ khối có những thuộc tính cú pháp sau đây: 5.2.1 Trong tiếng Stiêng, danh từ khối không kết hợp với lượng ngữ chỉ số; chẳng hạn: *muôi iêr (mà phải là di pai iêr), *bar âq phao (mà phải là bar âq lăm phao),... 5.2.2 Danh từ khối có thể kết hợp với lượng ngữ không bao hàm số leq dưng leq “tất cả”; chẳng hạn: leq dưng leq gong “tất cả chiêng”, leq dưng leq phao “tất cả súng”. 6. Định ngữ trước trung tâm: Định ngữ trước trung tâm của danh ngữ tiếng Stiêng là các từ chỉ số hay lượng ngữ có chức năng lượng hoá danh từ. Các từ chỉ số trong tiếng Stiêng gồm: muôi, bar, pe, puôn, prăm, prao, poh, pham, sin, mât, jât “một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, chục”, nggơl “nửa, rưỡi”. Như đã nói, sau các từ chỉ số từ hai (2) trở lên có thể kèm thêm từ âq/âk; chẳng hạn: poh âq pai da “bảy con vịt”, puôn âq plơp kơđaih “bốn tờ giấy”,... Trong trường hợp đếm thì âq/âk có thể biến thành từ chỉ loại thay cho những từ chỉ loại gốc; chẳng hạn: bar âq pai da > bar âq “hai con (vịt). Riêng từ nggơl thì ngoài nghĩa “nửa” (chẳng hạn: nggơl plơp kơđaih “nửa tờ giấy”) và đặt trước danh từ đơn vị hoặc, trong một số trường hợp, đặt trước danh từ khối (chẳng hạn nggơl trong “nửa đường”) còn có nghĩa “rưỡi”. Nggơl trong trường hợp này đứng ngay sau đơn vị nó hạn định và có nghĩa “cộng thêm một lượng bằng một nửa đơn vị ấy”; chẳng hạn: di cai nggơl dak “một chai rưỡi nước”, di rbăn nggơl “một ngàn rưỡi”. Ngoài ra, trước danh từ trung tâm còn có thể có những lượng ngữ chỉ số lượng không xác định như: muôi bar “một vài”, âq/âk “nhiều”, hôiq “ít”, âq/âk đăt, âq/âk ngăn “rất nhiều, nhiều quá, nhiều lắm”, hôiq đăt, hôi ngăn “rất ít, ít quá, ít lắm”,... Chẳng hạn: muôi bar bu âq “một vài người”, âq pai da “nhiều con vịt”, hôiq ngăn bu gưt cư “ít người biết chữ”;... 7. Định ngữ sau trung tâm: Các định ngữ có thuộc tính cú pháp là hạn định danh từ trung tâm và ở sau danh từ trung tâm. Có các loại định ngữ sau: - Định ngữ chỉ loại: ở ngay sau danh từ trung tâm; chẳng hạn: di plơp kơđaih “một tờ giấy” trong lưt “đường mòn” di mlăm trong lưt “một con đường mòn” - Định ngữ chỉ đặc trưng gồm các định ngữ đứng liền sau các định ngữ chỉ loại. Các đặc trưng được hạn định có thể là các đặc trưng về nguồn gốc, hình dáng, phẩm chất,...;chẳng hạn: di mlăm phao jong “một khẩu súng dài” phung pai da cim ma sa năm mhê “những con vịt nuôi để ăn năm mới” - Định ngữ chỉ xuất: thường ở cuối danh ngữ. Định ngữ chỉ xuất có vai trò trực chỉ hoặc hồi chỉ trung tâm danh ngữ; chẳng hạn: pai au, pai sôr au, pai sôr lơmăng au, pai sôr lơmăng lut jâng au (con này, con heo này, con heo béo này, con heo béo cụt chân này) Bu ur lăng geh sêk sâu nê (người con gái đẹp có chiếc răng khểnh này) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt, tiếng - từ ghép - đoản ngữ (in lần thứ hai), Nxb. ĐH&THCN, 1981. 2. David D. Thomas, Chrau Grammar, Univ. of Hawaii Press, 1971. 3. Cao Xuân Hạo, Ngữ đoạn và cấu trúc của ngữ đoạn, bản đánh máy. 4. Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb. KHXH, 1991. 5. Phạm Thị Thanh Phương, Cụm từ trong tiếng Mạ, Tiểu luận tốt nghiệp đại học, Trường ĐHTH TP.HCM, 1990. 6. Bùi Tất Tươm (chủ biên), Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm, Giáo trình Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, 1997. This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Atlat Địa lí Việt Nam Mẫu sơ yếu lý lịch Thực hành Excel Đồ án tốt nghiệp Hóa học 11 Tài chính hành vi Trắc nghiệm Sinh 12 Bài tiểu luận mẫu Lý thuyết Dow Đơn xin việc Đề thi mẫu TOEIC Giải phẫu sinh lý adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » Học Tiếng Stiêng